Khái quát về chung cư CT3 Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 26)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Khái quát về chung cư CT3 Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ

Liêm, Hà Nội

Chung cư CT3 Cổ Nhuế là một quần thể kiến trúc đẹp và hiện đại với đầy đủ các tiện ích cơng cộng, sở hữu vị trí đặc địa rất thuận tiện cho cuộc sống của mỗi gia đình. Khu chung cư CT3 Cổ Nhuế được hưởng mọi tiện ích của khu đơ thị Cổ Nhuế với quy hoạch đồng bộ, không gian xanh, không gian cơng viên, vườn hoa rộng rãi thống mát đảm bảo không gian cho tất cả cư dân sinh sống, thư giãn, tập thể dục và giải trí. Bao quanh khu chung cư Cổ Nhuế là siêu thị Metro – 1 siêu thị bán buôn lớn của thủ đô Hà Nội hiện nay, hệ thống các trường học, cao đẳng và bệnh viện…và hàng loạt các dự án đô thị mới cận kề. Đặc biệt trong quần thể của khu chung cư xây dựng hệ thống trường học liên thông từ mẫu giáo, cấp 1, cấp 2…

Các căn hộ được thiết kế hợp lí, mỗi căn hộ đều có ít nhất 2 nhà vệ sinh, khu giặt đồ, phơi đồ riêng. Phòng khách rộng, khu vực nhà bếp và phịng ăn được thiết kế hiện đại, khơng làm ảnh hưởng mùi thức ăn đến khu vực khác trong căn nhà. Tất cả các phòng ngủ đều được thiết kế để đón ánh nắng trực tiếp từ môi trường tự nhiên. Ngồi ra cịn có các tổ hợp tiện ích khác như bể bơi, sân tennis, công viên cây xanh, hệ thống trường học, bãi đỗ xe…

Tòa CT3 gồm 4 block trong đó block A, D cao 15 tầng, block B, C cao 18 tầng với tổng 680 căn hộ cao cấp, gồm 1978 nhân khẩu, trong đó tạm trú 262 khẩu và thường trú 1716 khẩu.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUAN NIỆMVỀ GIÁ TRỊ CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH TẠI CHUNG CƢ CT3 CỔ NHUẾ PHƢỜNG CỔ NHUẾ 1, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘIHIỆN NAY 2.1. Quan niệm của các bậc cha mẹ trong việc đánh giá bậc thang nhu cầu về giá trị con cái hiện nay

Trong các nghiên cứu thực nghiệm, một số chiều cạnh chính của cấu trúc giá trị con cái đã được xác định và đo lường trong khảo sát về vấn đề gia đình và sinh sản ở quy mơ quốc tế. Tác giả Hoffman (1973), dựa trên việc xem xét các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó, đã xây dựng một nhóm danh sách chín phạm trù để đo lường thực nghiệm về sự biến đổi giá trị con cái gồm: Tình cảm và mối quan hệ; Sự phấn khích và niềm vui; Phát triển và hoàn thiện bản thân; Địa vị trưởng thành và bản sắc xã hội; Kết quả đạt được và sáng tạo; Kinh tế; Đạo đức; Quyền lực và sự ảnh hưởng; So sánh xã hội. Một vài tác giả khác đã xác định cấu trúc ba chiều cạnh chính về giá trị con cái gồm: kinh tế/lợi nhuận, tâm lí và xã hội/truyền thống (Ayse Aycicegi & Kagitcibasi, 2010:176), trong khi Nauck (2014) đưa ra thuật ngữ “Status symbol” như một biểu tượng về vị thế tức là xem xét con cái như một vật sở hữu thể hiện được địa vị và uy tín của cha mẹ trong xã hội nhằm tạo ra sự công nhận xã hội. Xuất phát từ các chiều cạnh nghiên cứu về giá trị con cái ở các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm quy mơ quốc tế, trong khi tại Việt Nam hiếm có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu và phân tích các chiều cạnh cụ thể khi tiếp cận vấn đề giá trị con cái trong bối cảnh xã hội công nghiệp đơ thị, do vậy, trong q trình nghiên cứu và làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào các chiều cạnh giá trị con cái cụ thể gồm 5 nhóm giá trị: giá trị tâm lí; giá trị tình cảm; giá trị hơn nhân; giá trị kinh tế và giá trị tự khẳng định.

