Bảng Tỷ lệ phân loại các KTT của HS nhóm lớp TN

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học phân hóa để thiết kế một số chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 49 - 58)

Kiểu trí tuệ Số lƣợng Tỉ lệ 1. Khơng gian 11 11,9% 2. Hình thể - Động Năng 16 17,3% 3. Logic – Toán 15 16,3% 4. Giao tiếp 13 14,1% 5. Nội Tâm 8 8,6% 6. Tự nhiên học 9 9,7% 7. Âm nhạc 9 9,7% 8. Ngôn ngữ 11 12,4%

2.2.2.2. Xây dựng chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn.

Có thể nói việc tích hợp các nội dung bài học hoặc học phần thành một Chủ đề dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn là rất cần thiết hiện nay. Mỗi chủ đề giáo viên cần xác định những kiến thức kết nối với thực tiễn để các em HS có thể xâu chuỗi, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tƣợng trong thực tế. Nhờ đó mà việc hiểu bài và tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng hơn, các em thấy hứng thú với môn học hơn. Sau khi xây dựng nội dung của chủ đề, GV cần xác định rõ ràng mục tiêu dạy học của chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ sao cho HS có thể đƣợc đón

nhận kiến thức có hệ thống, nâng cao năng lực chung cũng nhƣ năng lực riêng của môn học. Từ nội dung và mục tiêu dạy học của chủ đề, GV sẽ có cơ sở để xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học phù hợp.

Ví dụ :

Khi dạy học về chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân, giảm phân trong chƣơng trình sinh học 10, có thể tích hợp các nội dung này thành chủ đề “ Phân bào” giúp các em hình dung ra quá trình sinh sản của tế bào cơ chế phân bào gồm có kì trung gian, quá trình nguyên phân ở tế bào sinh dƣỡng giúp sinh vật sinh trƣởng, phát triển, quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục giúp sinh vật sinh sản duy trì sự tồn tại của loài. Trong chủ đề này giáo viên xác định các nội kết nối kiến thức với thực tế nhƣ:, Ứng dụng của sinh sản vơ tính ở động vật và thực vật trong thực tế (tạo giống mới..), Giải thích hiện tƣợng thời gian phân chia khác nhau của các tế bào cùng 1 cơ thể hoặc khác lồi, Giải thích đƣợc sự phân chia tế bào một cách khơng bình thƣờng có thể dẫn đến ung thƣ, Giải thích ý nghĩa của giảm phân: Kết hợp với nguyên phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ổn định bộ NST của loài sinh sản hữu tính…..

Sau khi xây dựng nội dung của chủ đề, cần xác định mục tiêu dạy học cụ thể về các mức độ kiến thức mà học sinh cần đạt đƣợc: mức nhận biết, mức thông hiểu, mức vận dụng nhƣ sau:

- Mức nhận biết:

Trình bày đƣợc khái niệm chu kỳ tế bào.

Nêu đƣợc các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào,

Trình bày đƣợc những diễn biến chính của các kỳ của nguyên phân, giảm phân.

Nêu ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân đối với sinh vật và thực tiễn. - Mức thông hiểu:

Phân biệt những điểm khác biệt giữa nguyên phân ở tế bào thực vật và tế bào động vật,.

Phân tích sự hình thành giao tử ở các động vật sinh sản hữu tính - Mức vận dụng:

Ứng dụng của sinh sản vơ tính ở động vật và thực vật trong thực tế ( tạo giống mới..)

Giải thích hiện tƣợng thời gian phân chia khác nhau của các tế bào cùng 1 cơ thể hoặc khác lồi.

Giải thích đƣợc sự phân chia tế bào một cách khơng bình thƣờng có thể dẫn đến ung thƣ.

Giải thích ý nghĩa của giảm phân: Kết hợp với nguyên phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ổn định bộ NST của loài sinh sản hữu tính…..

Làm mơ hình ngun phân và giảm phân bằng các ngun liệu đơn giản, dễ tìm.

