Quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ nhìn từ góc độ các đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 40)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

2.2 Quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ nhìn từ góc độ các đặc

điểm nhân khẩu – xã hội

Giá trị con cái là một tập hợp các vai trò của con cái trong việc thỏa mãn những nhu cầu đa dạng theo cách mà các bậc cha mẹ nhận thức và lượng giá. Quan niệm của từng nhóm khách thể trong đánh giá bậc thang nhu cầu về giá trị con cái ở gia đình được xem là cái nhìn tổng thể và là tiền đề cho những đánh giá, phân tích, so sánh về những phân nhánh nhỏ hơn trong mỗi nhóm giá trị nhất định dựa trên tương quan về giới tính, nghề nghiệp và nhóm tuổi của chủ thể tham gia khảo sát khi thể hiện quan niệm về giá trị con cái. Với cách tiếp cận đi từ cái chung đến

cái riêng, cái tổng thể đến cái bộ phận khi nghiên cứu về giá trị con cái, đề tài hướng đến việc làm sáng rõ bậc thang nhu cầu về giá trị con cái trước khi tiến hành phân tích và đánh giá các yếu tố giá trị cụ thể liên quan đến việc thỏa mãn các nhu cầu đa dạng mà con cái có thể đáp ứng cho cha mẹ. Tập hợp các nhu cầu đó được cụ thể hóa thành các bảng giá trị đối với từng nhóm giá trị tương ứng, qua đó, kết quả nghiên cứu chi ra được khả năng thiên về một giá trị cụ thể nào đó được xem là phù hợp với vai trò giới, đặc thù nghề nghiệp và nhóm tuổi thơng qua việc so sánh tương quan các biến số độc lập (giới tính, nghề nghiệp, nhóm tuổi) trong mối quan hệ với quan niệm về giá trị con cái của từng nhóm khách thể nhất định.

2.2.1. Giá trị tâm lí

Giá trị tâm lí được đánh giá ở nấc thang thứ tư trong tháp nhu cầu về giá trị con cái. Như được viện dẫn và chứng minh bởi các nghiên cứu trước đó, sự xuất hiện ngày càng đa dạng các nguồn lực thay thế trong việc thỏa mãn các nhu cầu tâm lí của cá nhân đã làm suy giảm ý nghĩa của con cái xét ở khía cạnh này, cùng với đó là sự lên ngơi của các quan niệm mang tính chất phóng khống, tự do về các quyết định sinh con, thời điểm sinh con hay xu hướng độc thân, phổ biến trong giới trẻ hiện đại, hệ quả của một tư tưởng hôn nhân mà ngưỡng giá trị tâm lí do con cái mang lại khơng có tác động mạnh mẽ trong động cơ kết hôn và sinh con ở gia đình.

Bảng 2.4: Bậc thang giá trị tâm lí theo quan niệm của người trả lời (%)

Các yếu tố giá trị N %

Con cái là niềm vui, hạnh phúc 106 70,7

Con cái là niềm tự hào 105 70,5

Con cái là nguồn động lực 100 66,7

Con cái giúp giảm bớt sự cô đơn 89 59,7

Con cái mang đến những trải nghiệm mới lạ 60 40,3

Con cái giúp thỏa mãn bản năng làm cha mẹ 57 38,3

Xét trong bậc thang nhu cầu thì nhóm giá trị này vẫn có một vị trí quan trọng nhất định và sự thỏa mãn những nhu cầu đa dạng thuộc phạm trù giá trị này thể hiện rõ ở việc sắp xếp trật tự thứ bậc của từng yếu tố có liên quan đến vai trị

tâm lí của đứa con. Những chỉ số giá trị liên quan đến mức độ thỏa mãn những nhu cầu tâm lí mà con cái được xem là nguồn lực đáp ứng đã cho thấy được điều gì là quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở ý nghĩa của con cái xét ở phương diện những đóng góp về giá trị tinh thần là chủ yếu. Một chuỗi các giá trị liên quan đến “niềm vui, hạnh phúc, niềm tự hào” hay “nguồn động lực” được xếp theo mức độ quan trọng của trật tự thứ bậc những sự hài lòng của các bậc cha mẹ về vai trị “tâm lí” của con cái. Đó chính là những giá trị cao nhất trong bảng giá trị tâm lí mà con cái được gán và mong đợi có thể đáp ứng theo sự lượng giá của các bậc cha mẹ, dẫn theo ghi nhận của một cuộc phỏng vấn sâu “Hơn hết con cái là niềm vui, niềm hạnh phúc,

niềm tự hào mà bất kể bậc cha mẹ nào cũng khao khát. Nó là bất biến rồi, khơng thể thay đổi được, vì ngay từ khi con sinh ra cho đến khi con trưởng thành, những cảm xúc ấy vốn tự có khi có sự hiện diện của đứa con trong gia đình” (Nữ, 35 tuổi,

