.Các tiêu chí và thang đo kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học phân hóa để thiết kế một số chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 84)

Kết quả của quá trình thực nghiệm sƣ phạm đƣợc đánh giá thông qua kết quả học tập, sự phát triển của trí tuệ, hành vi, thái độ học tập của HS.

Về đánh giá kết quả học tập (NLNT): tác giá phân tích và đánh giá các bài kiểm tra 1 tiết sau khi giảng dạy mỗi chuyên đề học tập. Có 4 mức điểm để đánh giá NLNT của HS

Mức điểm yếu: <5

Mức điểm trung bình : 5 6,9 Mức điểm khá : 7  8,9 Mức điểm giỏi: 9  10

Sau khi phân tích kết quả thu đƣợc, tác giả so sánh kết quả học tập của 2 nhóm lớp đƣợc chọn làm ĐC và TN để tìm ra sự khác biệt trong các mức điểm để có cơ sở đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp dạy học truyền thống so với phƣơng pháp DHPH.

Về sự phát triển trí tuệ, thái độ học tập của HS.

GV đánh giá thơng qua phân tích những ghi chép về sự thay đổi trong thái độ học tập, hành vi của học sinh, hiệu quả làm việc nhóm và thơng qua các sản phẩm học tập của HS. Trong đó các sản phẩm học tập của học sinh đƣợc đánh giá ở các mức Chưa đạt, đạt yêu cầu, sáng tạo, xuất sắc. Sản phẩm học tập của học sinh tùy thuộc vào KTT và sự lựa chọn của học sinh. Ví dụ: nếu học sinh có thế mạnh về ngơn ngữ thì sản phẩm học tập có thể là các bài luận, bản báo cáo, kịch bản đóng vai, kể chuyện, q trình tranh luận khi thực hiện nhiệm vụ..,nếu học sinh có thế mạnh về khơng gian thì đánh giá qua sản phẩm là sơ đồ tƣ duy, tranh vẽ hay bản đồ minh họa, ảnh chụp, ảnh sƣu tập..

3.6. Kết quả quá trình thực nghiệm sƣ phạm

3.6.1. Kết quả định lượng.

Từ kết quả các bài kiểm tra sẽ cho thấy hiệu quả của quá trình thực nghiệm. Sau khi kiểm tra 02 bài, tác giả thu thập và tổng hợp kết quả thu đƣợc, phân tích số liệu trên phần mềm excel. Trƣớc hết tác giả phân tích các bài kiểm tra thu đƣợc về các tham số thống kê nhƣ trung bình , trung vị, độ lệch chuẩn, độ nhọn.. để kiểm định dạng phân phối điểm của các bài kiểm tra. Tiếp theo, tác giả so sánh số lƣợng, tuần suất học sinh đạt các mức điểm Yếu, Trung bình, khá, giỏi giữa 2 nhóm lớp ĐC và TN rút ra kết luận về hiệu quả dạy học của DHPH so với DH truyền thống.

* Xác định dạng phân phối phổ điểm.

Khi phân tích các tham số thống kê, độ lệch chuẩn (Standard Deviation), độ nghiêng (Skewness), Trung bình, trung vị cho thấy dạng phân phổ điểm củ các bài kiểm tra. Nếu các bài kiểm tra thuộc dạng phân phối phổ điểm chuẩn thì các số liệu thống kê mới có ý nghĩa. Độ lệch chuẩn cho thấy độ phân tán của điểm trong các bài kiểm tra. Nếu độ lệch chuẩn thấp thì thể hiện đồng đều cao, cho thấy mức độ nhận thức của HS lớp đƣợc kiểm tra gần tƣơng đƣơng nhau. Còn các giá trị: độ nghiêng càng gần bằng 0 và giá trị trung bình, trung vị gần bằng nhau thì phổ điểm thuộc dạng phân phối chuẩn (19).

Bảng 3-1: Các tham số thống kê các bài kiểm tra giữa lớp ĐC và TN

Các tham số thống kê ĐC 1 TN 1 ĐC 2 TN 2

Mean (Giá trị trung bình) 5,8 6,2 6,2 7,2

Median (Số trung vị) 5,7 6,2 6,2 7,175

Standard Deviation (Độ

lệch chuẩn) 1,2 1,2 1,28 1,17

Skewness (Độ nghiêng) 0,1 0,2 0,34 0,20

Từ bảng phân tích trên nhận thấy ở các bài kiểm tra, giá trị trung bình và trung vị gần bằng nhau, độ nghiêng gần bằng không, độ lệch chuẩn thấp xấp xỉ bằng 1. Nhƣ vậy số liệu thu đƣợc ở các bài kiểm tra thuộc dạng phân phối phổ điểm chuẩn, mức độ đồng đều trong nhận thức của HS các lớp khảo sát rất cao và có thể sử dụng số liệu các bài kiểm tra để phân tích hiệu quả của phƣơng pháp DHPH.

