Các hình thức giáo dục pháp luật trên truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật trên kênh truyền hình an ninh ( ANTV) (Trang 34 - 42)

1.3. Các hình thức giáo dục pháp luật trên truyền hình và truyền hình Cơng an

1.3.2. Các hình thức giáo dục pháp luật trên truyền hình

1.3.2.1. Tăng cường các chương trình, chuyên mục về tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Báo chí luôn bám sát đường lối, chủ trường của Đảng, bám sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội cả đất nước để chuyển tải đến cơng chúng nói chung những định hướng quan trọng của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội trong thực hiện công cuộc đổi mới. Những chủ trương lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn được các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền mạnh mẽ và chuyên sâu. Trong đó, các kênh truyền hình đã xây dựng được các chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thơng tin khác về pháp luật.

Các chương trình tập trung tuyên truyền, phổ biến hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Hiến pháp, các bộ luật (dân sự, hình sự, hơn nhân gia đình, đầu tư nước ngồi, …), các pháp lệnh của Quốc hội, Nhà nước, cũng như các Nghị định, chỉ thị, thơng tư của Chính phủ, … Thơng qua việc tuyên truyền này, người dân có thể nắm bắt thơng tin một cách đầy đủ, chính xác nhất, để từ đó thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, quyền hạn cơng dân của mình đối với xã hội. Từ đó, giúp người dân nắm vững luật pháp trong nước và quốc tế để phục vụ cho cơng việc, cuộc sống. Nhờ đó cơng tác phịng ngừa tội phạm có thể phát huy hiệu quả một cách tối đa và có chiều sâu.

Trong những năm qua, truyền hình nói chung và báo chí của CAND nói riêng ln giữ vai trị quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, lãnh đạo của các Bộ, Ban, ngành. Riêng với báo chí CAND việc tuyên truyền những chỉ thị, nghị quyết cũng như hoạt động của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Cơng an cịn nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương đã khẳng định tại Hội thảo khoa học “Nâng cao vai trị báo chí trong phịng, chống tội phạm” về mối quan hệ giữa lực lượng báo chí và lực lượng Cơng an đó là: trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thơng góp phần rất quan trọng giúp đỡ lực lượng Cơng an nhân dân hồn thành xuất

sắc nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chính quyền, các thành quả cách mạng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững sự ổn định trật tự an toàn xã hội. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này thì sự phối hợp giữa lực lượng báo chí và lực lượng cơng an là rất cần thiết, địi hỏi tính liên tục, chặt chẽ và thường xuyên nhằm truyền tải thông tin đến người dân một cách chính xác, trung thực, có định hướng và đậm chất nhân văn”.

1.3.2.2. Xây d ng các chương trình cảnh báo về phương thức thủ đoạn của tội phạm

Trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, hoạt động của các loại tội phạm ngày càng tinh vi với phương thức, thủ đoạn liên tục thay đổi. Vì vậy, việc cập nhật và cung cấp thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm đến người dân là điều tất yếu trong cơng tác phịng, chống tội phạm.

Tại Việt Nam, thơng qua chương trình truyền hình cụ thể, người dân được tuyên truyền chi tiết và sát thực nhất về cách thức lừa đảo của tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, ma túy, trộm cắp tài sản, sử dụng công nghệ cao, … với mỗi một loại tội phạm khác nhau, có những phương thức và thủ đoạn khác nhau.

Ví như tội phạm về ma túy với phương thức thủ đoạn thường cất giấu ở những nơi khơng ai ngờ tới để có thể, tàng trữ vận chuyển chất cấm đưa đến những nơi thành thị, phố xá đông người tiêu thụ. Hoặc với tội phạm về mơi trường thì các đối tượng phạm tội thường sử dụng những chiêu thức đánh lừa để qua mặt các cơ quan chức năng.

Đặc biệt là đối với loại tội phạm mới – tội phạm sử dụng công nghệ cao. Loại tội phạm này tập trung chủ yếu ở lĩnh vực ngân hàng, khai thác lỗ hổng an ninh của hệ thống internet để trục lợi bất chính. Trong khi đó, các cá nhân, tổ chức kinh doanh tại Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến các biện pháp phòng ngừa với loại tội phạm sử dụng công nghệ cao này. Việc các cơ quan chức năng phối hợp với báo chí để phản ánh cụ thể phương thức, thủ đoạn lừa đảo của loại tội phạm này là hết sức cần thiết.

