1.1 .Khái niệm quá trình
3. Điều phối quá trình
Mục tiêu : Nắm nguyên lý điều phối các quá trình được thực hiện trên CPU, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên CPU.
3.1. Nguyên tắc chung
Điều phối chọn trong q trình đang có mặt trong hàng đợi, ở trạng thái sẵn sàng và có độ ưu tiên cao nhất. Tồn tại rất nhiều quan điểm liên quan đến việc xác định độ ưu tiên, chẳng hạn: thời điểm tạo ra q trình, thời điểm xuất hiện cơng việc, thời gian phục vụ, thời gian đã dành cho phục vụ, thời gian trung bình quá trình chưa được phục vụ v.v… Các yếu tố này được tính tốn, đánh giá theo các phương pháp khác nhau và do đó tồn tại nhiều nguyên tắc điều phối khác nhau.
Tiêu chuẩn chọn một cách thức điều phối CPU là: cần chú ý tới việc nó ảnh hưởng như thế nào tới thời gian chờ đợi xử lý, tức là thời gian chi
phí của q trình đó trong trạng thái chuẩn bị tới trạng thái sử dụng. Đối với người dùng, các kiểu chờ đợi sau đây của quá trình trong hệ thống là không phân biệt:
-Thời gian trong trạng thái chuẩn bị; -Thời gian trong trạng thái kết khối;
-Thời gian quá trình trong đầu vào chờ đợi tài nguyên.
Như đã nói, có nhiều nguyên lý để điều phối; ở đây chỉ xem xét những nguyên lý chung và phổ biến nhất cũng như khảo sát những chiến lược để cài đặt các nguyên lý trên.
3.2. Các trình lập lịch (long term, short term)
Định thời biểu dài (long-term scheduling) (hay định thời biểu công
việc) là chọn các quá trình được phép cạnh tranh CPU. Thông thường, định thời biểu dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc xem xét cấp phát tài nguyên, đặc biệt quản lý bộ nhớ.
Định thời ngắn (short-term scheduling) là sự chọn lựa một quá trình
từ các hàng đợi sẵn sàng.