Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 36 - 40)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

2.1. Quan niệm của các bậc cha mẹ trong việc đánh giá bậc thang nhu cầu về

2.1.3. Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ nhóm tuổi

Quan niệm về giá trị con cái giữa các nhóm khách thể ở các lứa tuổi khác nhau thể hiện nhiều sự khác biệt gắn liền với sự biến đổi về chất trong tư duy trong các giai đoạn phát triển tự nhiên của chu trình sống cơ bản. Việc kết hơn và làm cha mẹ là hai sự kiện quan trọng đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trưởng thành và là khởi nguồn cho một quá trình hình thành và chiếm lĩnh các vai trị xã hội mới trong gia đình, xã hội. Do vậy, ý nghĩa của đứa con và quan niệm của các bậc cha mẹ về sự thỏa mãn các nhu cầu mong muốn được đáp ứng từ phía con cái như một nguồn giá trị “sinh lời” sẽ có sự thay đổi trên cơ sở những cảm xúc và trải nghiệm cá nhân trong những mốc thời gian xác định. Mỗi một cá thể, không phụ thuộc vào tuổi tác, đều có những kinh nghiệm, niềm tin, các giá trị, các quan niệm khác nhau khi nhận thức và đánh giá một vấn đề nào đó mang ý nghĩa cá nhân, tuy nhiên vẫn có một điểm chung xác định như một sự hợp thức hóa những nhu cầu mong đợi cá nhân.

Bảng 2.3: Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ nhóm tuổi (%) Giá trị Nhóm tuổi Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Khơng quan trọng Rất khơng quan trọng

Giá trị tâm lí (I) 0,0 6,0 36,0 58,0 0,0

(II) 2,2 7,5 35,5 51,6 3,2 (III) 0,0 14,3 57,1 28,6 0,0 Giá trị tình cảm (I) 28,0 52,0 20,0 0,0 0,0 (II) 22,6 49,5 24,7 1,1 2,2 (III) 28,6 71,4 0,0 0,0 0,0 Giá trị kinh tế Sig = 0,05 (I) 0,0 0,0 2,0 8,0 90,0 (II) 1,1 2,2 6,5 20,4 69,9 (III) 0,0 0,0 0,0 57,1 42,9 Giá trị hôn nhân (I) 44,0 34,0 20,0 2,0 0,0 (II) 47,3 30,1 20,4 1,1 1,1 (III) 57,1 14,3 28,6 0,0 0,0 Giá trị tự khẳng định (I) 28,0 8,0 22,0 32,0 10,0 (II) 29,0 10,8 11,8 25,8 22,6 (III) 14,3 0,0 14,3 14,3 57,1

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra) Ghi chú:

(I): Từ 18- 35 tuổi(II): Từ 36-54 tuổi (III): Từ 55 tuổi trở lên

Kết quả nghiên cứu chỉ ra bảng tổng sắp mức độ quan trọng của các nhóm giá trị liên quan đến con cái theo quan niệm của các bậc cha mẹ ở các nhóm tuổi khác nhau. Dễ nhận thấy rằng, giá trị hơn nhân và giá trị tình cảm nhìn chung được đánh giá có tầm quan trọng cao nhất trong bảng giá trị. Điều này càng một lần nữa khẳng định vai trị của đứa con trong cuộc sống hơn nhân với ý nghĩa “làm cho đời sống tình cảm của cha mẹ trở nên phong phú và đa dạng hơn”. Đây là giá trị chung khơng mang tính phân biệt trong quan niệm của các bậc cha mẹ ở các nghề nghiệp

và lứa tuổi khác nhau. Sự khác biệt thể hiện rõ hơn ở việc đánh giá các nhóm giá trị cịn lại trong mẫu khách thể có sự sắp xếp nhất định theo từng nhóm tuổi.

