2.4.1. Chất lượng nguồn nhân l c
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại. Đối với truyền hình cũng khơng ngoại lệ. Khơng thể có một chương trình đạt chất lượng cao nếu đội ngũ những người thực hiện khơng thực sự tâm huyết hay khơng có nền tảng kiến thức cần thiết đối với vấn đề
mình phản ánh. Nhìn chung, đội ngũ sản xuất chương trình của ANTV đã đáp ứng được những yêu cầu đối với một phóng viên, nhà báo. Họ có những phẩm chất đáng quý của những người làm nghề như: sự tâm huyết, sự nhiệt tình trong cơng việc, … Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một vài điểm yếu vẫn cịn tồn tại trong tư duy của những phóng viên thực hiện chương trình. Đội ngũ sản xuất chương trình vẫn chưa chủ động tìm hiểu các vấn đề khó mà vẫn thường tập trung vào những vụ án dễ làm như các chuyên án cướp của giết người, các chuyên án về tội phạm ma túy. Dẫu biết rằng để làm được một chương trình hay thì người đạo diễn phải tìm hiểu vấn đề đó một cách chuyên sâu, hiểu rõ từ gốc đến ngọn của vấn đề. Và đôi khi người đạo diễn đó phải là một người luật sư để có thể chứng minh, lập luận một cách chính xác. Sử dụng các luận cứ chặt chẽ dễ hiểu, để khán giả dễ dàng tiếp thu. Nhưng chính vì sự giới hạn trong thể loại vụ án mà chương trình phản ánh đã tạo nên lối mịn trong những tình tiết được khai thác, trong cách thể hiện trên màn ảnh, … Khơng có những sự đột phá trong lời bình, góc máy, … dẫn tới sự nhàm chán cho khán giả của chương trình. Nếu đạo diễn, biên tập viên chủ động tìm hiểu về những vụ án kinh tế, vụ án liên quan đến công nghệ cao, vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hay diễn biến hịa bình, … thì chắc chắn sức hấp dẫn của chương trình đối với khán giả sẽ được nâng cao lên nhiều lần.
Một nguyên nhân khác dẫn đến những hạn chế cịn tồn tại của chương trình là đội ngũ quay phim cịn trẻ, khâu tổ chức ghi hình với những góc máy và kỹ xảo chưa thực sự đạt được chất lượng như mong muốn.
2.4.2. Điều iện ỹ thuật
Do kinh phí đầu tư cho chương trình cịn nghèo nàn nên chưa có nhiều phương tiện kỹ thuật đặc dụng để đáp ứng nhu cầu ghi lại hình ảnh các chuyên án trong quá trình điều tra. Việc thực hiện ghi hình địi hỏi phải được diễn ra nhanh chóng để tránh làm ảnh hưởng tới công tác điều tra phá án của các chiến sỹ cũng là một bài tốn khó khăn. Nếu các trang thiết bị được trang bị đầy đủ những hình ảnh của chương trình sẽ được đảm bảo chất lượng hơn. Một chiếc camera thu nhỏ sẽ mang lại những hình ảnh quay lén vơ cùng đắt giá mà vẫn giữ được chất lượng hình
ảnh tốt hay một thiết bị thu tiếng đồng bộ chắc chắn sẽ mang lại hiệu ứng âm thanh cao. Những yếu tố này sẽ làm tăng sức thuyết phục của chương trình.
2.4.3. Thời gian sản xuất chương trình
Do áp lực thời gian phải lên sóng hàng ngày, hàng tuần, trong khi đó đội ngũ làm việc lại mỏng nên hầu hết các chương trình đều được sản xuất trong thời gian ngắn. Để sản xuất hoàn thiện một số của chương trình những người thực hiện chương trình cần có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các vụ án để lựa chọn ra một vụ án có thơng tin để phản án, tiếp đó với các vụ án khó thì thời gian để đào sâu nghiên cứu về những tình tiết liên quan của vụ án, những vấn đề xoay quanh vụ án, … mất rất nhiều thời gian và công sức. Mặt khác, do đặc thù về mặt nội dung của chương trình, việc tiếp cận hồ sơ vụ án, thuyết phục nhân thân của nạn nhân, gia đình của kẻ gây án, … cũng thường xuyên vấp phải những khó khăn. Để vượt qua được những khó khăn này những người thực hiện chương trình ln phải bỏ ra rất nhiều công sức cũng như thời gian.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong công tác tuyên truyền về lĩnh vực pháp luật truyền hình đã và đang chứng minh hiệu quả từ quá trình thực hiện tuyên truyền thông qua những chức năng của riêng mình. Khơng chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, đều đặc biệt coi trọng phương tiện báo chí truyền hình để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về an ninh xã hội của đất nước mình.
Các chương trình truyền hình ngày có một vai trị và vị trí quan trọng trong đời sống của người dân. Đặc biệt trong xã hội có xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cơng tác tun truyền về phịng chống tội phạm ngày càng coi trọng. Kênh truyền hình Cơng an nhân dân ANTV ra đời đã đáp ứng được nhu cầu truyền tải thông tin về lĩnh vực đời sống và pháp luật. Đặc biệt là chương trình chuyên đề, chuyên biệt ngày càng thu hút khán giả xem truyền hình bởi nó đi đúng vào nhu cầu thưởng thức và tiếp nhận thông tin của khán giả hiện nay. Những thơng tin mới, hấp dẫn phía sau những chuyên án mà từ trước tới nay người dân chưa từng được biết đến.
Trong chương 2 của luận văn này, tác giả đã phân tích đánh giá về đặc điểm nội dung cũng như hình thức thể hiện của bản tin 113 Online và chương trình Hành trình phá án. Tác giả đã khảo sát tất cả các chương trình đã phát sóng trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 06 năm 2014 từ đó có những phân tích đánh giá về nội dung, hình thức thể hiện, kết cấu chương trình, quy trình sản xuất. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đề cập đến thơng điệp của chương trình, bài học cảnh tỉnh cho người dân đối với các loại tội phạm nguy hiểm và hơn thế nữa công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đã được lồng ghép một cách khéo léo vào trong mỗi chương trình.
Từ những tổng hợp, phân tích đánh giá của chương 2 là tiền đề để đưa ra những nhận định về thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình được phát sóng trên ANTV được phân tích trong chương
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN TRUYỀN HÌNH