Bạn Muốn Như Thế Nào, Bạn Sẽ Như Thế Đó

Một phần của tài liệu ngayxuacomotconbo (Trang 40 - 41)

Một niềm tin sai lầm có thể là kết quả của những trải nghiệm đọng lại trong ký ức mặc dù nó khơng cịn giá trị với cuộc đời của bạn nữa. Theo Tiến sĩ C.R. Snyder, giáo sư chuyên ngành tâm lý học lâm sàng tại Đại Học Kansas, trong những năm đầu đến trường, khi các cô cậu bé bắt đầu lo lắng về những điều người khác nghĩ về mình, chúng bắt đầu hóa giải sự chỉ trích bằng cách chối bỏ. Vì vậy chúng bắt đầu đưa ra những lời biện hộ như là một cách để bảo vệ sĩ diện, và sử dụng những lời biện giải như những chứng cớ ngoại phạm cho thành tích yếu kém của mình.

Có lẽ vào năm bạn được 10 tuổi, ơng thầy giáo lớp 5 của bạn đã yêu cầu bạn bước lên trước lớp đọc một bài thơ cho cả lớp nghe. Dù sự trình bày của bạn không đến nỗi quá tệ, thầy giáo vẫn phá lên cười và các bạn trong lớp thì chế giễu bạn. Tất nhiên tồn bộ sự kiện này làm bạn cảm thấy hết sức khó chịu. Ngay lúc đó, bạn quyết định: để không phải lâm vào những tình huống bi hài như vậy một lần nào nữa, bạn sẽ không bao giờ đem thân ra làm trò cười cho người khác bằng việc phát biểu trước đám đông như bạn vừa làm.

Sau nhiều năm được ni dưỡng, con bị này trưởng thành và mập mạp, bạn đã chấp

nhận một điều là mình khơng có năng khiếu nói trước đám đơng. Bạn kết luận rằng mình chẳng có tí năng khiếu nào cho việc đó. Dĩ nhiên, việc bạn biết rằng mình khơng phải là người duy nhất bị đau khổ trong tình huống không may ấy giúp bạn chịu đựng sự thất bại này: “Thật ra mình đâu phải là một tên ngố,” bạn lý giải. “Nói trước cơng chúng là một trong những chuyện đâu phải ai cũng làm được”.

Bây giờ, khi bạn đã 40, 50 tuổi, nếu ai đó trong cơng ty u cầu bạn phát biểu tổng quan về cơng ty, hay trình bày khoảng 10 phút về những thành quả mà bộ phận của bạn đang thực hiện, bạn sẽ lập tức trả lời: “Nè, nếu anh yêu cầu tôi dàn dựng một buổi thuyết trình, tơi sẽ tập hợp thông tin, và in ấn, nhưng đừng bảo tôi lên phát biểu trước tất cả những người đó (ngay cả khi chỉ với một nhóm sáu người), vì tơi thừa biết mình chỉ tổ làm bể dĩa thôi”.

Mặc dù 30 năm qua, bạn chưa từng thử lại lần nào, nhưng bạn cứ cho rằng ngày nay khả năng của bạn cũng khơng khác gì lúc bạn mới lên 10. Phi lý quá!

Bạn có nhận thấy rằng mình đã dễ dàng để cho một niềm tin phi lý chỉ đạo việc gì bạn làm được hay không làm được? Hãy nhớ rằng bất cứ niềm tin sai lầm nào mà chúng ta lưu trữ trong tiềm thức lâu ngày và hợp thức hóa với những hành động của mình thì đó chính là

một dạng của tự kỷ ám thị. Theo thời gian, những kỳ vọng tiêu cực này trở thành những điều được tiên đốn chính xác. Chính điều này ngăn cản người ta đi đến thành công. Loại tự kỷ ám thị này nuôi dưỡng việc lập trình cho một chuỗi những niềm tin ấu trĩ và những khẳng định sai lầm có thể phù hợp tại một thời điểm nào đó nhưng bây giờ khơng cịn xác đáng nữa. Tuy nhiên, vì những niềm tin này còn lưu lại trong não bộ của bạn thay vì bị loại bỏ ngay lập tức, chúng vẫn còn khả năng gây những tác động cực kỳ tiêu cực cho chúng ta.

Hãy nhớ bạn nghĩ về mình thế nào, bạn sẽ trở thành thế đó. Nó đưa đến nguy cơ bạn cho phép những suy nghĩ tiêu cực xâm nhập vào đầu óc mình. Điều đáng mừng là chính bạn lại đang đứng gác cổng.

Một phần của tài liệu ngayxuacomotconbo (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)