Đánh giá cao vai trị của báo chí trong việc tuyên truyền những phương thức thủ đoạn của tội phạm, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn – Phó giám đốc trung tâm Ngiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm – Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng: hiện nay, hoạt động của các loại tội phạm này càng tinh vi với phương thức, thủ đoạn liên tục thay đổi, việc báo chí cập nhật và cung cấp thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm đến người dân là điều tất yếu trong cơng tác phịng chống tội phạm. Qua phương tiện truyền thông, người dân được tuyên truyền sâu rộng về cách thức lừa đảo của tội phạm, đặc biệt là đối với loại tội phạm mới để có những giải pháp phịng tránh.

Thơng qua việc tuyên truyền trên truyền hình giúp các cơ quan chức năng phòng, chống tội phạm đưa ra những khuyến cáo, biện pháp ngăn chặn và cách thức xử lý hành vi phạm pháp. Nhờ vậy, các tổ chức, cá nhân có thể chủ động hơn trong việc phòng, chống các loại tội phạm.

1.3.2.3. Xây d ng các chương trình tuyên truyền người tốt trong l c lượng Công an nhân dân

Không chỉ phản ánh mặt trái của xã hội, các chương trình truyền hình cịn là phương tiện hữu hiệu trong việc biểu dương, ca ngợi những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Thơng qua các chương trình, chun mục cụ thể, cơng chúng hiểu rõ hơn về chiến công cũng như sự hi sinh thầm lặng của lực lượng phòng, chống tội phạm.

Vai trị cổ vũ, động viên của báo chí đã góp phần tích cực trong việc nhân rộng các điển hình liên tiếp, tạo nên phong trào thi đua trong tồn lực lượng phịng, chống tơi phạm; khích lệ cán bộ chiến sĩ học tập, noi theo tinh thần tận tụy với cơng việc, vì nước qn thân, vì dân phục vụ. Việc tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt cịn góp phần lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu, tạo được ấn tượng tốt trong dư luận nhân dân.

Theo đánh giá của Tổng cục Xây dựng lực lượng – Công an nhân dân, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trên các ấn phẩm báo chí, đã được chủ trọng với nhiều nội dung chuyên mục, đa dạng phong phú. Đó là

hình ảnh người chiến sẽ cơng an tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện giúp đỡ người nghèo hay nối nhịp cầu nhân ái giữa lực lượng Công an với nhân dân bằng những việc làm thiết thức như: xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc đối tượng chính sách, nạn nhân chất độc da cam, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào vùng kháng chiến cũ, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, … đó cịn là hình ảnh những chiến sĩ Cơng an nhân dân vì nước qn thân vì dân phục vụ, những chiến sĩ công an quên mình lao vào thiên tai, bão lụt để cứu người, cứu tài sản, cứu trợ đồng bào bị nạn, giúp nhân dân khắc phục thiên tai, bão lụt. Đó là một sự ghi nhận khá đầy đủ mà các báo chí đã đăng tải về hình ảnh người chiến sĩ cơng an nhân dân giữa thời bình.

Có thể nói, báo chí nói chung và báo chí của Cơng an nhân dân nói riêng ln bám sát mọi hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước và của Bộ Công an; phản ánh kịp thời và sâu sắc cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đầy khó khăn, thử thách đặc biệt với những cống hiến, hi sinh, đóng góp to lớn của cán bộ, chiến sĩ cơng an và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc của nhân dân.

1.3.2.4. Xây d ng các chương trình phát huy nhân tố mới trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”, lực lượng Cơng an đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Trong đó báo chí là lực lượng nịng cốt tham gia cơng tác tun truyền vận động cổ vũ, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, biểu dương các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự.