2.2.2.3. Xác định hình thức tổ chức dạy học, phương pháp,phương tiện dạy học, tài liệu học tập.

Căn cứ vào nội dung chủ đề, mục tiêu đã đƣợc xác định trƣớc đó và tình hình cụ thể của lớp học mà GV lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cũng nhƣ các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học phù hợp. Trong dạy học phân hóa, các PPDH, các phƣơng tiện dạy học khi lựa chọn phải phù hợp với NLNT, PCHT, KTT của học sinh. Đối với trƣờng THPT Mê Linh nơi tác giả đang cơng tác thì là trƣờng thì cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng nhƣ thiết bị cá nhân nhƣ điện thoại thơng minh, máy tính ..của học sinh cịn hạn chế nên tác giả lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cá nhân kết hợp với dạy học theo nhóm, để các em học sinh chia sẻ thông tin, hợp tác làm việc cùng nhau sao cho hiệu quả tốt. Các nhóm HS sẽ đƣợc phân chia ngẫu nhiên hoặc theo NLNT, PCHT, KTT. Còn về phƣơng tiện dạy học và tài liệu học tập: giáo viên cần chuẩn bị phƣơng tiện dạy, tài liệu học tập học đa dạng, các thiết bị dạy học phong phú để đáp ứng nhu cầu khác nhau của HS theo PCHT và KTT.

Ví dụ:

Khi dạy chủ đề Phân bào, sinh học 10, sách cơ bản.Về hình thức tổ chức dạy học theo nhóm.

Về phương pháp dạy học:

GV lựa chọn các PP dạy học học theo dự án kết hợp với các kĩ thuật dạy học theo trạm, kĩ thuật mảnh ghép và dạy học theo góc: Ở hoạt động tìm hiểu về kỳ trung gian, GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép,cịn ở hoạt động tìm hiểu quá trình nguyên phân và hoạt động tìm hiểu quá trình giảm phân thì GV sử dụng kĩ thuật dạy học góc nhằm có thể cho HS lựa chọn tài liệu học tập phù hợp với khả năng của mình, phần vận dụng thì GV giao dự án cho học sinh có thể tự lựa chọn sản phẩm học tập, tự do phát huy đƣợc thế mạnh trí tuệ của bản thân.

Về phương tiện, tài liệu học tập dạy học:

GV chuẩn bị các phƣơng tiện và tài liệu học tập dạy học nhƣ bảng nhóm, máy chiếu, tranh hình, mơ hình, video, sơ đồ tƣ duy..nhằm tạo hứng thú, kích thích khả năng tự học, nghiên cứu, hợp tác và tự tin thể hiện thế mạnh của bản thân HS.

2.2.2.4. Tổ chức hoạt động dạy và học:

Trong q trình dạy học phân hóa GV thiết kế kế hoạch dạy học chi tiết và thiết kế các nhiệm vụ học tập phân hóa theo NLNT, KTT, PCHT của HS. Việc thiết kế các nhiệm vụ học tập phân hóa căn cứ theo từng cá nhân HS vì vậy cần đầu tƣ thời gian, cơng sức và phù hợp với từng học sinh, khơng q khó với HS này hoặc không quá dễ với HS khác, không nhàm chán và cũng phát huy tối đa năng lực và trí tuệ của học sinh.

- Thiết kế nhiệm vụ học tập kết nối kiến thức với thực tiễn phù hợp với NLNT

của học sinh.

Trong mỗi hoạt động dạy học, giáo viên nên thiết kế nhiệm vụ học tập phù hợp với NLNT của học sinh. Căn cứ vào khảo sát đầu năm và hồ sơ theo dõi học sinh, GV thiết kế nhiệm vụ học tập dành riêng cho HS Yếu – Trung Bình và HS Khá – Giỏi. Các em học sinh Yếu – Trung Bình các nhiệm vụ học tập ở mức độ nhận biết và thơng hiểu sao cho khơng q khó đối với các em, giúp các em tự tin hơn, giảm áp lực học tập. Đối với các em khá, giỏi thì nhiệm vụ học tập ngoài mức

độ nhận biết và thơng hiểu cịn có mức độ Vận dụng kiến thức để phân tích, giải thích các nội dung học tập, khi đó các em khơng bị nhàm chán bởi những nhiệm vụ quá dễ mà bị kích thích, tƣ duy và sáng tạo. Nhƣ vậy, các nhiệm vụ học tập đƣợc phân hóa sẽ tiếp cận “ vùng phát triển gần nhất” của HS nhằm giúp các em dần dần tiến bộ và nâng cao năng lực, nhận thức của mình.

Ví dụ: Khi dạy chủ đề “ Thành phần hóa học trong tế bào”

- Hoạt động1: tìm hiểu “Các ngun tố hóa học và nước” trong phần củng cố, mở rộng kiến thức thì nhiệm vụ học tập được phân hóa như sau:

GV đƣa ra 1 số câu hỏi để HS trả lời có thƣởng điểm.

Câu hỏi dành cho HS yếu – TB:

- Iốt thuộc nhóm ngun tố nào? Thiếu Iốt thì cơ thể bị bệnh gì?

- Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác thì ngƣời ta tìm nguồn nƣớc đầu tiên?