CBCC). Giá trị tâm lí khơng phải là một phạm trù giá trị đặc biệt, biểu hiện ở chỗ đây khơng phải là nhóm giá trị được đánh giá cao nhất trong bảng giá trị con cái nhưng tầm quan trọng của nó lại có ý nghĩa nhiều hơn khi so sánh với những nguồn lực có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu tâm lí của các bậc cha mẹ. Đó là khi cha mẹ có thể tìm thấy những cảm xúc đó trong bất kì khơng gian xã hội nào, nhưng khi gia đình là điểm cuối cùng để trở về, con cái vẫn là thứ có sức mạnh giải tỏa tinh thần to lớn nhất. Như vậy, con cái chính là điểm khởi đầu cho những động lực trong cuộc sống và cơng việc và cũng là đích cuối cùng cho mọi nỗ lực của bố mẹ “Con cái là động

lực, là tiền đề, cơ sở, là nguồn động viên cho mình để mình có thể vững bước hơn, tự tin hơn, đơi khi là mình cố gắng nỗ lực nhiều hơn để khẳng định mình, khẳng định địa vị, vị thế, vai trò cũng như là vươn tới các cơ hội để có thể kiếm được thu nhập cao hơn”(Nữ, 29 tuổi, CBCC). Suy cho cùng, chiều sâu trong giá trị tâm lí mà con cái

mang lại được phần lớn các bậc cha mẹ đánh giá thiên về những cảm xúc cá nhân nhiều hơn khi đặt trong so sánh với các nhóm giá trị khác.

Giả thuyết nghiên cứu đặt ra rằng, cá nhân với tư cách làm cha, làm mẹ sẽ có những cảm thức riêng và đặc thù trong việc nhìn nhận giá trị con cái, như một cách để xác định các nhu cầu cá biệt mong muốn được đáp ứng từ phía con cái. Do vậy, khi đánh giá về những giá trị thuộc về tâm lí, việc phân tích vấn đề này dưới góc độ giới tính góp phần làm sáng rõ hơn nữa sự khác biệt quan niệm giữa cha và mẹ.

Bảng 2.5: Quan niệm về giá trị tâm lí nhìn từ góc độ giới tính (%)

Các yếu tố giá trị Nam Nữ

Con cái là niềm vui, hạnh phúc* 38,2 61,8

Con cái là niềm tự hào*** 56,2 43,8

Con cái mang đến trải nghiệm mới lạ*** 5,0 95,0

Con cái là nguồn động lực* 51,0 49,0

Con cái thỏa mãn bản năng làm cha mẹ** 26,3 73,7

Con cái giúp giảm bớt sự cô đơn 48,3 51,7

Ghi chú: Mức độ kiểm định *p<0,05; **p<0,01; ***p<0,001 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra

Thước đo về sự thỏa mãn những nhu cầu tâm lí được cụ thể hóa bởi những yếu tố cảm xúc mà các bậc cha mẹ đánh giá như một nguồn giá trị tinh thần mà con cái có thể đáp ứng. Xét về sự khác biệt giới tính thì những trạng thái cảm xúc thuộc về tâm lí giữa nam giới và phụ nữ quy định cách nhìn nhận giá trị con cái ở khía cạnh này là khơng giống nhau tùy theo cách mà mỗi giới định mức cho sự thỏa mãn những nhu cầu đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ý thức con cái là niềm tự hào ở nam giới mạnh hơn phụ nữ, có thể do nam giới sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc “trao cho con cái nhiệm vụ chăm lo việc tái hiện hình mẫu gia đình hoặc việc đạt được thành cơng trong thăng tiến xã hội của gia đình”, sự tự hào này mang đến cho họ nhiều ý nghĩa hơn so với phụ nữ. Mặt khác, những “trải nghiệm mới lạ” với con và sự “thỏa mãn bản năng làm mẹ” là những nhu cầu đặc biệt hơn đối với phụ nữ trong khi nam giới dường như có ít sự kỳ vọng hơn khi đánh giá giá trị con cái ở khía cạnh này. Điều này thuộc về “cảm thức” của những ông bố, bà mẹ một phần bị quy định bởi sự khác biệt về chức năng sinh sản của phái nam và phái nữ, theo đó vai trị tái sinh sản của nữ giới mang đến cho họ những trải nghiệm từ khi mới chỉ hình thành bào thai cho đến khi con được sinh ra, nam giới không thể chạm tới được những trạng thái cảm xúc đó. Do vậy, nhu cầu thỏa mãn bản năng làm cha mẹ ở phụ nữ cũng mạnh hơn so với nam giới.

