CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Kết luận thực nghiệm
- Các biện pháp sư phạm mà tác giả đã đề xuất có thể thực hiện được trong q trình dạy học nội dung Thống kê theo hướng GDHN và bước đầu đã cho thấy những hiêu quả của nó; góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn tốn và thúc đẩy công tác GDHN ở trường THPT.
- Thông qua việc thực hiện các tình huống, hoạt động dạy nội dung Thống kê theo hướng GDHN, HS tích lũy được cả những kiến thức bộ mơn tốn và cả những tri thức về nghề nghiệp, góp phần hình thành và phát triển những năng lực cần thiết
92
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn đã trình bày quá trình thực nghiệm sư phạm của tác giả tại trường THPT Nguyễn Du – Thanh Oai, qua đó phản ánh kết quả quá trình thực nghiệm sư phạm đạt mục đích đặt ra, kiểm chứng giả thuyết thực nghiệm. Các tiêu chí đánh giá được xây dựng phù hợp với mục đích, giả thuyết nghiên cứu, đảm bảo cho quá trình thực nghiệm thu được kết quả khách quan, chính xác.
Q trình thực nghiệm cùng những kết quả được rút ra từ thực nghiệm cho phép khẳng định: mục đích thực nghiệm đã được hồn thành, tính khả thi của các quan điểm đã được khẳng định, cho thấy tính hiệu quả của việc dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN.
- HS lớp thực nghiệm ngoài được cung cấp các kiến thức về Thống kê còn tăng hiểu biết về nghề nghiệp (hiểu về bản thân hơn, hiểu thế giới nghề nghiệp hơn, tự tin lập kế hoạch nghề nghiệp, sẵn sàng ra quyết định chọn nghề…) cao hơn lớp đối chứng và cao hơn kết quả trong bài khảo sát đầu năm học.
- HS các lớp đối chứng có thay đổi nhận thức về GDHN nhưng khơng nhiều; trong khi HS nhóm thực nghiệm có những thay đổi rất lớn.
- Việc học tích hợp GDHN trong nội dung Thống kê lớp 10 đã đạt mục tiêu đề ra cho GDHN và vẫn đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của môn học.
- HS các lớp đối chứng chỉ nắm được kiến thức của nội dung Thống kê bằng cách có phần khơ khan, dẫn đến hiệu quả tiết học đem lại thấp hơn lớp thực nghiệm.
Thông qua TNSP, tác giả cũng thấy nhiều thách thức đặt ra khi dạy học theo hướng tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong thực tiễn giảng dạy như: Mất nhiều thời gian thiết kế giáo án và thực hiện các hoạt động trên lớp; tinh thần hợp tác trao đổi theo nhóm của HS cịn hạn chế; một số HS chưa
93
làm quen với phương pháp học tập mới; trong lớp các đối tượng HS khơng đồng đều nên với các em có lực học yếu thì việc khám phá kiến thức là khó thực hiện. Tuy nhiên, đa số các em trong lớp TN đều hứng thú với cách học này. Khả năng khám phá kiến thức của các em ngày càng cao khi đã quen dần với dạy học tích hợp giáo dục hướng nghiệp. Thơng qua đó ta thấy, việc dạy học theo hướng tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học nội dung Thống kê toán 10 đã đề xuất có tính khả thi và hiệu quả. Như vậy giả thuyết khoa học đề ra là hồn tốn chấp nhận được
94
KẾT LUẬN CHUNG
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, căn cứ với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, tác giả nhận thấy đã đạt được những kết quả sau:
- Tác giả đã phân tích, tổng hợp được những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan, đồng thời đưa ra một số kết quả mới liên quan đến nội dung dạy học mơn Tốn nói chung, nội dung Thống kê nói riêng theo hướng tích hợp GDHN.
- Thơng qua việc khảo sát thực trạng ở trường THPT Nguyễn Du – Thanh Oai, nghiên cứu đã làm rõ nét căn bản tình hình thực trạng GDHN và tích hợp GDHN trong dạy học nội dung Thống kê Tốn 10.
