hành tố tụng, họ có thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp ngăn chặn tạm giam) nhưng họ chưa thực sự làm tốt công việc tham mưu, đề nghị với Chánh án, Phó Chánh án trong việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam. Thực tế những sai sót này trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có nguyên nhân xuất phát từ năng lực, trình độ yếu kém của chính Thẩm phán đó, chính trình độ năng lực hạn chế của Thẩm phán đã dẫn đến việc phân loại xử lý ban đầu để quyết định tiếp tục giam bị cáo hay thay đối biện pháp ngăn chặn cho bị cáo tại ngoại hoặc cho bị cáo đặt tiền, tài sản;
nếu xét thấy bị cáo cố tình trốn tránh gây khó khăn cho việc xét xử thì có thể bắt để tạm giam bị cáo. BLHS cũng như BLTTHS đã quy định những chế định, thủ tục đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội là hoạt động rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động trong đó có các nguyên nhân chủ quan từ phía Thẩm phán nếu hồ so vụ án đang trong giai đoạn xét xử so thẩm. Thực tế có trường hợp do tình cảm nể nang, lợi ích cá nhân của Thẩm phán đã ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng. Đa số các Thẩm phán được giao giải quyết vụ án đều có ý thức trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật song bên cạnh đó vẫn cịn có những vi phạm về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất sa sút, vi phạm thủ tục tố tụng và những quy định của ngành làm trái pháp luật dẫn đến mất lòng tin ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Tồ án.