Phân loại BMI
(m/kg) N % Gầy 101 37,3 Bình thường 130 48 Thừa cân 0 0 Tiền béo phì 18 6,6 Béo phì độ I 21 7,7 Béo phì độ II 0 0 Béo phì độ III 1 0,4 Tổng 271 100
Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên hai thành phố Bắc
Ninh và Hà Nội. Giới thiệu sơ lược về thành phố Bắc Ninh: Bắc Ninh là một tỉnh ở Việt Nam có diện tích nhỏ nhất đất nước, với vị trí nằm trong vùng thủ đơ Hà Nội, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - Việt Nam và dân số 1.419.126 người (2020). Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 2 thành phố (Bắc Ninh, Từ Sơn) và 6 huyện (Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du,Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài). Giới thiệu sơ lược về thành phố Hà Nội: Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Với diện tích 3.358,6 km2 và dân số 8,05 triệu người (2019). Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đơng dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số khơng đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thực tiễn của chúng tôi được thực hiện theo trình tự như sau:
Giai đoạn 1:
luận cơ bản liên quan đến về mạng xã hội (dịch tễ, mức độ sử dụng và ảnh hưởng của mạng xã hội tới thanh thiếu niên), hình ảnh bản thân ở học sinh THCS và các mối quan hệ giữa mức độ sử dụng mạng xã hội và sự hài lịng về hình ảnh bản thân ở học sinh trung học cơ sở,…
Điểm lại các công cụ đánh giá mức độ sử dụng MXH, sự hài lịng về hình ảnh bản thân và mối quan hệ giữa mức độ sử dụng MXH với sự hài lịng về hình ảnh bản thân ở học sinh THCS thường được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu gần đây. Tìm hiểu các thơng tin về chỉ số tâm trắc của các thang đo này để xác định độ hiệu lực và độ tin cậy của các thang đo.
Xây dựng bộ cơng cụ nghiên cứu hồn chỉnh cho đề tài. Giai đoạn 2:
Tiến hành chọn mẫu, liên hệ cơ sở, điều tra thu thập số liệu.
Xây dựng giới thiệu tóm tắt về mục đích và nội dung nghiên cứu, liên hệ với 2 trường THCS để được phép triển khai nghiên cứu.
Xác định phương thức chọn mẫu và các tiêu chuẩn loại trừ
Giới thiệu nghiên cứu, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu đến những khách thể tham gia nghiên cứu.
Xây dựng và tiến hành thu thập số liệu bằng bảng hỏi lần 1 thông qua online ứng dụng Google form do dịch bệnh Covid -19 xã hội thực hiện cách ly, các trường học đóng cửa với các khách thể nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên thuộc các tỉnh (Bắc Ninh, Hà Nam, Sơn La, Quảng Ninh, Lâm Đồng) để đánh giá độ hiệu lực của công cụ nghiên cứu trong tháng 5/2021. Đặt lịch hẹn thu thập số liệu chính thức thơng qua online bằng cách liên lạc với học sinh, giáo viên tại các trường THCS trong các địa phương được lựa chọn nghiên cứu để gửi thư điện tử mời học sinh tham gia nghiên cứu với 50 phiếu được phát ra.
Tiến hành thu thập số liệu lần 2 chính thức trên 300 khách thể nghiên cứu thông qua online bằng cách liên lạc với giáo viên tại 2 trường THCS được chọn ở Bắc Ninh và Hà Nội vào tháng 6/2021.
Giai đoạn 3: Nhập liệu, sử lý số liệu nghiên cứu, viết báo cáo tổng hợp.
Số liệu được nhập theo từng đợt. Quá trình làm sạch số liệu được thực hiện theo hai bước (a) thủ công (những phiếu trả lời khơng hồn thành một phần nội dung bảng
hỏi, đánh dấu các câu trả lời theo khuôn mẫu sẽ bị loại); (b) bằng thống kê (những phiếu trả lời thiếu các thông tin quan trọng trong bảng hỏi mức độ hoạt động trên MXH, gắn bó với MXH, MXH và ý thức diện mạo, thang đo mức độ nghiện internet và MXH- IAT, thang đo trạng thái hình ảnh cơ thể (BISS), thang đo lo âu lan tỏa (GAD-7), Bài kiểm tra Thái độ ăn uống (EAT-26), thang đo đánh giá lòng tự trọng của học sinh/ sinh viên (RSES) (những phiếu trả lời bị khuyết thiếu 10% các phương án trả lời sẽ bị loại). Sau hai bước sàng lọc, đợt 1 có 273 phiếu trả lời đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn; đợt 2 có 271 phiếu trả lời đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn.
Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22.0. Các phép thống kê được sử dụng gồm thống kê mô tả (tần xuất, %, điểm trung bình, độ lệch chuẩn…) để mơ tả thực trạng mức độ sử dụng MXH, sự hài lịng về hình ảnh bản thân của học sinh THCS, các vấn đề ăn uống, lo âu và đánh giá lòng tự trọng. Sử dụng các phép phân tích tương quan, kiểm định t ghép cặp, phân tích ANOVA và hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lịng ngoại hình, lịng tự trọng, thái độ ăn uống lo âu, nghiện MXH và các yếu tố ảnh hưởng (chiều cao, cân nặng, lớp, giới tính,...).
Từ số liệu nghiên cứu, báo cáo tổng hợp được viết. Nội dung chi tiết được trình bày trong chương III.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích:
Tìm hiểu hệ thống khái niệm và cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài. Dùng để viết tổng quan của vấn đề nghiên cứu (viết lịch sử vấn đề nghiên cứu). Xây dựng các khái niệm công cụ, các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu. Nội dung:
Tìm hiểu các vấn đề liên quan tới đề tài: mạng xã hội, hình ảnh bản thân,.... Cách thức tiến hành:
Đọc các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án,… của các tác giả trong và ngồi nước có liên quan tới đề tài. Từ đó phân tích, tổng hợp, hệ thống các vấn đề để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài
Mục đích:
Tìm hiểu thực trạng mức độ sử dụng mạng xã hội và hài lịng hình ảnh bản thân ở học sinh THCS
Nội dung: Khai thác thực trạng vấn đề thông qua công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu
Trong phần này, chúng tôi sẽ lần lượt mô tả các bộ công cụ nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên cứu định lượng (khảo sát).
Các ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu: trường, độ tuổi, giới tính, trường
đang theo học, kết quả học tập, thu nhập bình quân một tháng của gia đình, số lượng anh chị em.
Câu hỏi chung liên quan đến thông tin người sử dụng MXH gồm những thơng tin như năm có tài khoản MXH; thời gian truy cập MXH trung bình hàng ngày; thời gian mỗi lần truy cập; những ai có thể xem thơng tin trên MXH của bạn; số lượng bạn bè trên MXH nói chung. Đây là bảng hỏi tác giả tự xây dựng.(Phần A)
Bảng hỏi hỏi ước lượng số lần trung bình thực hiện một số hoạt động trên MXH của khách thể nghiên cứu gồm 9 câu dạng likert với 4 điểm: 1 = Dưới 5 lần/
ngày; 2= 5- 10 lần/ ngày; 3= 10- 20 lần/ ngày; 4= Trên 20 lần/ ngày. Đây là bảng
hỏi tác giả tự xây dựng. (Phần B)
Bảng hỏi đánh giá mức độ gắn bó với MXH của khách thể nghiên cứu gồm 9 câu dạng likert với 5 điểm từ hồn tồn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý. Trong 9 câu này, các câu 6, 8 phải đổi điểm trước khi tính tốn. Đây là bảng hỏi kế thừa từ nghiên cứu của Trần Thành Nam (2018) (Phần C)
Thang đo IAT (Internet Addiction Test) gồm 20 câu hỏi mỗi câu hỏi có các nội dung lựa chọn: Khơng thích hợp (0 điểm), hiếm khi (1 điểm), thỉnh thoảng (2 điểm), thường xảy ra (3 điểm), thường xuyên hơn (4 điểm) và luôn luôn (5 điểm). Thang đo IAT được sử dụng phổ biến nhất và được các quốc gia như Ý, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Việt Nam,… dùng để chuẩn hoá trên đối tượng vị thành niên, thanh niên được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về tính giá trị và độ tin cậy cao. Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo đã được thích nghi bởi tác giả Trần Xuân Bách và cộng sự. (Phần D)
Mức độ sử dụng được tính dựa trên tổng điểm của thang đo. Điểm số càng cao thì mức độ nghiện càng tăng, tương ứng với các mức độ ở bảng 2
Bảng 2.5. Thang điểm đánh giá nghiện Internet theo nghiên cứu của Trần Xuân Bách và cs.
Đặc điểm Điểm
Không nghiện 0 – 30
Có nghiện ˃ 30
Bảng 2.6. Thang đánh giá mức độ nghiện Internet theo nghiên cứu của Trần Xuân Bách và cs.