- Thơng qua việc khảo sát các ví dụ, bài tập trong Sách Giáo khoa Đại số lớp 10, nghiên cứu khẳng định, khi dạy học chủ đề Thống kê, giáo viên cần bổ sung thêm ví dụ và bài tập tích hợp GDHN.
- Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cách vận dụng DHTH giáo dục hướng nghiệp vào trong thực tiễn dạy học đặc biệt là trong các tình huống điển hình của dạy học mơn Tốn như dạy học khái niệm, định lí, quy tắc và giải bài tập.
- Nghiên cứu đã đề xuất được ba biện pháp dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN cho HS với nhiều ví dụ minh họa được lựa chọn. Qua việc sử dụng các biện pháp đó, HS đã phát triển năng lực hướng nghiệp của bản thân, có thêm một số kĩ năng, cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp tương lai, đồng thời có định hướng chuẩn bị ngay từ sớm.
- Những đóng góp của nghiên cứu có thể triển khai, vận dụng trong thực tế trong q trình dạy học nội dung Thống kê Tốn. Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực về dạy học Thống kê cho GV THPT và inh viên các trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo chuyên ngành Sư phạm Toán.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1]. Phạm Tất Dong (chủ biên), Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An (1987), Giáo trình cơng tác hướng nghiệp trong trường phổ thơng, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[2]. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam,
NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng
chương trình tổng thể, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng
mơn Tốn (Ban hành theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT), NXB Giáo dục.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm.
[6]. Đỗ Mạnh Cường (2011), Năng lực thực hiện dạy học tích hợp trong đào tạo nghề, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục chuyên nghiệp.
[7]. Võ Văn Duyên Em (2015), Tích hợp trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông.
[8] Mạnh Hưng, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp , Kinh nghiệm về Giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học ở một số nước trên thế giới, Trường Cao đẳng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học mơn Tốn, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội.
[10]. Lý Đức Kim (2013), Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường Trung học phổ thông của huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.
96
[11]. Nguyễn Văn Khơi (2019), Tích hợp Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học ở trường phổ thơng đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thơng mới, Tạp chí Giáo dục, Số 454 (Kì 2 - 5/2019), tr. 30 – 34.
[12]. Trần Thị Mai Lan (2009), Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.
[13]. Phạm Thị Ngọc Lan (2019), Xây dựng chủ đề tích hợp dạy học
nội dung phương trình và hệ phương trình học sinh cho lớp 9, Luận văn thạc
sĩ khoa học giáo dục.
[14]. Đỗ Thị Bích Loan, Trần Cơng Phong (2018), “Giáo dục hướng
nghiệp và phân luồng học sinh tại Cộng hịa Liên bang Đức”, Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về Khoa học giáo dục, Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
[15]. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 458. [16]. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền và Bùi Văn Quân (2004), Một
số vấn đề về hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội, tr. 40 – 42.
[17]. Quốc hội (2019), Luật giáo dục 2019, luật số 43/2019/QH14 [18]. Xavier Roegiers (1996), Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào
để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[19]. Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn Thị Diễm My (2016), Phát triển năng lực dạy học tích hợp - phân hố cho giáo viên các cấp học phổ thơng,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
[20]. Phạm Văn Sơn (2012), Đổi mới phương pháp, hình thức trong hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, Tạp chí Giáo dục, Số 282 (Kì 2 – 3/2012),
tr. 1– 5.
[21]. Nguyễn Thu Trang (2014), Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học ở trường THPT: Nhiệm vụ của tổ chuyên môn và biện pháp của hiệu trưởng, Tạp chí Giáo dục, Số 336 (Kì 2 – 6/2014).
97
[22]. Phạm Thị Hồng Hạnh, Đinh Tiến Công, Nguyễn Phương Thảo (2019), Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề “Thống
kê" cho học sinh lớp 10 trung học phổ thơng. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt
tháng 7/2019, tr. 221 – 226.