Câu hỏi dành cho HS khá giỏi:

Giải thích tại sao nƣớc là dung mơi hịa tan tốt. Gợi ý: Dựa vào cấu trúc hóa học của nƣớc.

- Hoạt động 2: Tìm hiểu “ Cacbohidrat – Lipit – Protein” trong phần Kết nối kiến thức với thực tiễn, nhiệm vụ học tập phân hóa nhƣ sau:

Đối với HS yếu – TB: nhận PHT có nội dung sau

- Cho các ví dụ sau: Đƣờng gluczo, đƣờng sữa, mía, hoa quả, đƣờng kính, gạo, kitin hãy sắp xếp chúng vào 3 nhóm đƣờng đơn, đa, đơi và so sánh vị ngọt của chúng.

- Cho các ví dụ sau: mỡ lợn, dầu đậu nành, thuốc sáp nẻ, colesteron,vitamin A, ostrogen,diệp lục.. sắp xếp chúng vào các nhóm lipit: mỡ, phơtpholipit, steroid, vitamin,..

- Giải thích tại sao các loại thịt, tóc, móng, sừng.. đều là protein nhƣng hình dạng, tính chất khác nhau

Đối với HS KHá – giỏi: nhận PHT có nội dung sau:

- Giải thích hậu quả ăn thừa tinh bột, đƣờng gây bệnh lý béo phì hoặc tiểu đƣờng. - Giải thích đƣợc tại sao ở ngƣời không nên ăn nhiều thức ăn chứa colesteron.

- Giải thích đƣợc sáp nẻ có khả năng phịng chống khơ da (vì tránh làm mất nƣớc qua bề mặt da)..

- Giải thích đƣợc một số hiện tƣợng thực tế liên quan đến cấu trúc và chức năng protein nhƣ gạch cua kết mảng khi nấu chín...

- Tại sao phải ăn đa dạng các loại protein khác nhau.

- Sử dụng các tài liệu học tập phù hợp với PCHT của học sinh.

Mỗi học sinh có PCHT riêng, có em thì học tập hiệu quả qua nhìn, có em thích học qua nghe, qua đọc và ghi chép hoặc qua vận động. Vì vậy nếu chỉ sử dụng tài liệu sách giáo thì khá nhàm chán chƣa tạo đƣợc hứng thú cho học sinh. GV cần thiết kế các tài liệu học tập đa dạng và phong phú có cùng nội dung kiến thức sách giáo nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm của HS đến nội dung bài học. Các tài liệu học tập có thể là tài liệu bằng văn bản, sách tham khảo, tranh, hình ảnh,bảng biểu, sơ đồ tƣ duy, video có lời dẫn, video có chú thích, các mơ hình, tiêu bản.. Theo đó, các em học tập hiệu quả qua nghe thì nghiên cứu các video có lời dẫn, các em thích học qua đọc và ghi chép thì sử dụng các tài liệu học tập bằng văn bản, sách giáo khoa, sách tham khảo. Cịn các em có PCHT qua nhìn thì đƣợc cung cấp tài liệu bằng hình ảnh, sơ đồ tƣ duy, video có phụ đề…Tài liệu học tập dành cho các em có PCHT qua vận động là các mơ hình, sơ đồ, mẫu vật, tiêu bản….Tuy nhiên, dù theo PCHT nào thì GV cũng phải chuẩn bị thêm phiếu học tập cho các em tìm hiểu nội dung bài học theo định hƣớng, giúp cô đọng kiến thức, tập trung vào nội dung học tập.

Ví dụ: Khi dạy về chủ đề : “Virut và bệnh truyền nhiễm”.

- Trong hoạt động: “ Tìm hiểu Đặc điểm chung, cấu trúc, hình thái của virut” GV chia nhóm HS theo PCHT, sau đó GV tổ chức cho các nhóm học sinh

tìm hiểu về đặc điểm chung, hình thái, cấu tạo của virut thông qua hoạt động nghiên cứu tài liệu học tập ở góc học tập theo PCHT và hồn thành phiếu học tập số 1.

Góc 1. Nhóm có PCHT qua nhìn: Xem video về cấu trúc và hình thái của

virut có phụ đề https://youtu.be/papt5kGxStc?t=82 (từ phút 0,27 – 3,37). Và https://youtu.be/g_RzQAFyEB4?t=87

Góc 2. Nhóm có PCHT qua đọc – ghi chép: Nghiên cứu tài liệu sgk sinh

học 10

Góc 3. Nhóm có PCHT qua vận động: nghiên cứu mơ hình cấu tạo hình

thái virut.