Nghiên cứu quan niệm về giá trị con cái là đặt ra một khuôn khổ tham chiếu mới để giải mã cho những thay đổi về mức sinh trong các chiến lược sinh sản của các cặp vợ chồng. Quy luật biến đổi gia đình theo hướng hịa hợp giữa các nhu cầu tâm lí, tình cảm với xu hướng phát triển kinh tế và các cơ hội khẳng định bản sắc cá nhân như một tổ hợp những kỳ vọng về giá trị con cái của các bậc cha mẹ là cơ sở lí giải cho sự suy giảm mức sinh trong xã hội hiện đại. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

tập trung tìm hiểu và phân tích năm nhóm giá trị cụ thể nhằm đưa ra một bức tranh tổng quan về xu hướng kì vọng của các bậc cha mẹ đối với con cái theo một khung giá trị nào đó. Điều này được biểu hiện rõ qua những quan niệm của họ trong việc đánh giá bậc thang nhu cầu về giá trị con cái, từ đó hình thành nên một bảng giá trị với sự sắp xếp thứ bậc mức độ quan trọng của các nhóm giá trị khác nhau. Giá trị được đánh giá cao nhất là thước đo mức độ thỏa mãn mà đứa con được xem như đáp ứng được tốt nhất nhu cầu tương đương với giá trị đó. Trái lại, giá trị được đánh giá thấp nhất thể hiện nhu cầu mong muốn được thỏa mãn ít có ý nghĩa hơn, do vậy nó có vẻ như tồn tại mờ nhạt hay thậm chí khơng có ý nghĩa trong hệ thống những giá trị mà con cái mang lại.

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra)

Biểu đồ 2.1: Mức độ quan trọng của các nhóm giá trị con cái (%)

Biểu đồ trên mô tả bức tranh tổng thể trật tự thứ bậc về mức độ quan trọng của năm nhóm giá trị con cái. Theo đó, điểm đầu và điểm cuối theo thứ bậc quan trọng giảm dần được xác định bởi tỉ lệ lớn nhất các nhóm khách thể đánh giá về mức độ quan trọng cao nhất và thấp nhất tương ứng với nhóm giá trị hơn nhân và giá trị kinh tế. Như vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh trật tự thứ bậc của các nhóm giá trị theo thứ tự như sau: Quan trọng nhất là giá trị hơn nhân, thứ hai là giá trị tình cảm, thứ ba là giá trị tự khẳng định, thứ tư là giá trị tâm lí và cuối cùng là giá trị kinh tế. Ghi nhận phỏng vấn sâu một lần nữa chứng minh cho sự sắp xếp bảng giá trị này “Đầu tiên, con cái là kết quả của một cuộc hơn nhân, thì cái giá trị hơn nhân

đấy theo chị là quan trọng trước nhất. Từ đứa con bắt đầu nảy sinh những mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái, với họ hàng hai bên. Rồi những nhu cầu tâm lí để giải stress, căng thẳng cũng nhờ có con mới được giảm bớt. Riêng đối với

1.3 24.7 0.7 46.7 28 7.3 51.3 1.3 30.7 9.3 36.7 22 4.7 20.7 15.3 52.7 0.7 18 1.3 27.3 2 1.3 75.3 0.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giá trị tâm lí Giá trị tình cảm Giá trị kinh tế Giá trị hôn nhân Giá trị tự khẳng định Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng Rất khơng quan trọng

giá trị tự khẳng định và giá trị kinh tế thì theo chị nó cũng khơng q là quan trọng vì chị cũng ít nghĩ đến, nhưng mà để sắp xếp xem cái gì là quan trọng hơn thì chị nghĩ là tự khẳng định. Vì ngày nay, phần đa mọi người hay bản thân chị cũng thấy rẳng những giá trị vật chất khơng cịn q nặng nề, nhất là khi giá trị đấy lại gắn với đứa con mình sinh ra” (Nữ, 29 tuổi, kinh doanh). Chung cư CT3 Cổ Nhuế, Hà

Nội là một kiểu mẫu đô thị thu nhỏ, sự hiện đại hóa về cơ sở vật chất hạ tầng hạn chế sự gia nhập của các nhóm xã hội có thu nhập thấp trong xã hội, do vậy, ở đây phần lớn là dân nhập cư có mức sống cao, ổn định. Đây là điều dễ thấy để chứng minh cho sự ít đề cao đến những giá trị liên quan đến vật chất, kinh tế, có chăng là xét ở một góc độ khác, giá trị này mới có ý nghĩa trong quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị con cái.