[23]. Tưởng Duy Hải, Đỗ Hương Trà (2016), Học qua trải nghiệm: Mơ hình đào tạo dạy học tích hợp các mơn khoa học cho các giáo viên tương lai, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1, tr. 27
– 33.
[24]. Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh và Phạm Mai Thu (2006),
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[25]. Hồ Ngọc Vinh (2011), Một số vấn đề về dạy học tích hợp trong đào tạo nghề, Tạp chí Phát triển Giáo dục.
B. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
[26]. International Labour Organization (2019), Investing in career guidance.
[27] Nguyen, T. S. (2017), Building integrated topics in teaching mathematics in high school, PhD thesis, Vietnam Academy of Educational
1
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho giáo viên)
Để tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN cho học sinh trong quá trình dạy học mơn Tốn, đề nghị thầy (cơ) vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu vào các ý lựa chọn.
Họ và tên GV:………………………………………………………………
1. Thầy (cô) hãy cho biết mức độ quan trọng của nội dung Thống kê trong chương trình đại số 10?
A. Rất quan trọng. C. Bình thường
B. Quan trọng. D. Khơng quan trọng.
2. Thầy (cô) hãy cho biết nội dung Thống kê trong sách giáo khoa Đại số 10 có thuận lợi cho việc xây dựng một tiết học dạy học tích hợp GDHN không?
A. Rất thuận lợi. B. Thuận lợi.
C. Không thuận lợi.
3. Thầy (cô) hãy cho biết ý kiến về sự cần thiết khi dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN?
A. Rất cần thiết C. Bình thường
B. Cần thiết D. Không cần thiết
4. Trong q trình giảng dạy mơn Tốn, thầy (cơ) có thường xun dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN?
A. Rất thường xuyên C. Không thường xuyên
B. Thường xuyên D. Chưa bao giờ
5. Thầy (cơ) thường gặp khó khăn gì khi dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN?
2
A. Không đủ thời gian để tổ chức dạy học tích hợp GDHN trong 1 tiết học thuộc chủ đề Thống kê.
B. Mất nhiều thời gian chuẩn bị.
D. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.
C. Khó khăn khác: .................................................................................
6. Thầy (cơ) hãy đánh giá mức độ hiệu quả khi dạy học chủ đề Thống kê tích hợp GDHN cho học sinh.
Nội dung đánh giá
Mức độ Rất hiệu
quả Hiệu quả
Bình thường
Kém hiệu quả
Hứng thú của học sinh khi học chủ đề Thống kê Khả năng làm việc nhóm của học sinh Mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh Hình thành năng lực cho học sinh
7. Thầy (cô) hãy cho ý kiến về tính khả thi khi xây dựng một số chủ đề dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN cho HS lớp 10 THPT
A. Rất khả thi B. Khả thi
C. Không khả thi
Ý kiến khác: ……………………………………………………….
8. Thầy (cơ) có dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN cho HS lớp 10 THPT hay khơng?
3 A. Có
B. Khơng
(Nếu có, đề nghị mơ tả rõ): ……………………………………….. ………………………………………………………………………
4
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho học sinh)
Để tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN cho học sinh, đề nghị em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu vào các ý lựa chọn.
Một số thông tin về bản thân:
Họ và tên: .......................................................................
Học lớp:………………………..Trường:…………………………..
1. Em hãy cho biết nhận xét của em khi học nội dung Thống kê trong sách giáo khoa Đại số 10.
A. Rất khó B. Khó
C. Bình thường D. Dễ
2. Em hãy đánh giá khả năng tự học và khả năng làm việc nhóm của bản thân.
Khả năng Mức độ
Tốt Khá Trung bình Yếu
Tự học
Làm việc nhóm
3. Em hãy đánh giá mức độ cần thiết của kiến thức Tốn học nói chung và kiến thức Thống kê nói riêng đối với hoạt động nghề nghiệp trong thế kỉ XXI.?