Đối với giá trị tâm lí, xét về mức độ quan trọng của nó trong việc làm thỏa mãn các nhu cầu tâm lí của các bậc cha mẹ, những người từ 55 tuổi trở lên có sự đánh giá cao hơn so với hai nhóm cịn lại. Điều này là do sự nhạy cảm và độ chín về mặt cảm xúc tâm lí được cho là đặc trưng ở giai đoạn lứa tuổi này. Việc xác lập các mối quan hệ thân tình, trong đó có mối quan hệ với đứa con trưởng thành đã là kết quả của mục đích họ muốn đạt được và sự duy trì được thực hiện thơng qua việc thỏa mãn các nhu cầu tâm lí, theo đó con cái chủ yếu đóng vai trị như “nguồn động lực tinh thần” hay giúp “giảm bớt sự cơ đơn” với 42,9% tỉ lệ khách thể ở nhóm tuổi này quan niệm đây là giá trị tâm lí quan trọng nhất. Trong khi đó, nhóm trẻ tuổi hơn có sự dao động về mặt cảm xúc tâm lí nhiều hơn theo hướng họ có những ưu thế trong việc tìm kiếm sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lí trong mạng lưới các quan hệ đa dạng hơn, do vậy ý nghĩa của đứa con trong việc bù đắp khoảng trống này có thể được thay thế bởi các nguồn lực cơ hội khác.

Đối với giá trị tự khẳng định, sự khác biệt thể hiện rõ nét nhất ở từng giai đoạn lứa tuổi gắn liền với quá trình tìm kiếm bản sắc cá nhân trong mỗi bước ngoặt của cuộc đời. Khoa học tâm lí định nghĩa “Bản sắc là tổ hợp những biểu tượng bền

vững của con người về bản thân, về vị trí của mình trong thế giới và trong hệ thống các mối quan hệ xã hội, là ý thức về cái Tôi với những phẩm chất riêng độc đáo, thể hiện thống nhất ở tình cảm, nhận thức và hành vi của con người”(Trương Thị

Khánh Hà, 2013:260). Việc làm cha mẹ đã là một tác động tất yếu của quá trình xã hội hóa với những nhiệm vụ và yêu cầu phức tạp, để từ đó, cá nhân với tư cách là cha, là mẹ khẳng định được bản sắc và địa vị nhất định của mình. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lứa tuổi việc nhìn nhận vấn đề này là khác nhau phù hợp với quá trình phát triển nhận thức, những trải nghiệm, mong đợi trong quá trình làm cha mẹ. Ở giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành, sự chuyển đổi vị thế từ vợ chồng sang vị thế cha mẹ được đánh dấu bằng sự ra đời của đứa con, thì đây là khởi đầu của một quãng đường đi tìm kiếm và khẳng định bản sắc cá nhân và địa vị trưởng thành thơng qua q trình chăm sóc và ni dạy con cái, điều này sẽ được hoàn thiện dần ở các giai đoạn phát triển tiếp theo. Maslow cho rằng quá trình này là một cuộc

hành trình “hiện thực hóa bản thân” và đặt nhu cầu này ở đỉnh cao nhất trong thứ bậc các nhu cầu, như một minh chứng biểu thị cho giá trị tự khẳng định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, giá trị tự khẳng định được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng nhất ở các bậc cha mẹ trong độ tuổi trung niên (từ 36-54 tuổi) trong khi nó được xếp ở những bậc thang cuối về mức độ quan trọng ở hai nhóm tuổi cịn lại. Ở giai đoạn thứ nhất, phần lớn là nhóm vợ chồng trẻ với đứa con mới sinh ra hoặc ở độ tuổi còn khá nhỏ, họ chưa ý thức một cách sâu sắc về một phần bản sắc trong bản năng làm cha mẹ. Bước sang độ tuổi từ 36 đến 54 tuổi, đa phần trong số họ có đứa con đã khôn lớn và trưởng thành, việc tìm kiếm bản sắc và khẳng định các giá trị cá nhân thơng qua hình ảnh đứa con trở nên mạnh mẽ và có nhiều sự kỳ vọng nhất bởi kết quả của q trình ni dưỡng được thể hiện rõ nét nhất đối với các bậc cha mẹ ở nhóm tuổi này. Đó được xem là những tiền đề quan trọng cho sự khẳng định địa vị và tìm kiếm bản sắc trong vai trị làm cha mẹ. Giá trị con cái luôn thay đổi theo độ tuổi của chúng, một phát hiện nghiên cứu chỉ ra rằng “Đứa trẻ bị áp đặt chi phí cao

nhất giai đoạn từ 11-30 tuổi và tạo ra mạng lưới lợi ích sau 30 tuổi” (Namkee Ahn,