Mức độ Điểm
Nhẹ 31 – 49
Vừa 50 – 79
Nặng ≥ 80
Bảng hỏi ý thức diện mạo cá nhân gồm 20 câu hỏi dạng likert với 5 điểm từ hồn tồn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý. Trong 20 câu này, các câu 3, 5 phải đổi điểm trước khi tính tốn. Đây là bảng hỏi tác giả tự xây dựng trên cơ sở tham khảo (Phần E)
Thang đo so sánh xã hội hướng lên và hướng xuống. Cuộc khảo sát bao gồm hai thang đo liên quan đến so sánh xã hội, một thang đo hoạt động với so sánh xã hội hướng lên bao gồm thang 10 mục và thang đo còn lại với so sánh xã hội hướng xuống bao gồm 8 mục (O’Brien, 2009). Những người tham gia chỉ ra trên thang điểm từ 1 đến 5 (1 = không bao giờ, 5 = luôn luôn) tần suất họ thực hiện so sánh ngoại hình cụ thể với những người khác. Đối với so sánh xã hội hướng lên thang điểm dao động từ 0 - 30. Đối với so sánh xã hội hướng xuống, thang điểm dao động từ 0 - 21. (Phần F).
Thang đo trạng thái hình ảnh cơ thể (BISS) bao gồm 6 mục: (1) sự khơng hài lịng/ hài lịng với ngoại hình tổng thể của một người; (2) sự khơng hài lịng/ hài lịng với kích thước và hình dạng cơ thể của một người; (3) Sự khơng hài lịng/ hài lòng với cân nặng của một người; (4) sự khơng hài lịng/ hài lịng hấp dẫn về thể chất; (5) sự khơng hài lịng/ hài lịng về ngoại hình so với cách một người thường
cảm nhận và (6) sự không hài lịng/ hài lịng về đánh giá ngoại hình của mình so với người bình thường. Các câu trả lời cho từng mục dựa trên thang Likert, 9 điểm. Quy mơ là được trình bày theo hướng từ âm sang dương cho một nửa số mục và vị trí hướng tích cực tới tiêu cực. Điểm BISS là giá trị trung bình của sáu mục sau tính điểm ngược lại của ba mục tích cực-tiêu cực (Phần G) [47].
Bài kiểm tra Thái độ ăn uống EAT-26 được sử dụng như một công cụ sàng lọc bao gồm 26 câu hỏi được sử dụng để xác định rối loạn thói quen ăn uống và lo lắng về cân nặng ở trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên đại học. Tất cả các mục đều dựa trên thang điểm kiểu Likert, từ 1 (Không bao giờ) đến 6 (Luôn luôn). Điểm cao (>20) cho thấy có nguy cơ rối loạn cao hơn các mẫu cần phải được điều tra thêm bởi một chun gia có trình độ. Điểm thấp (< 20) vẫn có thể phù hợp với các vấn đề ăn uống nghiêm trọng, vì việc phủ nhận các triệu chứng có thể là một vấn đề với rối loạn ăn uống. Kết quả phải được giải thích cùng với lịch sử cân nặng, BMI hiện tại (chỉ số khối cơ thể) và tỷ lệ phần trăm lý tưởng trọng lượng cơ thể. Câu 1-25 điểm tương ứng (Luôn luôn = 3; Thường xuyên= 2; Bình thường = 1; Đơi khi = 0; Hiếm khi = 0, Khơng bao giờ = 0). Riêng câu 26 thì ngược lại (Ln ln = 0; Thường xun= 0; Bình thường = 0; Đơi khi = 1; Hiếm khi = 2, Không bao giờ = 3). (Phần H)
Thang đo Rosenberg Self-Esteem (RSES; Rosenberg, 1965). Thang đo đánh giá lòng tự trọng của học sinh/ sinh viên gồm 10 câu hỏi dạng likert với 5 điểm từ rất đồng ý đến rất không đồng ý. Trong 10 câu này, các câu 2,5,6,8,9 phải đổi điểm trước khi tính tốn. Chúng tơi sử dụng thang đo đã được thích nghi từ một học viên khóa trước. (Phần I)
Thang đánh giá lo âu GAD-7 là trắc nghiệm đánh giá mức độ lo âu. Trắc nghiệm được thiết kế 7 item là những biểu hiện lo lắng của học sinh. Mỗi câu hỏi có 4 sự lựa chọn với số điểm từ 0 đến 3 các học sinh đánh giá vào một câu mà mình lựa chọn. Tổng số điểm sẽ được ghi nhận từ 0 - 21 điểm. Những học sinh nào có thang điểm từ 0 - 4 được coi là khơng có lo âu, từ 5 - 9 được coi là lo âu nhẹ, từ 10 - 14 lo âu vừa, từ 15 điểm trở lên được coi là lo âu nặng. Thang đo đã được thích nghi bởi bác sĩ Lâm Tứ Trung- bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng. (Phần J)