Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Mối quan hệ giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc
Tình yêu và hạnh phúc là những điều kỳ diệu mà con ngƣời ln hƣớng tới. Ngƣời ta tìm đến tình u để có đƣợc hạnh phúc viên mãn bên nhau. Có thể nào tình u càng mặn nồng, mãnh liệt thì càng mang đến cho con ngƣời cảm nhận hạnh phúc một cách sâu sắc hơn không?
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc chủ quan, nhƣng các tác giả đều thống nhất ở một điểm, đó là một ngƣời cảm thấy hạnh phúc khi họ thấy yêu thích cuộc sống của chính họ.
Theo tác giả Diener E., hạnh phúc chủ quan là một khái niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn, các trạng thái cảm xúc tiêu cực ở mức thấp và sự hài lòng với cuộc sống ở mức cao [18].
Còn theo cách hiểu của Keyes C. L. M, hạnh phúc (well-being) chính là sự khoẻ mạnh về tinh thần, thể hiện ở những cảm xúc tích cực và sự vận hành tốt các chức năng tâm lý, xã hội trong cuộc sống, bao gồm 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội.
Hạnh phúc cảm xúc (Emotional well-being) thể hiện qua một loạt những dấu hiệu biểu hiện trạng thái cảm xúc tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc đƣợc đo bằng những trạng thái cảm xúc dƣơng tính hoặc sự hài lịng với cuộc sống nói chung.
Hạnh phúc tâm lý (Psychological well-being) thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản thân; mối quan hệ tích cực với những ngƣời khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu trong cuộc sống; làm chủ môi trƣờng xung quanh; tự chủ. Ngƣời hạnh phúc về mặt tâm lý là ngƣời hài lòng với hầu hết những gì ở bản thân, có những mối quan hệ ấm áp và tin tƣởng, tin bản thân mình sẽ phát triển thành ngƣời tốt hơn, có định hƣớng trong cuộc sống, có thể làm chủ mơi trƣờng nhằm thoả mãn nhu cầu và làm chủ những quyết định của bản thân.
Hạnh phúc xã hội (Social well-being) thể hiện ở sự hài lòng với các mối quan hệ liên cá nhân và với môi trƣờng xã hội xung quanh. Trong khi hạnh phúc tâm lý đƣợc đánh giá thơng qua những tiêu chí mang tính cá nhân và riêng tƣ, thì hạnh phúc xã hội lại đƣợc đánh giá qua những tiêu chí mang tính cơng khai và xã hội: sự gắn kết xã hội; sự hiện thực hố xã hội; sự hồ nhập xã hội; sự chấp nhận xã hội và sự đóng góp cho xã hội. Con ngƣời cảm thấy hạnh phúc về mặt xã hội khi họ thấy sự vận hành của xã hội là có ý nghĩa và có thể hiểu đƣợc; xã hội có tiềm năng cho con ngƣời phát triển; cảm thấy họ thuộc về cộng đồng và đƣợc cộng đồng chấp nhận; cảm thấy họ chấp nhận phần lớn những gì trong xã hội; cảm thấy sự đóng góp của mình cho xã hội [18].
Trong nghiên cứu này, chúng tơi tìm hiểu mối tƣơng quan giữa tình u đơi lứa của những ngƣời trƣởng thành với từng mặt của cảm nhận hạnh phúc nói chung. Cụ thể là nghiên cứu ảnh hƣởng của từng thành tố trong tình yêu: sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm đến cảm nhận hạnh phúc của con ngƣời.
Tiểu kết Chương 1
Qua tổng quan nghiên cứu về thực trạng tình u đơi lứa của những ngƣời trƣởng thành hiện nay có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:
1) Nghiên cứu tổng quan các vấn đề cho thấy tình yêu đƣợc con ngƣời quan tâm nghiên cứu từ rất lâu đời trong lịch sử. Tình yêu của con ngƣời rất phong phú và đa dạng, nó ln là đề tài mới mẻ, thôi thúc mỗi chúng ta tìm hiểu nghiên cứu.
2) Tình u đơi lứa của ngƣời trƣởng thành là thứ tình cảm cao cấp của con ngƣời (những ngƣời từ 23 tuổi trở lên), thể hiện ở sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm giữa hai ngƣời.
3) Tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành bao gồm ba thành tố chính: - Sự đam mê trong tình u;
- Sự gần gũi trong tình u;
- Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu.
4) Những yếu tố ảnh hƣởng đến tình u đơi lứa của những ngƣời trƣởng thành mà chúng tôi nghiên cứu là: sự kỳ vọng về hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng; Giới tính, độ tuổi và tình trạng hôn nhân; Một số đặc điểm cá nhân gồm: sự thông minh, sự tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài chính.
5) Sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm có tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc nói chung và tƣơng quan với hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc xã hội.