Góc 4. Nhóm có PCHT qua nghe: Xem video có lời dẫn về đặc điểm,cấu

trúc, hình thái của virut. https://youtu.be/Kovo-oaGh0s?t=436 (từ phút 2.20 – 7.20).

* Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc điểm chung, cấu tạo, hình thái của virut.

Tiêu chí Nội dung

Đặc điểm chung của virut.

Cấu tạo Hình thái

Đặc điểm di truyền

- Trong hoạt động: “Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut”

Bƣớc 1. Giáo viên chia nhóm HS thành 4 nhóm theo PCHT và yêu cầu nghiên cứu tài liệu và ghi lại đặc điểm mỗi giai đoạn của chu trình nhân lên của vi rut.

- Nhóm học qua nghe: xem video chu trình nhân lên của virut : https://youtu.be/FlLPb3RBUbc?t=20 hoặc https://youtu.be/FlLPb3RBUbc?t=10

- Nhóm học qua nhìn: quan sát và nghiên cứu tranh minh họa hình 30 tr 119 – SGK sinh học 10 cơ bản.

- Nhóm học qua đọc – ghi chép: nghiên cứu thông tin mục I tr 119 SGK sinh học 10 cơ bản, .

Bƣớc 2. Sau khi nghiên cứu các tài liệu học tập thì GV tổ chức cho HS chơi trò chơi lắp ghép: Các nhóm sẽ nhận bộ mảnh ghép kiến thức về các giai đoạn và đặc điểm của các giai đoạn. Trong thời gian 2 phút các nhóm lắp ghép các mảnh ghép vào bảng của nhóm sao cho phù hợp.

- Thiết kế các nhiệm vụ học tập phát huy khả năng trí tuệ của HS.

Trong một lớp học, đều có sự đa dạng về kiểu trí tuệ, vì vậy căn cứ vào nội dung của chủ đề mà GV thiết kế các nhiệm vụ học tập kết nối kiến thức với thực tiễn phong phú, đa dạng nhằm tạo cho các em cơ hội phát huy khả năng trí tuệ của HS.

- Với HS có kiểu trí tuệ khơng gian: GV giao nhiệm vụ vẽ sơ đồ tƣ duy, thiết kế các mơ hình, bảng biểu, các trị chơi câu đố có liên quan đến tƣởng tƣợng, khơng gian…

- Với các HS có kiểu trí tuệ logic tốn: làm các dạng bài tập tính tốn, phân tích, so sánh, suy luận rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các nội dung trong chủ đề..

- Với các HS có kiểu trí tuệ hình thể - động năng: GV thiết kế cho các em các hoạt động hoặc trò chơi thực tế, ngoài trời, các nhiệm vụ điều tra, dự án, diễn tả bằng hành động.

- Với các HS có kiểu trí tuệ ngơn ngữ: HS sẽ đƣợc thực hiện các nhiệm vụ học tập nhƣ viết báo cáo, bài viết luận hay trò chơi điền từ, dẫn chƣơng trình, thuyết trình…

- Với các HS có kiểu trí tuệ âm nhạc: Nhiệm vụ học tập là thiết kế video học tập có sử dụng âm nhạc, sáng tác hoặc viết lời mới cho bài hát có nội dung sinh học

- Với các HS có kiểu trí tuệ giao tiếp: Thiết kế cuộc phỏng vấn hoặc chƣơng trình ngoại khóa về nội dung sinh học, tham gia các trò chơi giao tiếp hoặc các dự án tuyên truyền vì sức khỏe cộng đồng.

- Với các HS có kiểu trí tuệ nội tâm: Nghiên cứu tài liệu, thực hiện các nhiệm vụ học tập độc lập, viết nhật kí theo dõi q trình sinh học …

- Với các HS có kiểu trí tuệ tự nhiên học: Các nhiệm vụ nhƣ nghiên cứu, dự án , tìm hiểu về các kiến thức tự nhiên, đặc biệt là kiến thức sinh học.

Ví dụ: Khi dạy phần vận dụng, mở rộng kết nối kiến thức với thực tế của chủ đề:“ Virut và bệnh truyền nhiễm”

Nhiệm vụ học tập:

Tuyên truyền phòng chống lây nhiễm covid 19 hoặc HIV/AIDS theo lựa chọn của HS: Viết bài luận,Tập san,Viết bài hát, Vẽ tranh tuyên truyền,Viết câu chuyện dạng bài phỏng vấn - hội thoại, Báo cáo điều tra thực trạng và giải pháp, Vẽ lại bản đồ số ca nhiễm covid 19 hoặc HIV/AIDS trên toàn quốc và các biện

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học phân hóa để thiết kế một số chủ đề kết nối kiến thức với thực tiễn trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 49 - 58)