Riêng đối với đội ngũ làm báo chí CAND đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ

an ninh Tổ quốc”. Những mơ hình hay, những cách làm hiệu quả đã kịp thời được tuyên truyền nhân rộng nhằm tạo nên một thế trận an ninh nhân dân vững chắc, góp phần quan trọng vào cơng tác phòng ngừa xã hội, hạn chế tình trạng gia tăng tội phạm. Những tấm gương tiêu biểu của các tập thế, cá nhân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn được báo chí CAND tun truyền kịp thời, góp phần động viên những nhân tố tích cực, đẩy lùi các tiêu cực xã hội. Những hiện tượng tiêu cực cũng được phê phán kịp thời, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội tạo cơ sở vững chắc cho cơng tác phịng ngừa tội phạm.

Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Cơng an nhân dân trong sạch, vững mạnh, thực sự là lực lượng nịng cốt của phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, chun mơn nghiệp vụ đối với lực lượng chuyên trách công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, nhất là công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tạo được tiền đề để phát huy nhân tố mới trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Với sự phát triển khơng ngừng của xã hội, báo chí – truyền thơng cũng ln chuyển biến để đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Bên cạnh đó, báo chí hồn thành tốt vai trị của mình với cơng tác phịng, chống tội phạm, góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội. Trong tình hình các loại tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi với quy mơ, tính chất ngày càng phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng, người làm báo phải luôn là cây bút sắc sảo, vững vàng trên trận tuyến đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Một khi người làm báo phát huy được những yếu tố trên, báo chí sẽ ln hồn thành xuất sắc vai trị của mình đối với đời sống xã hội cũng như trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm

Tiểu kết chƣơng 1

Mối quan hệ giữa báo chí và pháp luật được nhiều cơng trình nghiên cứu, cho thấy vai trị của các cơ quan báo chí, truyền thơng góp phần rất quan trọng giúp đỡ lực lượng Cơng an nhân dân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chính quyền, các thành quả cách mạng; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Cơng tác tun truyền về an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội là một nhiệm vụ chính trị vơ cùng quan trọng của bất kỳ quốc gia nào. Chỉ có tun truyền thì người dân mới biết, mới hiểu và mới tham gia cùng Đảng và Nhà nước trong cơng tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội một cách hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, truyền hình đã và đang chứng minh hiệu quả truyền thông qua những chức năng, đặc trưng riêng. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, người ta đều đặc biệt coi trọng phương tiện báo hình để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Tham gia vào quá trình PBGDPL cho người dân, truyền hình có tầm quan trọng đặc biệt. Truyền hình thường chuyển tải những thơng điệp về lịng u thương, sự sẻ chia, những hoàn cảnh vượt lên số phận, … khơi dậy tính thiện trong mỗi con người để họ trở thành những con người có ích cho xã hội.

Có thể nói pháp luật đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội của con người. Con người coi đạo đức là phẩm chất hàng đầu của nhân cách con người, là nền tảng xây dựng thế giới tâm hồn mỗi con người, quan trọng hơn là những nền tảng này phải được xây dựng ngay từ khi cịn nhỏ thì để giáo dục được đạo đức ấy, cũng như hướng thiện trong mỗi con người thì mỗi xã hội lại phải dựa vào hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với nền văn hóa, lối sống của từng đất nước, dân tộc mình.

Là một loại truyền thông, các kênh truyền hình nói chung và kênh truyền hình ANTV chun về giáo dục pháp luật nói riêng mới chỉ đóng vai trị giáo dục một cách gián tiếp, song vẫn luôn hướng tới những chuẩn mực tri thức xã hội, giáo

dục công dân của mình hiểu và làm đúng theo pháp luật, theo những chuẩn mực đạo đức nhất định. Yêu cầu về giáo dục pháp luật cho người dân trên truyền hình trước hết cần đảm bảo những yêu cầu về giáo dục mang chuẩn mực đạo đức, phù hợp với văn hóa người Việt nói chung.

Trong Chương 1 của luận văn này, tác giả đã đưa ra được quan điểm của Đảng, Nhà nước về cơng tác phịng chống tội phạm và bảo vệ trật tự an tồn xã hội, cũng như vai trị của báo chí đối với cơng tác phịng chống tội phạm và thế mạnh của truyền hình trong việc tun truyền phịng chống tội phạm cũng như ý nghĩa, vai trò của việc tun truyền phịng chống tội phạm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội mà trong các chương trình của ANTV cần có.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ANTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật trên kênh truyền hình an ninh ( ANTV) (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)