Chiến lược giới hạn tĩnh (cận cố định)

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý hệ điều hành (Nghề: Quản trị mạng - Trung cấp) - Trường CĐ Kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : ĐIỀU KHIỂN BỘ NHỚ

2. Điều khiển bộ nhớ liên tục theo đa bài toán

2.1. Chiến lược giới hạn tĩnh (cận cố định)

Một trong những phương pháp điển hình phân phối bộ nhớ liên tục là chiến lược giới hạn tĩnh còn gọi là chiến lược phân chương (tương ứng với chế độ MFT của hệ điều hành). Bộ nhớ được chia thành các chương: gán tên chương, địa chỉ, dung lượng trong quá trình khởi tạo hệ điều hành. Hình 3.4 cho một hình ảnh phân chương bộ nhớ và việc phân phối bộ nhớ cho một số chương trình.

184K P4(72K)

Hình 3.1 Bộ nhớ được phân chương

Đối với ví dụ theo hình vẽ 3.1, bộ nhớ được phân ra thành 5 chương: P0 (32K), P1 (40K), P2 (40K), P3 (72K), P4 (72K). Chương P0 được dành cho nhân, mỗi chương cịn lại đã có một chương trình được tải (load). Kích cỡ (dung lượng) trung bình của mỗi chương phụ thuộc vào dung lượng của bộ nhớ và số lượng chương. Các chương trình được gán số hiệu để chỉ có thể tải vào những chương trình nhất định. Nảy sinh trường hợp có thể có những chương rỗi mà khơng tải được chương trình: lớp gắn với nó bị bận hoặc độ rộng của chương khơng đủ để tải. Lúc đó hoặc hệ thống hoặc thao tác viên thực hiện việc thay đổi lớp gắn cho chương trình hoặc thay đổi số lượng chương, kích cỡ chương song phổ biến là thao tác viên dùng lệnh để thực hiện cơng việc đó. Tuy điều đó xem ra có vẻ thủ cơng song tránh được sự phức tạp cho chương trình điều khiển.

Để quản lý bộ nhớ trong trường hợp này, sử dụng bảng mơ tả chương (partition description table: PDT), có dạng:

Số hiệu chương Địa chỉ Độ dài Tình trạng

0 0K 32K Đã load

1 32K 40K Đã load

2 72K 40K Đã load

3 112K 72K Đã load

4 184K 72K Đã load

Đối với một bài tốn, nó được gắn với một vài chương bộ nhớ, chiến lược phân phối bộ nhớ cho nó có thể được kể làm hai hướng: phân phối nhanh nhất (gặp chương được gắn, đủ độ rộng đầu tiên), phân phối tối ưu (chọn chương với vùng nhớ dư thừa là ít nhất). Trở lại vấn đề vướng mắc khi phân phối bộ nhớ:

-Khơng có chương nào đủ để phân phối cho chương trình; -Mọi chương đã được tải;

-Một số chương rỗi, mỗi chương rỗi khơng đủ chứa bài tốn song nối vài chương rỗi tạo ra một vùng nhớ đủ để tải bài toán.

Việc phân phối bộ nhớ cho bài tốn (q trình) được coi như gắn với mỗi chương có 1 dịng xếp hàng các bài tốn cần được phân phối bộ nhớ đối với nó. Mỗi bài tốn lại có thể gắn với một vài chương, có sự chung

72K P2(40K)

32K P1(40K)

0K P0(32K)

nhau giữa một số dòng xếp hàng. Việc phân phối bộ nhớ cho một bài toán liên quan tới việc thao tác đối với các dịng xếp hàng nói trên.

Mối liên kết giữa chương và lớp bài tốn khơng phải là luôn chặt chẽ. Như trên đã thấy, tồn tại một số cách thức thay đổi mối liên kết nói trên (hoặc do chương trình hệ thống hoặc do thao tác viên v.v…).

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý hệ điều hành (Nghề: Quản trị mạng - Trung cấp) - Trường CĐ Kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)