BLHS năm 2015 chỉ có Điều 65 quy định về án treo. Vì vậy để áp dụng đúng, thống nhất chế định án treo việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật vê án treo là một trong những u tơ có ý nghĩa quan trọng làm tăng tính hiệu quả của chế định này, góp phần vào mục tiêu xử lý đúng người, đúng tội, đúng hành vi và mức độ, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội.
Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo. Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là hướng dẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng án treo trên thực tế, giúp bảo đảm mục đích của hình phạt, bảo đảm pháp chế, bảo đảm sự cơng bằng công lý. Tuy nhiên, qua thời gian và thực tiễn áp dụng, còn tồn tại một số vướng mắc cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ngoài ra, việc áp dụng pháp luật về án treo cịn thơng qua các cơng văn hướng dẫn áp dụng pháp luật về án treo như công văn số 58/TANDTC-PC ngày 06 tháng 5 năm 2021 của TANDTC về việc xác định thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, các giải đáp vướng mắc trong giải quyết xét xử các vụ án hình sự, các
phiên tịa rút kinh nghiệm, hội nghị tập huấn và đặc biệt là án lệ. Án lệ được đánh giá như là một nguồn của luật hình sự, bởi vì nó bổ sung được những khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy việc ban hành án lệ về án treo là rất cần thiết trong việc áp dụng pháp luật về án treo trong khi các văn bản hướng dẫn áp dụng còn vướng mắc, bất cập.
Người được hưởng án treo có thể được Tịa án rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại Thông tư số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 14/08/2012 và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo. Trong đó có quy định “Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tịa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại”; việc xác định như thê nào là bệnh nặng, bệnh hiêm nghèo thì hiện tại chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thống nhất và chính xác. Giữa Bộ Y Tế và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ, Ngành có liên quan vẫn chưa có hướng dẫn liên ngành thống nhất về nội dung này. Vì vậy, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thống nhất về danh mục bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm
căn cứ ra quyết định cho chính xác, thấu tình đạt lý khi xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
Đối với các cơ quan trung ương cần phối hợp ban hành những thông tư liên ngành để áp dụng pháp luật một cách đầy đủ, rõ ràng hơn về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử sao cho đến kết quả cuối cùng là việc thực hiện chế định án treo được dễ hiểu, rõ ràng nhất, đồng thời cần hướng dẫn và giải thích pháp luật cho các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới thực hiện một cách thống nhất. Những hướng dẫn của các cơ quan liên ngành cấp trên cần được xuất phát và thống nhất ngay từ giai đoạn điều tra vụ án, các điều tra viên đã phải chú ý thu thập đầy đủ những dữ liệu về những điều kiện sau này xét có cho bị cáo được hưởng án treo hay không, như vậy sau này Hội đồng xét xử mới trên cơ sở những kết quả điều tra trong hồ sơ vụ án mà đưa ra được phán quyết chính xác khi cho bị cáo hưởng án treo.
Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị cấp dưới trong việc hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật về chế định án treo một cách đồng bộ và thống nhất, cần có những buổi tập huấn riêng về các quy định liên quan đến chế định án treo để từ đó các Điều tra viên, Kiểm sát viên và đặc biệt là các Thẩm phán nắm vững và vận dụng tốt các văn bản pháp luật về án
treo.