Kết quả nghiên cứu phần nào mô tả được tháp nhu cầu về giá trị con cái bởi đó là biểu hiện của tập hợp các vai trò mà đứa trẻ được xem như là đã thỏa mãn hoặc trên thực tế hoặc tiềm ẩn những nhu cầu của bố mẹ chúng. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó đã lí giải mơ hình nhu cầu này và sự khác biệt về trật tự thứ bậc giữa chúng trên quan điểm “Con cái sẽ được định giá là đáp ứng tốt nhất những

nhu cầu đặc biệt của bố mẹ khi có ít nhất cơng cụ thay thế cho việc thỏa mãn những nhu cầu đó” (Hoffman & cộng sự, 1978:113).Giả định trung tâm của vấn đề này

chính là sự xuất hiện của càng nhiều nguồn lực thay thế sẵn có đối với cá nhân để đáp ứng một nhu cầu nào đó càng làm suy giảm giá trị gắn với nhu cầu đặc thù vốn chỉ được kì vọng ở con cái. Hoffman, trong các cơng trình nghiên cứu xuyên quốc gia về giá trị con cái đã lí giải cho sự suy giảm của những giá trị liên quan đến kinh tế mà cha mẹ kì vọng ở con cái bằng lập luận cho rằng hệ thống xã hội công là nguồn lực thay thế cho vai trò của con cái như tấm thẻ bảo hiểm khi về già cho cha mẹ, theo đó, kết quả nghiên cứu của ơng đã chỉ ra rằng ở một đất nước mà tốc độ cơng nghiệp hóa mạnh như Mỹ, với phần lớn là dân cư đô thị và với hệ thống bảo hiểm xã hội được chính phủ hỗ trợ, trẻ con sẽ ít hơn bất cứ một nơi nào khác để có lợi về kinh tế. 10% người đàn ông ở Mỹ trong mẫu và tỉ lệ nhỏ hơn người phụ nữ đã viện dẫn lợi ích của việc có con về giá trị kinh tế (Hoffman& cộng sự, 1978:101). Kagitsibasi (1982) cũng đưa ra lập luận tương tự rằng với sự thay đổi về lối sống, thiết lập các hệ thống cấp dưỡng xã hội như trợ cấp tuổi già, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe và những thứ tương tự khác trở nên sẵn có đối với người già để họ không phải phụ thuộc vào đứa con trưởng thành của họ cho sinh kế vì vậy dẫn đến

sự suy giảm mức độ phụ thuộc về vật chất liên thế hệ trong gia đình. Điều này lí giải tại sao giá trị kinh tế của con cái trong các gia đình hiện đại xếp ở vị trí cuối cùng trong bảng giá trị về con cái, tương đương với nấc thang cuối cùng của tháp nhu cầu về giá trị con cái, theo đó nhìn nhận dưới sự tác động của những nguồn lực thay thế dẫn đến suy giảm vai trị của đứa con xét ở khía cạnh giá trị này.

Xuất phát từ các quan điểm của các nhà nghiên cứu đã được dẫn ra trước đó, tác giả nhận thấy rằng việc sắp xếp trật tự thứ bậc của các nhóm giá trị con cái như kết quả khảo sát của đề tài phản ánh có thể được lí giải theo hướng các lập luận như vậy. Cụ thể, giá trị hơn nhân và giá trị tình cảm ít có khả năng thay thế vai trị trung tâm của đứa con trong chuỗi giá trị đó, kết quả là, đây là hai nhóm giá trị quan trọng nhất và được xếp ở vị trí những nấc thang đầu tiên trong tháp nhu cầu về giá trị con cái, trong khi đó, cá nhân các bậc cha mẹ có thể tìm kiếm nhiều nguồn lực để thỏa mãn những nhu cầu về tâm lí hay khẳng định bản thân mà khơng nhất thiết đặt kì vọng ở đứa con. Điều này được xem là xuất phát điểm cho những giải thích về hiện tượng khơng kết hôn, không sinh con hay kết hôn muộn đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Tương tự như hệ thống an sinh xã hội hay các dịch vụ bảo hiểm xã hội giúp đảm bảo cho cuộc sống khi về già mà không cần dựa vào con cái của các bậc cha mẹ, do vậy việc áp đặt giá trị kinh tế vào đứa con khơng cịn q nặng nề như trong xã hội truyền thống, thì, sự phát triển và hội nhập của xã hội hay sự kết nối vạn vật trên Internet ngày càng đáp ứng được các nhu cầu tâm lí của mỗi cá nhân cũng như mang đến nhiều cơ hội để cá nhân tự khẳng định được giá trị của bản thân mình trong các mối quan hệ xã hội mà họ thuộc về. Sự xuất hiện của đứa con đôi khi làm gián đoạn hay làm “nhiễu”những cảm xúc trong quá trình phát triển của cha mẹ. Do vậy, nếu xét ở khía cạnh những giá trị này, việc ít con sẽ là sự lựa chọn hợp lí và đây dường như là một thực trạng đang diễn ra trong giới trẻ hiện đại bởi thực chất quan niệm về giá trị con cái thể hiện những nhu cầu riêng tư có thể chuyển hóa thành mong muốn cho một số con cụ thể.

