Căn cứ áp dụng án treo

Một phần của tài liệu Án treo trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 32 - 46)

BLHS năm 2015 thì:

Khi xử phạt tù khơng quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tịa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự [37, Điều 65],

Như vậy, việc áp dụng án treo phải tuân thủ những điều kiện sau đây:

ỉ.2.1.1. Quyết định hình phạt tù khơng q 03 năm

Đây là một trong các căn cứ quan trọng nhất và là căn cứ đầu tiên để được xem xét cho hưởng án treo. Người bị áp dụng hình phạt tù khơng q 03 năm, khơng phân biệt tội gì thì có thể được xem xét cho hưởng án treo; trường hợp người bị xét xử trong cùng một làn về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt khơng q 03 năm tù thì cũng có thể được hưởng án treo. Như vậy, chúng ta có một câu hỏi đặt ra là tại sao hình phạt tù không quá 3 năm mới được xem xét cho hưởng án treo mà không phải trên 3 năm. Điều này xuất phát từ đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước và sự vận động của xã hội. Khi Tịa án tun mức hình phạt tù thì phải dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, trên cơ sở tuân thủ những căn cứ để quyết định hình phạt, đồng thời tuân theo những nguyên tắc của PLHS Việt Nam để áp dụng hình phạt cho từng trường hợp cụ thê, tránh những trường hợp vì có ý định từ trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo nên Tòa án tuyên mức án thấp hơn thời hạn 03 năm tù giam để cho người đó được hưởng án treo, hoặc đáng lẽ bị cáo được hưởng án treo nhưng Tịa án có ý định từ trước là khơng cho hưởng án treo nên Tịa án đã tun mức án cao hơn 03 năm để không cho bị cáo được hưởng án treo.

BLHS năm 1985 quy định "Khi xử phạt tù không quá năm năm, căn cứ

vào thân nhân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét khơng cần phải bẳt chấp hành hình phạt tù, thì Tồ ản cho hưởng án treo và ấn định thời gian thủ thách từ một năm đến năm năm’'’ [29, Điều 44, Khoản 1], Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1992 quy định

“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thay khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tồ án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm nám”. Khoản 1 Điều 60 BLHS năm 1999 cũng quy định căn cứ đầu tiên để xem

xét cho hưởng án treo là khi quyết định hình phạt tù không quá ba năm. Ke thừa những quy định trước đây của Bộ luật hình sự, BLHS 2015 quy định:

Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tịa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự [37],

Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2018 ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS quy định điều kiện đàu tiên cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo là “BỊ xử

phạt tù không quá 03 năm”. BLHS năm 1985 quy định điêu kiện đầu tiên để được hưởng án treo là “Khi xử phạt tù không quá năm năm”, đến khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 vào năm 1992 đã sửa đổi “Khi xử phạt tù không quá ba năm” và đến BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 vẫn giữ điều kiện đầu tiên để hưởng án treo là “Khi xử phạt tù khơng q ba năm”. Tại sao lại có sự thay đổi này? Đó là do sự biến động của xã hội, tình hình tội phạm ngày càng tăng, mặt khác mức hình phạt tù khơng q 05 năm là q rộng sẽ dẫn đến sự tùy tiện, lạm dụng khi áp dụng án treo, từ đó làm giảm đi ý nghĩa của án treo. BLHS năm 2015 một lần nữa quy định căn cứ về hình phạt để cho hưởng án treo là khơng quá ba năm, quy định này là khoa học, phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay.

1.2.1.2. Nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là yếu tố quan trọng thứ hai cần xem xét sau khi đã ấn định mức hình phạt tù nằm trong biên độ được xem xét cho hưởng án treo. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính thể hiện bản chất xã hội của người thực hiện hành vi phạm tội như độ

• • • • • 1 • • • tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hố, hồn cảnh gia đình, đối tượng chính sách, đời sống kinh tế, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự ... Khi xem xét nhân thân người phạm tội với vai trò là một trong các cơ sở của việc

quy định TNHS thì độ tuổi chịu TNHS, tiền án, tiền sự của người phạm tội và một số đặc điểm khác thuộc nhân thân người phạm tội là những vấn đề rất quan trọng. Để được hưởng án treo điều kiện cần có là người phạm tội phải có nhân thân tốt. Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2018 ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS sự quy định: “Được coi là có nhân thân tốt nếu ngồi lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kêt án nhưng thuộc trường hợp được coi là khơng có án tích, người bị kêt án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trị khơng đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo”.