Bảng 2.6: Quan niệm về giá trị tâm lí quan trọng nhất nhìn từ góc độ giới tính (%)

Các yếu tố giá trị Nam Nữ

Con cái là niềm vui, hạnh phúc 9,1 8,4

Con cái là niềm tự hào 18,2 3,6

Con cái mang đến trải nghiệm mới lạ 1,5 38,6

Con cái là nguồn động lực tinh thần 47,0 12,0

Con cái thỏa mãn bản năng làm cha mẹ 10,6 33,7

Con cái giúp giảm bớt sự cô đơn 13,6 3,6

Mức độ kiểm định: p<0,05 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra

Yếu tố cảm xúc nào được xem là có giá trị nhất về mặt ý nghĩa tâm lí mà con cái là nguồn lực tiềm năng trong việc giúp các bậc cha mẹ giải tỏa các nhu cầu tinh thần, nhất là trong cuộc sống xô bồ nhiều áp lực của xã hội hiện đại. Kết quả nghiên cứu thực địa chứng minh sự khác biệt giới tồn tại trong quan niệm về sự thỏa mãn những giá trị tâm lí được tiếp nhận từ phía con cái, theo đó, nam giới gán cho con cái nguồn giá trị là “động lực tinh thần” như một biểu hiện của nhu cầu tâm lí cao nhất mà họ kỳ vọng trong vai trò làm cha, ngược lại, nữ giới quy cho con cái có vai trị tâm lí quan trọng nhất thể hiện ở “những trải nghiệm mới lạ” như một đặc quyền của thiên chức làm mẹ, do vậy, đây là yếu tố tâm lí giúp cho người phụ nữ đạt được sự thỏa mãn cao nhất cho những cảm xúc với tình u dành cho con cái. Nói một cách khái quát, ý muốn có được những động lực và sự trải nghiệm quy định cách nhìn của các bậc cha mẹ về giá trị tâm lí quan trọng nhất được kỳ vọng đáp ứng từ phía con cái, tuy có sự khác nhau trong quan niệm với tư cách là cha, là mẹ bởi thực chất “Làm cha, làm mẹ là một trải nghiệm quan trọng và tạo ra khác biệt giới rất

đáng chú ý” (Mai Huy Bích, 2011:91). Lí giải cho điều này dựa trên sự phân biệt

vai trị giới trong gia đình. Nam giới hướng đến thực hiện vai trị cơng cụ thể hiện ở chức năng “liên kết gia đình với xã hội rộng lớn hơn, chủ yếu thông qua sự tham gia của họ trong lực lượng lao động” (J.Macionis, 2004:410, dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2014:61), do vậy, ý nghĩa là cơng cụ “kiếm cơm” trong vai trị trụ cột chính của gia đình mang đến nhiều trách nhiệm và áp lực hơn đối với nam giới, điều này khiến cho nhu cầu về nguồn động lực tinh thần từ phía con cái có tác động tâm lí quan

trọng hơn so với cách nhìn của người phụ nữ về giá trị con cái trong việc thỏa mãn nhu cầu này. Mặt khác, nữ giới thiên về những “tính chất biểu cảm”, liên quan đến các trạng thái cảm xúc và sự nhạy cảm với người khác, do vậy phù hợp với vai trị tình cảm trong gia đình với tư cách là người đảm bảo trách nhiệm chính trong việc ni con, điều này khiến cho những tác động tâm lí của họ thường gắn liền với những trải nghiệm làm vợ, làm mẹ.

Bảng 2.7: Quan niệm về giá trị tâm lí quan trọng nhất nhìn từ góc độ nghề nghiệp (%)

Các yếu tố giá trị Nghề nghiệp

(I) (II) (III) (IV) (V) (VI)

Con cái là niềm vui, hạnh phúc 4,3 12,7 0,0 9,1 0,0 0,0 Con cái là niềm tự hào 14,9 5,5 0,0 11,4 0,0 0,0 Con cái mang đến trải nghiệm mới lạ 23,4 20,0 100,0 22,7 0,0 100,0 Con cái là nguồn động lực tinh thần 27,7 27,3 0,0 27,3 0,0 100,0 Con cái thỏa mãn bản năng làm cha mẹ 23,4 23,6 0,0 22,7 100,0 0,0 Con cái giúp giảm bớt sự cô đơn 6,4 10,9 0,0 6,8 0,0 0,0