Đề tài đặt ra giả thuyết nghiên cứu rằng các bậc cha mẹ khác nhau về các đặc điểm nhân khẩu - xã hội (giới tính, nghề nghiệp và nhóm tuổi) sẽ có nhận thức khác nhau trong đánh giá bậc thang nhu cầu về giá trị con cái hay nói cách khác, việc lượng giá mức độ thỏa mãn những nhu cầu mong muốn được đáp ứng từ phía con cái phần nào chịu tác động bởi những thuộc tính xã hội - văn hóa, điều này quy định nên cách nhìn nhận, ứng xử của họ về giá trị con cái. Để có những phân tích sâu

hơn về cái nhìn đa dạng đối với bậc thang nhu cầu về giá trị con cái ở các nhóm khách thể khác nhau về giới tính, nghề nghiệp và nhóm tuổi, tác giả thực hiện so sánh tương quan giữa các nhóm cha mẹ với các thuộc tính nhân khẩu – xã hội cụ thể đó với quan niệm của họ về giá trị con cái, từ đó đề tài hướng đến việc chỉ ra xu hướng đánh giá những giá trị liên quan đến việc thỏa mãn các nhu cầu mà con cái mang lại được cho là phù hợp với đặc thù của giới tính, nghề nghiệp và nhóm tuổi. Góc nhìn này được nghiên cứu ở từng nhóm giá trị cụ thể trong tháp nhu cầu về giá trị con cái.

2.1.1. Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính

Góc nhìn giới tính là một biên độ cho phép tự do trong khuôn mẫu đánh giá quan niệm về giá trị con cái như thế nào là phù hợp với vai trò giới mà mỗi cá nhân đảm nhận, theo đó cách nhìn nhận là khác nhau giữa phụ nữ và nam giới tùy theo cách họ lượng giá mức độ thỏa mãn cho những giá trị được kỳ vọng ở con cái trong vai trò làm cha, làm mẹ. Việc đo lường sự khác biệt này đóng góp vào những tranh luận về vấn đề giới phổ biến trong lĩnh vực khoa học xã hội hiện nay.

Bảng 2.1: Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính (%)

Giá trị Giới tính Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Khơng quan trọng Rất khơng quan trọng

Giá trị tâm lí Nam 3,0 7,6 39,4 48,5 1,5

Nữ 0,0 7,1 34,5 56,0 2,4

Giá trị tình cảm

Nam 28,8 45,5 22,7 1,5 1,5

Nữ 21,4 56,0 21,4 0,0 1,2

Giá trị kinh tế Nam 0,0 3,0 7,6 19,7 69,7

Nữ 1,2 0,0 2,4 16,7 79,8 Giá trị hôn nhân Nam 51,5 34,8 10,6 1,5 1,5 Nữ 42,9 27,4 28,6 1,2 0,0 Giá trị tự khẳng định Nam 18,2 9,1 19,7 27,3 25,8 Nữ 35,7 9,5 11,9 27,4 15,5

Như vậy, xét từ góc độ giới tính, sự tương đồng trong quan niệm về điểm đầu và điểm cuối của bậc thang giá trị con cái một lần nữa chứng minh cho sự đề cao giá trị hôn nhân trong khi ý nghĩa về đứa con gắn với giá trị kinh tế đang ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự khác biệt giới thể hiện ở thứ tự sắp xếp về mức độ quan trọng cho giá trị tình cảm và giá trị tự khẳng định trong bậc thang nhu cầu gắn liền với những mong đợi về vai trò giới.Cụ thể, trong khi nữ giới đề cao giá trị tự khẳng định và xếp giá trị này ở vị trí thứ hai sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 26)