0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Kết hợp phân đoạn và phân trang

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH (NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG - TRUNG CẤP) - TRƯỜNG CĐ KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 62 -64 )

CHƯƠNG 3 : ĐIỀU KHIỂN BỘ NHỚ

3. Điều khiển bộ nhớ gián đoạn

3.4. Kết hợp phân đoạn và phân trang

Điều khiển trang thuận tiện, dễ thể hiện, song mắc một nhược điểm là nếu độ dài của trang quá bé thì tăng trao đổi vào – ra, còn nếu độ dài của trang lớn có thể gây ra lãng phí cả về trao đổi và bộ nhớ.

Điều khiển theo segment có tính linh hoạt hơn về độ dài các segment song do độ dài đa dạng cũng tạo ra phức tạp trong thực hiện việc điều phối bộ nhớ.

Giải pháp trộn (trang – segment) cố gắng phát huy ưu điểm từ trong các giải pháp nói trên.

A0 A1 A2 A3 B0 B1 B2 C0 C1

Chương trình A chương trình B chương trình

C

Khơng gian bộ nhớ ảo (các segment –trang)

A1 B0 C1

Các segment – trang trong bộ nhớ vật lý

Hình 3.10. Phân phối trên bộ nhớ ảo và bộ nhớ thực trong chế độ segment – trang.

Trong giải pháp trang- segment, gia cố d trong cặp (s, d) được thay thế bởi cặp (p, i) trong giải pháp trang. Địa chỉ ảo (s, d) được thay thế bởi bộ ba (s, p, i) trong đó mỗi segment sẽ bao gồm một số nguyên các trang: phần tử chỉ khơng những segment mà cịn cả trang trong segment đó (độ dài segment tính theo trang mà khơng theo byte). Phần tử để tham chiếu trong trường hợp này không phải là segment mà là bảng segment: nó chỉ dẫn đến bảng này và độ dài hiện tại của segment tính theo trang. Một vài cơng việc có thể cùng sử dụng một segment. Có thể biểu diễn hướng tới bộ nhớ như dưới đây.

00200 00215 01800 00300 00300 00200 15 01 326 + +

00301 1 46

46000 46326 46999

Hình 3.11. Ví dụ trong điều khiển bộ nhớ segment- trang Như hình vẽ 3.17, sự hướng tới bộ nhớ qua ba giai đoạn:

Đầu tiên tới bảng segment: thanh ghi segment của chương trình cộng với chỉ số segment trong địa chỉ (15+200=215).

Chỉ số trang trong địa chỉ với trang bắt đầu của segment 215 (00300+1=00301)

Chỉ số trong nội tại trang: 46*1000+326=46326

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. So sánh sự khác biệt giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic

2. Giả sử bộ nhớ trong được chia thành các vùng nhớ có kích thước 600Kb, 500Kb, 200Kb, 300Kb, (theo thứ tự), cho biết các chương trình có kích thước 212Kb, 417Kb, 112Kb, 426Kb (theo thứ tự) sẽ được cấp phát bộ nhớ như thế nào nếu sử dụng phương pháp First –Fit và Best Fit. Phương pháp nào cho phép sử dụng bộ nhớ hiệu quả.

3. Trình bày điều khiển bộ nhớ vật lý theo chiến lược cận cố định.Cho ví dụ minh họa.

4. Trình bày điều khiển bộ nhớ vật lý theo chiến lược cận thay đổi.Cho ví dụ minh họa.

5. Trình bày điều khiển bộ nhớ logic theo cấu trúc Overlay.Cho ví dụ minh họa.

6. Trình bày điều khiển bộ nhớ theo kĩ thuật phân đoạn 7. Trình bày điều khiển bộ nhớ theo kĩ thuật phân trang HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Dựa vào khái niệm địa chỉ vật lý và địa chỉ logic để phân biệt

2. Sắp xếp các vùng nhớ rỗi theo thứ tự sau đó đưa các chương trình lần lượt vào bộ nhớ theo các phương pháp First Fit là chọn cái đầu tiên (chọn vùng nhớ đầu tiên đủ để chứa chương trình), Best Fit là chọn cái

tốt nhất (chọn vùng nhớ đủ chứa chương trình nhưng có độ dư thừa là ít nhất).

3. Dựa vào phần điều khiển bộ nhớ chiến lược giới hạn tĩnh để trình bày và cho ví dụ.

4. Dựa vào phần điều khiển bộ nhớ chiến lược giới hạn động để trình bày và cho ví dụ.

5. Overlay là chương trình chia thành các modul nhỏ và một số modul sẽ dùng chung vùng nhớ. Vẽ cây chương trình .

6. Dựa vào phần điều khiển bộ nhớ theo phân đoạn ở giáo trình để trình bày tóm tắt kĩ thuật này.

7. Dựa vào phần điều khiển bộ nhớ theo phân trang ở giáo trình để trình bày tóm tắt kĩ thuật này.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH (NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG - TRUNG CẤP) - TRƯỜNG CĐ KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 62 -64 )

×