Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 31 - 33)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

2.1. Quan niệm của các bậc cha mẹ trong việc đánh giá bậc thang nhu cầu về

2.1.1. Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính

Góc nhìn giới tính là một biên độ cho phép tự do trong khuôn mẫu đánh giá quan niệm về giá trị con cái như thế nào là phù hợp với vai trò giới mà mỗi cá nhân đảm nhận, theo đó cách nhìn nhận là khác nhau giữa phụ nữ và nam giới tùy theo cách họ lượng giá mức độ thỏa mãn cho những giá trị được kỳ vọng ở con cái trong vai trò làm cha, làm mẹ. Việc đo lường sự khác biệt này đóng góp vào những tranh luận về vấn đề giới phổ biến trong lĩnh vực khoa học xã hội hiện nay.

Bảng 2.1: Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính (%)

Giá trị Giới tính Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng Rất không quan trọng

Giá trị tâm lí Nam 3,0 7,6 39,4 48,5 1,5

Nữ 0,0 7,1 34,5 56,0 2,4

Giá trị tình cảm

Nam 28,8 45,5 22,7 1,5 1,5

Nữ 21,4 56,0 21,4 0,0 1,2

Giá trị kinh tế Nam 0,0 3,0 7,6 19,7 69,7

Nữ 1,2 0,0 2,4 16,7 79,8 Giá trị hôn nhân Nam 51,5 34,8 10,6 1,5 1,5 Nữ 42,9 27,4 28,6 1,2 0,0 Giá trị tự khẳng định Nam 18,2 9,1 19,7 27,3 25,8 Nữ 35,7 9,5 11,9 27,4 15,5

Như vậy, xét từ góc độ giới tính, sự tương đồng trong quan niệm về điểm đầu và điểm cuối của bậc thang giá trị con cái một lần nữa chứng minh cho sự đề cao giá trị hôn nhân trong khi ý nghĩa về đứa con gắn với giá trị kinh tế đang ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự khác biệt giới thể hiện ở thứ tự sắp xếp về mức độ quan trọng cho giá trị tình cảm và giá trị tự khẳng định trong bậc thang nhu cầu gắn liền với những mong đợi về vai trò giới.Cụ thể, trong khi nữ giới đề cao giá trị tự khẳng định và xếp giá trị này ở vị trí thứ hai sau giá trị hơn nhân thì nam giới lại nhấn mạnh giá trị tình cảm ở vị trí đó. Kết quả này có thể được lí giải xét từ góc độ vai trị giới mà họ đảm nhận. Thứ nhất, đối với giá trị tình cảm, bản thân phụ nữ với vai trị tình cảm trong gia đình đã lấp đầy khoảng trống về nhu cầu tình cảm với đứa con, trong khi đó, nam giới lại bị thiếu hụt đáng kể thứ tình cảm đó bởi trách nhiệm về vai trị giới buộc họ phải dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ bên ngồi gia đình nhiều hơn “Một số nam giới ghen tị về khả

năng sinh con của người vợ và tình cảm gắn bó nảy sinh giữa người mẹ và đứa con” (Trương Thị Khánh Hà, 2013:254). Do vậy, giá trị tình cảm trong gia đình,

đặc biệt với đứa con càng trở nên quan trọng và quý giá với họ, ngược lại nữ giới lại không đánh giá cao giá trị này của con cái bởi một phần bản năng và thiên chức của họ đã ngẫu nhiên trao cho họ những cơ hội thể hiện tình cảm trong mối quan hệ với đứa con. Tuy nhiên, đối với giá trị tự khẳng định, xu hướng thấy rõ rằng, nhu cầu được khẳng định bản thân thông qua con cái ở phụ nữ là mạnh mẽ hơn nam giới. Rõ ràng, nam giới khơng chú ý đến việc có con như một khía cạnh có ý nghĩa đối với vai trò giới của họ theo cái cách mà phụ nữ vẫn nghĩ và dường như vai trò nghề nghiệp của anh ta đã đáp ứng phần nào nhu cầu khẳng định bản thân. Trái lại, nữ giới trong vai trị là người chăm sóc và ni dưỡng chính đối với con, thì hình ảnh đứa con chính là biểu tượng cho những mong đợi xã hội mà với tư cách làm mẹ, người phụ nữ tự khẳng định được những giá trị bản thân thơng qua q trình đó.

Các quan điểm khoa học tranh luận rằng, phụ nữ và nam giới có sự khác nhau về “những lập trình sinh học”, dẫn tới sự khác nhau trong quan niệm, thái độ, hành vi và cách ứng xử khi nhận diện, đánh giá và giải quyết các vấn đề. Mặt khác, những vai trò giới đặc thù được xem như là sự đáp ứng những mong đợi xã hội với tư cách là cha, là mẹ quy định cách nhìn riêng biệt về giá trị con cái trong gia đình.

Việc thể hiện những quan niệm về sự kì vọng ở con cái như một nguồn lực đáp ứng các giá trị cần được thỏa mãn mang màu sắc giới rất rõ nét. Nam giới có ưu thế hơn trong việc ra các quyết định và các chính sách xã hội và chủ yếu thực hiện vai trị cơng cụ trong gia đình, trái lại, nữ giới lại trội hơn trong việc chăm sóc con cái và đảm nhận vai trị tình cảm phù hợp với thiên chức làm mẹ, làm vợ. Điều này được phản ánh rõ nét trong quan niệm về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính, theo đó, sự nhìn nhận về mỗi nhóm giá trị thể hiện rõ những khác biệt do đặc thù giới tính quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 31 - 33)