Phân tích sự khác biệt về tần số HS đạt ở các mức điểm qua hai lần kiểm tra:

Để thấy rõ hơn hiệu quả của DHPH khi áp dụng cho nhóm lớp TN, tác giả phân tích sự khác biệt giữa tần suất số HS đạt ở các mức điểm giữa 2 lần kiểm tra và giữa hai nhóm lớp ĐC và TN. 0.18 0.67 0.12 0.03 0.08 0.72 0.15 0.05 0.07 0.6 0.28 0.05 0 0.5 0.27 0.23 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8

Yếu Trung bình Khá Giỏi

ĐC 1 ĐC 2 TN1 TN2

Sau 2 lần kiểm tra có thể thấy rất rõ sự khác biệt giữa nhóm lớp ĐC và Nhóm lớp TN. Ở nhóm lớp ĐC giữa 2 lần kiểm tra không thấy sự thay đổi rõ rệt, mức điểm yếu có giảm từ 18% (ĐC1) xuống cịn 8% (ĐC2), mức trung bình ĐC 2 tăng 5 % so với ĐC1, mức khá thì ĐC 2 tăng 3 % so với ĐC1 và mức giỏi cũng chỉ tăng 2 % so với ĐC 1. Tuy nhiên ở nhóm lớp TN đƣợc áp dụng phƣơng pháp DHPH thì có sự tiến bộ rất rõ rệt trong điểm số của các em HS, ở TN2 mức yếu và trung bình giảm hẳn, mức khá và giỏi thì tăng lên rất nhiều so với TN1. Cụ thể là ở mức điểm yếu từ 7% ở TN1 giảm xuống còn 0% ở TN2, mức điểm trung bình ở TN2 giảm 10% so với TN1, còn mức khá TN2 tăng 1% so với TN1, đặc biệt ở mức giỏi ở TN 2 tăng 18% so với TN1.

Phân tích sự khác biệt về tần số HS đạt ở các mức điểm giữa 2 nhóm lớp TN và ĐC

Nếu so sánh tần số các mức điểm giữa hai nhóm lớp TN và ĐC thì đƣợc kết quả theo biểu đồ sau:

0,13 0,69 0,14 0,04 0,04 0,55 0,27 0,14 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8

Yếu Trung bình Khá Giỏi

ĐC TN

Biểu đồ 3-3. So sánh tần số các mức điểm giữa 2 nhóm lớp TN và ĐC.

Biểu đồ so sánh tần số các mức điểm giữa 2 nhóm lớp thể hiện rõ tín hiệu vui từ nhóm lớp TN. Cụ thể, tần số HS đạt điểm yếu giảm đáng kể từ 13% ở lớp ĐC giảm còn 4% ở lớp TN (giảm 9%), Tần số HS đạt mức điểm trung bình lớp TN cũng giảm 14% so với lớp ĐC. Ngƣợc lại, tần số HS đạt mức khá lại tăng lên từ 14

% ở lớp ĐC tăng lên 27% ở lớp TN (Tăng 13%), tần số HS đạt mức Giỏi lớp TN tăng 10% so với lớp ĐC. Nhƣ vậy, cùng kiểm tra lƣợng kiến thức nhƣ nhau nhƣng ở nhóm lớp TN tần số HS đạt mức điểm yếu, trung bình giảm rõ rệt, trong khi mức Khá giỏi tăng lên so với nhóm lơp ĐC. Điều này khẳng định hiệu quả của phƣơng pháp dạy học phân hóa ở nhóm lớp TN là rất tích cực. Phân tích kết quả các bài kiểm tra cũng cho thấy độ đồng đều của nhóm lớp TN cao hơn so với nhóm lớp ĐC Thêm nữa mức điểm thấp nhất và mức điểm cao nhất, điểm trung bình ở lớp TN cũng cao hơn nhiều so với lớp ĐC.

Bảng 3-2: Các tham số thống kê qua 2 lần kiểm tra Các tham số Các tham số

thống kê ĐC 1 TN 1 ĐC 2 TN 2

Mean (Giá trị trung bình) 5,8 6,2 6,2 7,2

Median (Số trung vị) 5,7 6,2 6,2 7,2

Minimum (Tối thiểu) 3,5 4,5 4 5

Maximum (Tối đa) 9,75 9,25 9,75 10

Count (Số lƣợng mẫu ) 91 92 91 92

3.6.2. Kết quả dịnh tính.

Quan sát và theo dõi học sinh ở nhóm lớp TN qua các tiết học, tác giả nhận thấy các em có sự thay đổi rất rõ về thái độ, hành vi, nhận thức, khả năng giao tiếp và kết quả học tập.

Về thái độ học tập.