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra) Ghi chú:

(I): Cán bộ viên chức (IV): Kinh doanh

(II): Cán bộ tư nhân (V): Nghề tự do

(III): Công nhân (VI): Hưu trí

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khơng có sự khác biệt trong quan niệm của các bậc cha mẹ tại địa bàn nghiên cứu về giá trị tâm lí của con cái, điều này chứng tỏ những điểm chung xác định trong việc thỏa mãn các nhu cầu tâm lí mà các bậc cha mẹ kỳ vọng ở sự đáp ứng từ phía con cái. Điểm nhấn trong bảng giá trị tâm lí của con cái thể hiện ở quan điểm cho rằng “Con cái là nguồn động lực tinh thần”, tức là yếu tố này được đánh giá ở vị trí cao nhất trong bậc thang nhu cầu về giá trị con cái khi được nhìn nhận từ góc độ nghề nghiệp. Kết quả này là phù hợp với nhóm cha mẹ là cơng nhân viên chức nhà nước hoặc tư nhân hay kinh doanh khi thể hiện quan điểm về tầm quan trọng bậc nhất đối với giá trị về nguồn động lực mà con cái mang lại. Tuy nhiên, với các bậc cha mẹ làm công nhân hay nghề tự do, việc đánh giá con cái có ý nghĩa trong việc “mang đến những trải nghiệm mới

lạ”hay “thỏa mãn bản năng làm cha mẹ” được xem là sự thỏa mãn cao nhất cho những nhu cầu tâm lí mà các bậc cha mẹ nhận thấy được ở giá trị tinh thần mà đứa con mang lại. Điều này có thể được lí giải do vai trị và địa vị nghề nghiệp của họ không đáp ứng được một cách tối đa cho việc thỏa mãn nhu cầu này. Đặc thù của nhóm ngành nghề này mang đến ít cơ hội trải nghiệm hay tiếp xúc với những thứ mới lạ, do vậy, việc đứa con ra đời là cách giúp cho họ đáp ứng được những trải nghiệm mới lạ. Trái lại, những người mà cơng việc của họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu đó thì họ sẽ đánh giá thấp hơn vai trị của đứa con trong khía cạnh này. Điều này lí giải tại sao những người có trình độ học vấn càng cao càng có xu hướng sinh ít con vì họ có những điều kiện tận hưởng những trải nghiệm bên ngoài nhiều hơn là trải nghiệm làm cha, làm mẹ.

Bảng 2.8: Quan niệm về giá trị tâm lí quan trọng nhất từ góc độ nhóm tuổi (%)

Các yếu tố giá trị Nhóm tuổi

Từ 18 - 35 tuổi Từ 36-54 tuổi Từ 55 tuổi trở lên

Con cái là niềm vui, hạnh phúc 10,0 8,7 0,0

Con cái là niềm tự hào 6,0 12,0 14,3

Con cái mang đến trải nghiệm mới lạ 24,0 20,7 28,6 Con cái là nguồn động lực tinh thần 24,0 28,3 42,9

Con cái thỏa mãn bản năng làm cha mẹ

28,0 21,7 14,3

Con cái giúp giảm bớt sự cô đơn 8,0 8,7 0,0

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ở mỗi nhóm tuổi nhất định, các bậc cha mẹ gán cho con cái những giá trị tâm lí khác nhau theo mức độ thỏa mãn cho khả năng hài lịng những nhu cầu đó. Có sự tương đồng trong quan niệm về giá trị hơn nhân và giá trị tâm lí của nhóm cha mẹ trong nhóm dưới 35 tuổi khi đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của đứa con như sản phẩm được ni dưỡng góp phần làm thỏa mãn một cách tối đa bản năng làm cha mẹ. Đây là giá trị tâm lí mang lại sự thỏa mãn cao nhất từ phía con cái theo quan niệm của các bậc cha mẹ ở nhóm tuổi này, ghi nhận phỏng vấn sâu một lần nữa chứng minh cho nhận định này:

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở những giai đoạn nhóm tuổi tiếp theo, con cái là nguồn động lực tinh thần có ý nghĩa tâm lí quan trọng nhất đổi với các bậc cha mẹ bởi đây là giai đoạn mà các bậc cha mẹ đi tìm kiếm cơ hội khẳng định năng lực và uy tín của mình trong các mạng lưới quan hệ xã hội. “Sức mạnh đến từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 40)