Điều 4 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 quy định những trường hợp không cho hưởng án treo là:

1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, cơn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chun nghiệp, lợi

dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm [59].

Hướng dẫn trên là cụ thể, rõ ràng và dễ áp dụng khi xét xử; hạn chế việc HĐXX lúng túng khi đánh giá về nhân thân người phạm tội. Khi xét về nhân

thân người phạm tội cần phải xét một cách toàn diện, hệ thống tất cả các yếu tố thuộc về nhân thân, đồng thời kết hợp với thái độ của họ sau khi phạm tội cũng như trong từng trường hợp cụ thê vê người phạm tội và đôi chiêu với u cầu

phịng ngừa chung để xem xét có cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù hay

thức đúng đắn về bản chất, nội dung và ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ, cũng như mối liên hệ giữa các căn cứ này với nhau để có thể áp dụng được một cách đúng đắn điều kiện về nhân thân người phạm tội để có thể đưa ra được một hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội cũng như biện pháp thi hành hình phạt tù một cách có hiệu quả để đạt được mục đích cải tạo, giáo dục, răn đe người phạm tội cũng như mục đích phịng chống tội phạm nói chung.

Nhân thân tốt vừa là điều kiện cần, vừa có ý nghĩa đối với việc xem xét áp dụng án treo. Nhân thân phản ánh khả năng tự cải tạo, giáo dục người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, những người có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội, sau khi phạm tội đã ăn năn hối cải và thành khẩn nhận tội thì họ có nhiều khả năng tự giáo dục, cải tạo hơn các đối tượng khác nên cần được xem xét để cho hưởng án treo. Đây cũng là đặc điểm có liên quan đến việc đạt được mục đích của hình phạt, vì mục đích của hình phạt là cải tạo, giáo dục những người bị kết án, giáo dục các thành viên khác trong xã hội tuân thủ pháp luật, cũng như hỗ trợ cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả.

1.2.1.3. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là căn cứ tiếp theo để xem xét cho hưởng án treo. Nghị quyết 02/2018 ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS quy

định:

Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điêu 52 của Bộ luật Hình sự.

• • JL * • • •

Truờng hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình

tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự [59, Điều 2, Khoản 3],

Khoản 1 Điều 51 BLHS liệt kê 22 tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định từ điểm a đến điểm X bao gồm:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà khơng phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyêt tật nặng hoặc khuyêt tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập cơng chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc cơng tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Khoản 2 Điều 51 BLHS quy định “Khi quyết định hình phạt, Tịa án có the coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án”.

So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 bổ sung thêm tình tiết “đầu thú” là tình tiết giảm nhẹ nhưng khi quyết định hình phạt phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Khoản 2 điều 51 BLHS quy định những tình tiết giảm nhẹ này phải được ghi rõ trong bản án, vì những tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại khoản 1 điều 51 đã quy định những tình tiết phổ biến, điển hình phản ánh đến mức độ nguy hiềm của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội mà không thể quy định được hết những trường hợp cá biệt, đặc thù cho từng trường hợp cụ thể. Cho nên BLHS quy định áp dụng khoản 2 điều 46 là các quy phạm lựa chọn

để áp dụng các TTGN trách nhiệm hình sự theo hướng có lợi cho bị cáo. Đối với “tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ” tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01 ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định chung của BLHS năm 1999 quy định những tình tiết sau đây được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác nhưng phải ghi rõ trong bản án:

-Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có cơng với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

-Bị cáo là thưong binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

-Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong cơng tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

-Người bị hại cũng có lỗi;

-Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

-Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

-Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà cịn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Đối với tình tiết người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, người có cơng với cách mạng theo hướng dẫn tại Nghị quyết này quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 thì nay được quy định tại điểm X khoản 1

Điều 51 BLHS, đây là sự bổ sung rất phù hợp với thực tiễn. Quy định về các tình tiết giảm nhẹ khác như trên là phù hợp với tình hình thực tế và có giá trị về mặt

Một phần của tài liệu Án treo trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w