Hầu hết các em trong nhóm lớp TN đều vui vẻ với các tiết học. Mỗi tiết học đều đƣợc các em háo hứng chờ đợi và hƣởng ứng các hoạt động nhiệt tình, có trách nhiệm, tập trung cao vào các nội dung học tập. Các em có NLNT khác nhau nhƣng đều đƣợc chấp nhận, động viên khích lệ nên các em đều tự tin thực hiện nhiệm vụ học tập và thoải mái chia sẻ cũng nhƣ học hỏi cô giáo và các bạn. Cuối mỗi chủ đề các em đƣợc lựa chọn sản phẩm học tập kết nối kiến thức với thực tiễn tùy theo PCTT của mình, vì vậy các em thích thú thực hiện, chủ động lựa chọn théo thế

mạnh của mình, hồn thành nhiệm vụ sớm, với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết với nhau khi các thành viên trong nhóm đều cùng chung sở thích hoặc thế mạnh. Về hành vi, nhận thức của HS.

Ở DHPH, các hoạt động học tập đƣợc thiết kế riêng phù hợp với từng đối

tƣợng HS theo NLNT nên khơng q khó với HS yếu, trung bình, khơng q dễ với HS khá giỏi. Cho nên, các em HS rất tích cực tham gia khơng ngại khó, ngại khổ. Dƣới sự hƣớng dẫn của GV, các em HS đã biết cách phân cơng nhiệm vụ nhóm, sắp xếp trình tự thực hiện nhiệm vụ một cách hợp lý từ đơn giản đến phức tạp. Việc tìm tịi tài liệu học tập, thơng tin liên quan đến bài học cũng diễn ra chủ động hơn khơng cịn trơng chờ vào tài liệu sẵn có hoặc từ giáo viên. Trong mỗi hoạt động học tập, các em đều đƣợc tự đánh giá và đánh giá cho nhau theo tiêu chí của GV. Từ đó các em nhận thức đƣợc hiệu quả hoạt động của mình, nhóm mình đến đâu, cần khắc phục ở khâu nào, đoạn nào, bạn nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Các em tự thiết kế sản phẩm học tập của riêng mình, đƣợc khuyến khích thể hiện phong cách cá nhân vì vậy các nhiệm vụ đều đƣợc hoàn thành với tinh thần trách nhiệm cao. Từ lúc các em cịn lúng túng trong phân cơng nhiệm vụ trong nhóm, khó khăn trong q trình hợp tác với nhau thì sau đó các thành viên của các nhóm đã dần hiểu nhau hơn, hợp tác tốt hơn và tích cực chủ động hơn.

Về khả năng giao tiếp.

Ban đầu thì đa số các em, đặc biệt là các em có NLNT yếu và trung bình thì thƣờng e ngại, rụt rè thiếu tự tin, nên khơng thích tham gia các hoạt động học tập cũng nhƣ thể hiện bản thân. Các em cũng chƣa hoạt nhóm nhiều cũng nhƣ chƣa tự tin và thiếu kĩ năng trình bày, thuyết trình. Tuy nhiên, sau khi đƣợc thực hiện các nhiệm vụ học tập phù hợp với bản thân, các em trở nên tự tin, mạnh dạn hơn. Trong q trình hoạt động nhóm các em cũng dần dần hiểu nhau hơn, biết phân công công việc phù hợp với NLNT, PCHT đồng thời phát huy đƣợc thế mạnh của mỗi thành viên. Từ khi các em cịn rụt rè, ấp úng trong trình bày, thuyết trình thì dần dần các em đã mạnh dạn hơn, trình bày lƣu lốt và lozic hơn. Các nội dung đƣợc đƣa ra thảo luận nhóm và trình bày đƣợc xây dựng rõ ràng, cụ thể và logic hơn. Mối quan hệ

gữa các em đƣợc cải thiện rõ rệt, hiểu nhau hơn và tôn trong thế mạnh của nhau. Các em HS đều đƣợc công nhận năng lực và trí tuệ của bản thân.

Về kết quả học tập.

