CHƯƠNG 3 : ĐIỀU KHIỂN BỘ NHỚ
2. Điều khiển bộ nhớ liên tục theo đa bài toán
2.2 Chiến lược giới hạn động (cận thay đổi)
Như trên đã thấy, chế độ phân phối cận cố định (phân phối tĩnh) nảy sinh một số vấn đề trong việc sử dụng tối ưu bộ nhớ, với phương án khắc phục đưa vào lệnh của thao tác viên. Trong cách thức phân phối liên tục bộ nhớ, chế độ giới hạn thay đổi được áp dụng.
Trong chế độ này (tương ứng với chế độ MVT của hệ điều hành), bộ nhớ không chia thành các chương giống như ở chế độ giới hạn cố định. Các chương trình nạp liên tục vào bộ nhớ cho đến khi cịn nạp được. Một ví dụ về hình ảnh của bộ nhớ trong được cho trong hình 3.2.
Trong quá trình làm việc, các chương trình được thực hiện và giải phóng, các vùng bộ nhớ giải phóng đó có thể liên tục hoặc rời rạc. Sử dụng vùng bộ nhớ đó ra làm sao. Một số tình huống nảy sinh (hình 3.2).
Trên hình vẽ thứ 6, chương trình 4 (Prg 4) được giải phóng đầu tiên. Ngay trước chương trình 4, một vùng nhớ rỗi với dung lượng 20K. Khi giải phóng chương trình 4, có một vùng rỗi liên tục với dung lượng 102K. Chương trình 8 với độ dài 52K được tải vào trong bộ nhớ trong và sau đó chương trình 6 được giải phóng. Hiện tại, trên dịng đợi, đến lượt chương trình Pr9 có độ dài 80K. Mỗi vùng rỗi riêng rẽ trong bộ nhớ không thể chứa nối chương trình 9, trong khi đó dung tích rỗi tổng cộng là 88K. Hệ thống cần nhập hai vùng nhớ rỗi trên để nạp được chương trình Pr9.
24K Prg.2 Prg.2 Prg.2 82K Prg.4 Prg.4 Prg.4 42K Rỗi Rỗi 30K Rỗi 50K Prg.3 92K 62K Prg.5 26K Prg.1 Prg.1 32K Nhân Nhân 24K Prg.2 Prg.2 Prg.2 82K Prg.4 Prg.4 82K Prg.4 30K Rỗi Rỗi 20K Rỗi 62K Prg.5 118K 60K Prg.7 26K Rỗi 38K Prg.6
32K Nhân Nhân Nhân
Hình 3.2. Các hình trạng bộ nhớ với cận thay đổi
Điều khiển bộ nhớ theo cận thay đổi sử dụng linh hoạt tối ưu bộ nhớ, tránh được một số hạn chế so với cận cố định (cho phép độ dài của mơdun
chương trình lớn) và miền nhớ rỗi được sử dụng linh hoạt. Tuy vậy, công việc phân phối bộ nhớ là phức tạp.
-quản lý bộ nhớ luôn thay đổi
-định vị lại bộ nhớ cho các chương trình.
Khi chương trình đang hoạt động, nó đang ở trạng thái trung gian, nếu khơng có những cơ chế thích hợp thì việc định vị lại sẽ ảnh hưởng đến sự thực hiện chương trình. Điều này cũng liên quan đến vấn đề địa chỉ hóa trong chương trình: sử dụng địa chỉ cở sở khơng tường minh. Chỉ khi có thể quy chiếu trên địa chỉ khơng tường minh mới có thể giải quyết được bài toán định vị lại như trên.
Mặc khác, không phải thời điểm nào cũng cho phép định vị lại. Chương trình đang đợi kết quả của cơng việc vào/ra thì việc định vị lại gặp trở ngại lớn trong vấn đề liên kết kết quả công việc vào/ra với chương trình.
Vấn đề định vị lại có ý nghĩa không chỉ trong phân phối bộ nhớ liên tục mà cả trong phân phối bộ nhớ gián đoạn. Việc sử dụng địa chỉ tương đối là một hình thức phù hợp với việc định vị lại. Có một số cách thức liên quan đến định vị lại: định vị tĩnh và định vị động.