A. Rất cần thiết B. Cần thiết.
C. Bình thường. D. Khơng cần thiết.
4. Em hãy cho biết thái độ học tập đối với nội dung Thống kê của bản thân em?
5 A. Thích.
B. Bình thường. C. Khơng thích.
5. Em hãy đánh giá mức độ hiệu quả của bản thân khi học một tiết (bài) học nội dung Thống kê theo hướng tích hợp GDHN.
Nội dung đánh giá
Mức độ Rất hiệu
quả Hiệu quả
Bình thường
Kém hiệu quả
Tạo hứng thú khi học nội dung Thống kê tốn 10. Khả năng làm việc nhóm Mức độ lĩnh hội kiến thức. Hình thành năng lực khác nhau.
6. Em đã có định hướng nghề trong tương lai chưa? Hãy kể tên nghề mà em dự định theo đuổi?
A. Có B. Chưa.
7. Em đã có những chuẩn bị gì cho nghề mà em đã chọn?
………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
8. Em hãy đánh giá mức độ yêu thích của việc tích hợp GDHN trong tiết học (bài học) về nội dung thống kê?
A. Rất thích C. Bình thường. B. Thích D. Khơng thích.
6
PHỤ LỤC 3. GIÁO ÁN TIẾT SỐ 1 CHƯƠNG V: THỐNG KÊ
BÀI 1: BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ – TẦN SUẤT (Tiết 45)
I. MỤC TIÊU
Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu các khái niệm: Tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê, bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
- Thông qua khái niệm tần số, tần suất, HS liên hệ với nhiều bài toán thực tế trong lĩnh vực nghề nghiệp
2. Kĩ năng:
- Xác định được tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê.
- Lập được bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp khi đã cho các lớp cần phân ra.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, kỉ luật của HS
- Hứng thú trong học tập, phát huy tính độc lập, sáng tạo và năng lực làm việc theo nhóm.
- Hiểu rõ hơn vai trò và ý nghĩa của thống kê đối với các nghề nghiệp trong xã hội.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án và đồ dùng, phương tiện dạy học như: thước, bảng phụ, bản trình chiếu, phiếu học tập,...
7
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở và đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu:
- Ôn lại khái niệm tần số cho HS.
- Gợi động cơ, trí tị mị, gây hứng thú cho HS, dẫn nhập vào bài mới. b) Nội dung:
Bảng 1. Kết quả khảo sát tìm hiểu sở thích nghề nghiệp trong tương lai của 40 HS lớp 10A1.
Ngành nghề yêu thích Số lượng Chiếm tỉ lệ phần trăm (%)
Dạy học 4 10
Quân đội, công an 5 12,5
Bác sĩ 5 12,5
Dược sĩ 4 10
Kiến trúc sư 4 10
Môt số nghề thuộc ngành nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, kĩ sư nông nghiệp,…
3 7,5
Môt số nghề thuộc ngành lâm nghiệp: Kiểm lâm, kĩ sư lâm nghiệp,…
2 5
Kinh doanh 6 15
Du lịch 3 7,5
Các nghề khác 4 10
8
H1: Số lượng HS thích mỗi ngành nghề có liên quan tới khái niệm nào
trong Thống kê?
H2: Để tính tỉ lệ phần trăm số HS thích mỗi ngành nghề trên tổng số 40
HS lớp 10A1 ta làm như nào?
H3: Để xác định đúng ngành nghề phù hợp với bản thân, theo em cần phải tìm hiểu những gì?
d) Sản phẩm
TL1: Số lượng HS thích mỗi ngành nghề được gọi là tần số. TL2: Ta dùng công thức sau:
Tỉ lệ phần trăm = ×100%
TL3: Để xác định đúng ngành nghề phù hợp với bản thân thì trước tiên phải tìm hiểu những đặc trưng và yêu cầu của nghề đó. Sau đó xem xét nghề đó có phù hợp với sở thích, năng lực và điều kiện của bản thân hoặc của gia đình hay khơng?...
e) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ ở nhà hoàn thành phiếu
khảo sát tìm hiểu sở thích nghề nghiệp trong tương lai của bản thân qua