Nguyên nhân của những hạn chế, sai lầm

Một phần của tài liệu Án treo trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 95 - 101)

Những hạn chế, sai lầm trong việc áp dụng án treo như đã nêu trên phần nào đã làm giảm đi ý nghĩa và hiệu quả của án treo, làm cho chế định án treo chưa phát huy được tác dụng là giáo dục người phạm tội ngoài xã hội nhưng vẫn bảo đảm sự răn đe của pháp luật đối với họ. Nguyên nhân của những hạn chế, sai lầm trên là:

quy định án treo trong một điều luật trong khi đó nội hàm án treo chứa đựng nhiều yếu tố, do đó khơng thể bao qt hết những vấn đề quan trọng của đời sống xã hội cần phải được luật hóa. Các quy định của pháp luật hình sự về án treo chưa cụ thể, quy định cịn chung chung, khơng rõ ràng làm ảnh hưởng đến nhận thức của HĐXX khi áp dụng án treo dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các Tịa như:

- Chưa có quy định nào định nghĩa về án treo: Từ trước đến nay chưa có BLHS nào có điều khoản định nghĩa về án treo nên việc nhận thức và hướng dẫn án treo cũng gây ra nhiều phức tạp và không thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.

-Khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định “néw xét thấy khơng cần phải bat chấp hành hình phạt tù”, đây là một quy định có tính tùy nghi, dẫn đến nhận

thức không đúng của HĐXX khi cân nhắc cho bị cáo hưởng án treo.

-Thiếu sót, bất cập về tổng hợp hình phạt: Khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tịa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tịa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình

phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này”. Tuy nhiên BLHS khơng có điều luật nào quy định tổng họp hình phạt tù với bản án treo hoặc tổng hợp hình phạt các bản án treo mà chỉ có quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 55 BLHS năm 2015) và tổng họp hình phạt của nhiều bản án (Điều 56 BLHS năm 2015).

- về tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 có 22 điểm (từ điểm a đến điểm x). Tuy nhiên, trong thiết kế điều luật về tình tiết giảm nhẹ có trường họp khơng rõ ràng, gây nên nhận thức không thống nhất là mỗi điểm là một tình tiết giảm nhẹ hay trong mỗi điểm có thể có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ, điểm s khoản 1 Điều 51 quy định: “Người phạm tội thành khấn khai báo, ăn năn hổi cải”, đây là một hay nhiều tình tiết giảm nhẹ? Trong thực

tiễn xét xử có nhiều Thẩm phán xem đây là 01 tình tiết giảm nhẹ, nhưng có Thẩm phán xem xét là có 02 tình tiết giảm nhẹ là tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo” và tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội ăn năn hối cải”. Điều này ảnh hưởng trực tiến đến việc quyết định hình phạt và ảnh hưởng đến mức hình phạt làm căn cứ cho hưởng án treo. Quy định không rõ ràng này làm cho HĐXX nhận thức không thông nhât trong áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.

án treo: BLHS khơng quy định ngun tắc, cách tính thời gian thử thách án treo nên việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của TAND tối cao gặp nhiều trở ngại, từ đó gây khó khăn trong nhận thức của HĐXX làm cho việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Nhất là việc không quy định cách xử lý thời gian bị tạm giam khi tính thời gian thử thách án treo cho bị cáo. BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đều khơng có bất cứ quy định để xử lý thời gian tạm giam trong trường hợp bị cáo đã bị tạm giam, sau đó được tại ngoại và tại phiên tịa Hội đồng xét xử áp dụng Điều 65 để cho hưởng án treo. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay thì “thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù nhưng khơng được dưới 01 năm và không được quá 05 năm, thời điểm để tính thời gian thử thách được bắt đầu từ ngày tuyên án sơ thẩm”. Do khơng có quy định nên hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về việc xử lý thời gian tạm giữ, tạm giam khi tính thời gian thử thách là trừ hay không trừ thời gian bị tạm giam.

