Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA mức độ sử DỤNG MẠNG xã hội và sự hài LÒNG về HÌNH ẢNH bản THÂN ở học SINH TRUNG học cơ sở (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu thực tiễn của chúng tôi được thực hiện theo trình tự như sau:

Giai đoạn 1:

luận cơ bản liên quan đến về mạng xã hội (dịch tễ, mức độ sử dụng và ảnh hưởng của mạng xã hội tới thanh thiếu niên), hình ảnh bản thân ở học sinh THCS và các mối quan hệ giữa mức độ sử dụng mạng xã hội và sự hài lịng về hình ảnh bản thân ở học sinh trung học cơ sở,…

Điểm lại các công cụ đánh giá mức độ sử dụng MXH, sự hài lịng về hình ảnh bản thân và mối quan hệ giữa mức độ sử dụng MXH với sự hài lịng về hình ảnh bản thân ở học sinh THCS thường được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu gần đây. Tìm hiểu các thơng tin về chỉ số tâm trắc của các thang đo này để xác định độ hiệu lực và độ tin cậy của các thang đo.

Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu hoàn chỉnh cho đề tài.  Giai đoạn 2:

Tiến hành chọn mẫu, liên hệ cơ sở, điều tra thu thập số liệu.

Xây dựng giới thiệu tóm tắt về mục đích và nội dung nghiên cứu, liên hệ với 2 trường THCS để được phép triển khai nghiên cứu.

Xác định phương thức chọn mẫu và các tiêu chuẩn loại trừ

Giới thiệu nghiên cứu, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu đến những khách thể tham gia nghiên cứu.

Xây dựng và tiến hành thu thập số liệu bằng bảng hỏi lần 1 thông qua online ứng dụng Google form do dịch bệnh Covid -19 xã hội thực hiện cách ly, các trường học đóng cửa với các khách thể nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên thuộc các tỉnh (Bắc Ninh, Hà Nam, Sơn La, Quảng Ninh, Lâm Đồng) để đánh giá độ hiệu lực của công cụ nghiên cứu trong tháng 5/2021. Đặt lịch hẹn thu thập số liệu chính thức thơng qua online bằng cách liên lạc với học sinh, giáo viên tại các trường THCS trong các địa phương được lựa chọn nghiên cứu để gửi thư điện tử mời học sinh tham gia nghiên cứu với 50 phiếu được phát ra.

Tiến hành thu thập số liệu lần 2 chính thức trên 300 khách thể nghiên cứu thơng qua online bằng cách liên lạc với giáo viên tại 2 trường THCS được chọn ở Bắc Ninh và Hà Nội vào tháng 6/2021.

Giai đoạn 3: Nhập liệu, sử lý số liệu nghiên cứu, viết báo cáo tổng hợp.

Số liệu được nhập theo từng đợt. Quá trình làm sạch số liệu được thực hiện theo hai bước (a) thủ công (những phiếu trả lời khơng hồn thành một phần nội dung bảng

hỏi, đánh dấu các câu trả lời theo khuôn mẫu sẽ bị loại); (b) bằng thống kê (những phiếu trả lời thiếu các thông tin quan trọng trong bảng hỏi mức độ hoạt động trên MXH, gắn bó với MXH, MXH và ý thức diện mạo, thang đo mức độ nghiện internet và MXH- IAT, thang đo trạng thái hình ảnh cơ thể (BISS), thang đo lo âu lan tỏa (GAD-7), Bài kiểm tra Thái độ ăn uống (EAT-26), thang đo đánh giá lòng tự trọng của học sinh/ sinh viên (RSES) (những phiếu trả lời bị khuyết thiếu 10% các phương án trả lời sẽ bị loại). Sau hai bước sàng lọc, đợt 1 có 273 phiếu trả lời đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn; đợt 2 có 271 phiếu trả lời đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn.

Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22.0. Các phép thống kê được sử dụng gồm thống kê mô tả (tần xuất, %, điểm trung bình, độ lệch chuẩn…) để mơ tả thực trạng mức độ sử dụng MXH, sự hài lịng về hình ảnh bản thân của học sinh THCS, các vấn đề ăn uống, lo âu và đánh giá lòng tự trọng. Sử dụng các phép phân tích tương quan, kiểm định t ghép cặp, phân tích ANOVA và hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lịng ngoại hình, lịng tự trọng, thái độ ăn uống lo âu, nghiện MXH và các yếu tố ảnh hưởng (chiều cao, cân nặng, lớp, giới tính,...).

Từ số liệu nghiên cứu, báo cáo tổng hợp được viết. Nội dung chi tiết được trình bày trong chương III.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA mức độ sử DỤNG MẠNG xã hội và sự hài LÒNG về HÌNH ẢNH bản THÂN ở học SINH TRUNG học cơ sở (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)