Về kết quả học tập định lƣợng đã đƣợc ghi nhận rất rõ qua điểm số các bài kiểm tra. Tuy nhiên nếu xét về kết quả định tính thì thể hiện rõ qua đánh giá sản phẩm học tập của HS. Qua ghi chép, theo dõi, đánh giá trên các tiêu chí cụ thể thì ở nhóm lớp TN các em có sự tiến bộ rõ rệt về sản phẩm học tập. Ban đầu các sản phẩm học tập cịn sơ sài, thiếu hình ảnh, thiếu các luận điểm, chƣa thống nhất, lozic, chƣa có dẫn chứng hoặc ví dụ minh họa. Dần dần sau khi học xong 2 chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn theo phƣơng pháp dạy học phân hóa, thì các sản phẩm học tập của các em hoàn thiện dần, tiến bộ sau từng tiết học. Các sản phẩm học tập rất đa dạng và phong phú phát triển theo từng thế mạnh của HS, nội dung đƣợc chuẩn bị ngày càng chính xác, hệ thống, vận dụng đƣợc kiến thức cơ bản và khai thác đƣợc từ nhiều nguồn thơng tin, trình bày thống nhất khoa học hơn, sự sáng tạo trong thiết kể, nổi bật hình ảnh màu sắc hay âm thanh. Các nội dung đƣợc sắp xếp dễ hiểu hơn hợp lý hơn. Hoạt động nhóm dần trở lên gắn kết và chuyên nghiệp hơn. Phần thuyết trình về sản phẩm đƣợc các nhóm chuẩn bị kĩ hơn, thuyết trình tự tin, mạnh dạn hơn. Mỗi khi thảo luận, các em hƣởng ứng nhiệt tình, đƣa ra các câu hỏi rất có giá trị, có tinh thần xây dựng giúp đỡ lẫn nhau để có kết quả học tập tốt nhất.

Nhƣ vậy, có thể nói, ở nhóm lớp TN, sau khi đƣợc học theo phƣơng pháp DHPH, các em HS có sự thay đổi tích cực về thái độ học tập, hành vi, nhận thức, đặc biệt có các sản phẩm học tập có chất lƣợng, có giá trị bảo đảm vận dụng nội dung kiến thức đƣợc học để vận dụng kết nối kiến thức với thực tế. Các em rèn luyện các kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, Tìm tịi, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên vẫn còn một số em chƣa thực sự nhận thức đƣợc NLNT, PCHT, KTT của bản thân. Cần quan sát, theo dõi, hƣớng dẫn hơn nữa của GV và sự dìu dắt, giúp đỡ của bạn bè.

TIỂU KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Kết quả của quá trình tiến hành thực nghiệm sƣ phạm mang lại tín hiệu tích cực trong đổi mới phƣơng pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Khi áp dụng DHPH một số chủ đề kết nối kiến thức với thực tế ở nhóm lớp TN, tác giả đã quan sát, thu thập và phân tích số liệu và khẳng định rằng: hiệu quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn hẳn so với nhóm lớp ĐC. Về kết quả định lƣợng, tác giả thấy rằng trong nhóm lớp TN các em HS có sự tiến bộ rõ rệt, tần số HS đạt mức điểm yếu, trung bình giảm, tần số HS đạt mức điểm khá giỏi lại tăng lên đáng kể ở lần kiểm tra thứ 2. Trong khi đó, nhóm lớp ĐC thì kết quả khơng thay đổi nhiều giữa hai bài kiểm tra. Về kết quả định tính, qua theo dõi, quan sát, đánh giá bằng tiêu chí cụ thể, tác giả nhận thấy sự thay đổi tích cực về thái độ học tập, hành vi, nhận thức, khả năng giao tiếp ở nhóm lớp đƣợc chọn làm thực nghiệm. Trong DHPH mọi NLNT, PCHT, KTT đều công nhận, các hoạt động học tập đƣợc thiết kế phù hợp, công phu, đa dạng… HS đƣợc khuyến khích thể hiện khẳng định bản thân. Cho nên các em rất hứng thú, nhiệt tình hƣởng ứng tiết học, hăng hái tham gia các hoạt động học tập, tự tin trình bày sản phẩm của mình. Các sản phẩm học tập cũng ngày càng đa dạng, phong phú, chính xác về nội dung, sáng tạo trong thiết kế, logic trong trình bày. Có thể khẳng định rằng DHPH là phƣơng pháp dạy học rất cần thiết trong quá trình đổi mới phƣơng pháp, nâng cao chất lƣợng dạy và học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của dạy học phân hóa dựa trên những cơng trình nghiên cứu khoa học trong và ngồi nƣớc. Đó cũng là căn cứ để áp dụng quá trình DHPH trong giảng dạy sinh học ở THPT. Luận văn cũng tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế của dạy học phân hóa, dạy học theo chủ đề kết nối kiến thức làm cơ sở thực tiễn đề nghiên cứu đề tài.

2. Đã thiết kế đƣợc quy trình DHPH các chủ đề kết nối kiến thức với thực tế sao cho phù hợp với nhiều đối tƣợng HS về NLNT, PCHT, KTT.

3. Đề xuất đƣợc một số chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn có thể DHPH trong chƣơng trình sinh học 10, trung học phổ thơng và thiết kế đƣợc 03 kế hoạch bài dạy theo DHPH theo chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn trong chƣơng trình sinh học 10.

4. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm DHPH chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn ở nhóm lớp TN với 92 HS. Sau khi tiến hành kiểm tra, phân tích kết quả học

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học phân hóa để thiết kế một số chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)