-Đối với các tội phạm về chức vụ có nhận thức, quan điểm khác nhau áp dụng hay khơng áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và tồn xã hội quan tâm nhưng khơng phải vì thế mà chúng ta bỏ qua việc phân hóa tội phạm, phân hóa vai trị, mức độ phạm tội và đặc biệt là nhân thân người phạm tội để lượng hình

khi quyết định hình phạt đối với các tội phạm về chức vụ.

Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo, tại điểm b khoản 3 Điều 2 quy định: “... không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đổi với các tội phạm

về chức vụ...”. Theo tác giả hướng dẫn như vậy là quá khắt khe và không đúng

với tinh thân nội dung của Điêu 60 BLHS. Bởi lẽ, tội phạm vê chức vụ có nhiều trường hợp; ví dụ như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (cố ý phạm tội) thì khơng cho hưởng án treo như hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 2 nghị quyết trên. Khoán 1 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ- HĐTP ngày 15/5/2013 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo chỉ quy định những trường hợp không cho hưởng án treo là lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, ...” và bỏ quy định như điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ- HĐTP ngày 06/11/2013 của HĐTP TAND tối cao.

Thứ hai, cơ cấu đội ngũ cơng chức Tịa án nhân dân các cấp cịn thiếu một

số chức danh tư pháp; số lượng biên chế hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu so với cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Tòa án nhân dân. Mặt khác một số ít cơng chức thiếu ý thức cầu thị, khơng phấn đấu tự học tập, rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, kỷ luật công vụ nên hiệu quả, chất lượng cơng tác chưa cao. Năng lực trình độ nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác

điều tra, truy tố, xét xử còn hạn chế, chủ quan, chưa thận trọng nghiên cứu kỹ hồ sơ, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ để nâng cao chất lượng giải quyết vụ án từ đó dẫn đến việc điều tra, xác minh, thu thập các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và điều tra, xác minh về quá trình nhân thân của người bị kết án mang tính chất phiến diện, khơng đầy đủ và thiếu khách quan đã ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định của Hội đồng xét xử. Khi xét xử thì Hội đồng xét xử đã khơng đánh giá một cách đầy đủ, tồn diện, chính xác, khơng nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà cịn có thể mang tính chất cá nhân hoặc vì một lý do nào đó mà đã cho bị cáo được hưởng chế định án treo hoặc không cho họ được hưởng chế định án treo theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, chưa có sự phơi kêt hợp chặt chẽ giữa các cơ quan được giao theo

dõi, quản lý, giám sát giáo dục người bị kết án, chưa có sự phân cơng, phân định rõ ràng gắn với trách nhiệm trong công tác quản lý, giáo dục người được hưởng án treo tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc chính quyền địa phương.

Thứ tư, ý thức của người được áp dụng án treo không thấy được ý nghĩa

xã hội của án treo trong chính sách hình sự của Nhà nước đối với mình nên sau khi được tuyên án cho hưởng án treo họ lại tiếp tục phạm tội, lại tái phạm, tái phạm nguy hiểm từ đó làm cho án treo khơng cịn giá trị, làm giảm hiệu quả đấu

tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ năm, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và các trang thiết bị phục vụ

cơng tác làm việc của Tịa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Đấk Lắk thời gian qua tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, hiệu quả công tác. Nhiều trụ sở đơn vị được xây dựng từ lâu chưa được sửa chữa, cải tạo nên phòng làm việc chật chội, ẩm dột; các phương tiện, thiết bị phục vụ cơng tác của Tịa án chưa được trang bị đầy đủ. Chế độ kinh phí, tài chính đối với hoạt động xét xử cịn nhiều bất hợp lý và chưa tương xứng với tính chất đặc thù của cơng tác và địi hỏi u cầu thực hiện nhiệm vụ của Tòa án; chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa thỏa đáng, đời sống vật chất của cán bộ Tịa án cịn rất khó khăn nên dễ dẫn đến tiêu cực trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó nhiều Thẩm phán, hội thẩm nhân dân chưa tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hiện đại. Kinh phí đầu tư cho hoạt động cịn thấp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động xét xừ nói chung và áp dụng án treo nói riêng gặp khơng ít khó khăn.

Một phần của tài liệu Án treo trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w