Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (tt) (Trang 40 - 46)

Thứ nhất, nâng cao trình độ, năng lực của các chủ thê tham gia thực hiện nguyên tắc tranh tụng, cụ thể là Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, đội ngũ luật sư.

Đối với các chủ thể tiến hành tố tụng, bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thì họ thực sự cần phải có tinh thần trách nhiệm, có ý thức bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của cơng dân. Vì vậy, việc kiện tồn đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án, Kiểm sát viên Viện kiểm sát, Điều tra viên và đội ngũ luật sư là yếu tố cần thiết để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng được thực hiện có hiệu quả.

- Đối với việc nâng cao trình độ của đội ngũ Kiếm sát viên.

Kiểm sát viên cần phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện kỹ năng chun mơn, nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu các văn bản pháp luật, nghiên cứu hồ sơ vụ án kỹ lưỡng và có khoa học, kết họp các kỹ năng khác để việc tranh tụng tại phiên tòa đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt phải trang bị các kỹ năng để luôn chủ động trong việc xét hỏi và thẩm tra các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, kết hợp với việc xét hỏi phải phân tích lập luận làm rõ sự không họp lý trong ý kiến của luật sư bào chữa và bị

35 5

cáo đưa ra để bảo vệ bản cáo trạng. Phải rèn luyện các kỹ năng luận tội, đối đáp thể hiện sự dân chủ, khách quan và tôn trọng những người tham gia tố tụng.

- Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

TAND tối cao, TAND địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ xét xử và kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự cho đội ngũ Thẩm phán.

Bên cạnh đó cần có biện pháp xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình.

- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ luật sư.

Đối với luật sư, cần phải có một quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghê đặc biệt đê nâng cao vai trò và lòng tin của khách hàng đôi với luật sư. Phân loại luật sư theo hướng luật sư chuyên môn theo lĩnh vực, luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng.

Thứ hai, đảm bảo cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ phù hợp với những người tiến hành to tụng

Để hoạt động xét xử, hoạt động tranh tụng của Thẩm phán, KSV có chất lượng và hiệu quả, cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất cần thiết về chế độ tiền lương, trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỹ thuật...Ở

36 6

một số nước đang phát triển như Brazil lương thẩm phán cao gấp 33 lần mức lương trung bình; tại Ecuador là 18 lần; tại Pêru là 14 lần... Với sự đảm bảo về vật chất này sẽ hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực đối với Thẩm phán trong vấn đề độc lập xét xử.

Do vậy, bên cạnh việc đầu tư cho các yếu tố bên trong, còn phải đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ chính sách cho chủ thể thực hiện quyền tư pháp. Cụ thể, hiện nay cơng chức Tịa án, Viện kiểm sát đang được đánh đồng là cơng chức nói chung theo luật cán bộ, công chức, nên dẫn đến việc chi trả tiền lương và các chính sách khác cũng được đánh đồng như vậy. Trong khi đó, những người tiến hành tố tụng đang phải gánh một khối lượng công việc và trách nhiệm khi tiến hành tố tụng rất lớn, địi hỏi phải có những quy định về tiền lương và chế độ, chính sách mang tính đặc thù đối với từng chủ thể trong quy trình tố tụng đủ để đảm bảo chăm lo tốt cho đời sống vật chất và tinh thần, quyết tâm đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực. Bên cạnh đó, phương tiện làm việc của cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay cũng chưa được quan tâm đúng mức, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xét xử vẫn còn rất lạc hậu, việc đầu tư xây dựng các cơng trình, trang thiết bị làm việc và bố trí phịng xét xử uy nghiêm, hiện đại, thư viện pháp luật dành riêng cho hoạt động xét xử và tất cả những chủ thể tham gia tố tụng, cũng chưa có. Do đó, việc cung cấp và trang bị cơ sở vật chất,

37 7

trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tranh tụng cũng rất cần thiết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho yếu tố con người hồn thành vai trị của mình.

Thứ ba, nâng cao nhận thức về thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong các phiên tòa xét xử vụ án hình sự

Đe nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm ngày càng được hoàn thiện từ khâu xây dựng các quy định của pháp luật đên khâu áp dụng trên thực tiễn, đòi hỏi các nhà lập pháp phải đổi mới nhận thức, tư duy về tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng để xây dựng thống nhất hệ thống các quy phạm pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa. Sự nhận thức đúng đắn của các nhà làm luật khi ban hành các quy định của pháp luật về tranh tụng là khâu quan trọng quyết định đến quá trình áp dụng trên thực tế của nguyên tắc này trong xét xử các vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, các cơ quan, những người áp dụng pháp luật, những người tiến hành tố tụng phải nhận thức được vai trị, vị trí của mình thì việc áp dụng pháp luật về tranh tụng mới đạt được hiệu quả. Các chủ thể tham gia tố tụng cần nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của mình trong q trình tham gia tố tụng. Từ đó, sẽ giúp họ chủ động tham gia tranh tụng, tránh tình trạng ép cung, mớm cung hay bức cung nhục hình, làm giảm tình trạng xét xử oan sai người vơ tội, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Ngoài ra, tất cả mọi người trong xã hội cần

38 8

phải hiểu và nhận thức được vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc tranh tụng tại phiên tịa, để góp phần thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình để có thể tự bảo vệ được chính bản thân mình. Do đó, việc nâng cao nhận thức về thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại các phiên tịa xét xử vụ án hình sự là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình áp dụng nguyên tắc trên thực tế. Các chủ thể tiến hành cũng như chủ thể tham gia tố tụng cần phải hiểu được vị trí, vai trị quan trọng của tranh tụng trong q trình tố tụng để từ đó có thể thực hiện hết nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của mình.

Đồng thời, việc tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật. Trong tố tụng hình sự, bằng việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trị của Tồ án, người bào chữa, KSV, các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng...cũng góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên tồ. Để thực hiện được điều đó thì cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của q trình thi hành pháp luật và có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

KÊT LUẬN

39 9

Trong hoạt động tơ tụng nói chung và tơ tụng hình sự nói riêng, Tịa án giữ vai trị là trung tâm. Có thể nói, hoạt động xét xử tại phiên tịa đuợc xem là hoạt động quan trọng nhất. Thơng qua phiên tịa, các chức năng cơ bản của tố tụng được bảo đảm thực hiện một cách rõ nét, cơng khai, dân chủ và bình đẳng. Hội đồng xét xử thực hiện chức năng của mình bằng việc đưa ra những phán quyết khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên toà.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ luật TTHS năm 2015 thừa nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự như hiện nay là xuất phát từ thực tiễn khách quan, phù họp với tốc độ phát triển, hội nhập của đất nước, đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp đặt ra. Đây chính là cơ chế tốt nhất để bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của những người tham gia tố tụng, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong thực tiễn và làm thế nào để bảo đảm nguyên tắc này được thực hiện có hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tịa, phát huy mặt tích cực của ngun tắc này đòi hỏi nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn.

Trong phạm vi giới hạn của đề tài, luận văn chưa có điều kiện

40 0

nghiên cứu chun sâu và tồn diện về vấn đề xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật của nguyên tắc. Những kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong xét xử các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung, góp phần nhỏ trong cơng cuộc cải cách tư pháp của nước ta.

41 1

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (tt) (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w