1995:371), do vậy, khi đứa con trưởng thành, một mắt xích có ý nghĩa quan trọng trong mạng lưới giá trị đó chính là cơ hội được khẳng định bản sắc của riêng mình phù hợp một cách lí tưởng với vai trị làm cha, làm mẹ. Hơn nữa đây là giai đoạn cao nhất của mong muốn khẳng định vị trí và địa vị của mình trong hệ thống các mối quan hệ xã hội và sự thừa nhận xã hội về năng lực làm cha mẹ của bản thân. Do vậy, dễ nhận thấy, việc hướng đến giá trị này của con cái như một yếu tố giá trị có ý nghĩa quan trọng nhất trong bảng giá trị là cách để các bậc cha mẹ ở độ tuổi này thỏa mãn nhu cầu “hiện thực hóa bản thân” một cách trọn vẹn.

Như vậy, tháp nhu cầu về giá trị con cái là biểu hiện rõ nét bậc thang các giá trị mà mỗi cha mẹ mong muốn được đáp ứng từ phía con cái và trật tự thứ bậc của từng nhóm giá trị tương ứng với mức độ thỏa mãn các nhu cầu được phân định rõ về khả năng con cái có thể tạo nên sự hài lòng. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp hình dung ra một mơ hình tháp nhu cầu với đỉnh tháp là giá trị hôn nhân và đáy tháp là giá trị kinh tế. Lí giải mơ hình này dựa trên khả năng tiếp cận đối với các nguồn lực thay thế có thể làm suy giảm vai trị của đứa con theo một giá trị nhất định, theo đó, giá trị hơn nhân và giá trị tình cảm được xem là có ít nhất

nguồn lực thay thế trong việc thỏa mãn nhu cầu đặc biệt trong đời sống hơn nhân, do vậy, đây là hai nhóm giá trị được xếp ở vị trí đầu tiên cho những nhu cầu quan trọng; trái lại, giá trị tâm lí, giá trị tự khẳng định và giá trị kinh tế lần lượt là những nhóm giá trị được xếp sau cùng trong tháp nhu cầu về giá trị con cái do cá nhân có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội hơn trong việc thỏa mãn các nhu cầu này chứ khơng dừng lại ở vai trị của đứa con.

Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh được sự khác biệt trong quan niệm về giá trị con cái tồn tại giữa các nhóm khách thể khác nhau về giới tính, nghề nghiệp và nhóm tuổi. Vấn đề về tính hợp pháp của các vai trò giới được gán cho phụ nữ và nam giới quy định cách nhìn nhận khác nhau trong bậc thang nhu cầu về giá trị con cái. Đặc thù nghề nghiệp gắn liền với trình độ học vấn, thu nhập quy định những đánh giá khác nhau về giá trị con cái theo quy luật bù trừ một cách thích hợp. Do vậy, những thiếu hụt do tác động của nghề nghiệp mang lại sẽ được thỏa mãn hoặc trên thực tế hoặc tiềm ẩn từ phía con cái. Hơn nữa, sự phát triển nhận thức, trải nghiệm, cảm xúc ở mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau góp phần định hình cách nhìn nhận khác nhau về giá trị con cái. Điều này được xem xét phù hợp một cách lí tưởng với việc thỏa mãn các nhu cầu khác nhau ở từng giai đoạn lứa tuổi nhất định, theo đó, giá trị khẳng định hay mục đích“hiện thực hóa bản thân” có ý nghĩa mạnh mẽ nhất ở giai đoạn lứa tuổi từ 36 đến 54 khi mà mối quan hệ với đứa con trưởng thành đóng vai trị như một chất xúc tác giúp thỏa mãn nhu cầu kết nối bản sắc cá nhân với bản năng làm cha mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 36 - 40)