Về hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật trên kênh truyền hình an ninh ( ANTV) (Trang 88 - 128)

3.2. Đề xuất kiến nghị nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trên truyền hình

3.2.3. Về hình thức

3.2.3.1. Phân chia, cân đối cấu trúc các chuyên mục hợp lý

Muốn xây dựng và phân chia các chương trình có một kết cấu hợp lý thì những người sắp xếp chương trình phải chủ động đặt hàng những chương trình phù hợp với tơn chỉ mục đích và nhiệm vụ tun truyền. Có thể nói quan trọng nhất là Ban thư ký biên tập cần phải được nâng cấp để có thể thực hiện đúng vai trò như thư ký tòa soạn của các tờ báo viết. Ban thư ký biên tập cần có kế hoạch đặt hàng các Ban nội dung, các đơn vị sản xuất để chủ động sắp xếp chương trình từ sớm theo một kết cấu hợp lý.

Giải pháp để nâng cấp Ban thư ký biên tập là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ biên tập viên hiện có; bổ sung những người giỏi nghề, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác phóng viên, cần tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu biên tập, sắp xếp chương trình, với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

3.2.3.2. Sáng tạo trong cách thể hiện

Một kênh truyền hình được đánh gia là hấp dẫn khơng chỉ cần có các chương trình hay, đảm bảo tính thời sự và có chất lượng tốt mà cịn phải có nhịp điệu, có điểm nhấn. Theo kinh nghiệm của một số kênh truyền hình nước ngồi, ví dụ như kênh France2 (Pháp), thì người sắp xếp chương trình cần phải tạo được

điểm nhấn đều đặn của các chương trình trong ngày. Khơng nên dồn những tin, bài hay chương trình tốt nhất vào một cụm thời gian, mà nên rải đều để tạo nhịp điệu hợp lý cho kênh.

Các kênh truyền hình lớn trên thế giới ln tận dụng tối đa các phóng viên tại hiện trường để tạo sự sôi động và hấp dẫn cho bản tin. Kênh ANTV cần tiến hành nghiên cứu một cách bài bản để xây dựng khung chương trình chuẩn, phù hợp với tiêu chí của mình. Trên cơ sở đó, cộng với sự sáng tạo, những người làm chương trình sẽ thiết kế được những chương trình hay và những chương trình hấp dẫn người xem. Ngoài ra, kênh ANTV cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm và hiệu quả hoạt động bộ phận chuyên trách điều tra khán giá, để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của đông đảo khán giả.

3.2.3.3. Nâng cao chất lượng người dẫn chương trình

Người dẫn chính là linh hồn của chương trình. Người dẫn chương trình là người dẫn dắt khán giả đi từ sự kiện này đến sự kiện khác một cách hợp lý, biết chia sẻ tình cảm với khán giả một cách đúng mực và phù hợp với bối cảnh, biết xử lý những sự cố bất ngờ một cách khéo léo, biết làm chủ các cuộc phỏng vấn. Muốn đáp ứng được những yêu cầu đó đội ngũ những người dẫn chương trình phải trang bị cho mình kiến thức nền, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp thật tốt.

Ở nhiều Đài lớn trên thế giới, người dẫn chương trình phải trải qua nhiều năm làm việc như một phóng viên thực thụ, phải hiểu rõ các kỹ năng làm chương trình thì mới được giao nhiệm vụ dẫn chương trình. Người dẫn ln bám sát tồn bộ chương trình để chủ động cùng với ê kíp thư ký biên tập trong việc sắp xếp thông tin chủ động trong quá trình dẫn. Vì vậy, người dẫn chương trình cần phải tham gia ở tất cả các khâu sản xuất chương trình từ việc chuẩn bị kịch bản đề cương, vỏ chương trình cho chương trình cho đến khâu hậu kỳ.

Thứ nhất, người dẫn chương trình khơng chỉ đáp ứng những yêu cầu về

ngoại hình, giọng nói mà cịn cần phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng của phóng viên, cần khơng ngừng tích lũy kiến thức nền và thường xuyên cập nhật tình

hình thời sự trong nước và quốc tế. Thứ hai, cần phải có sự phân công hợp lý để

người dẫn chỉ chuyên tam đầu tư cho công việc dẫn, không phải kiêm nhiệm các công việc khác. Thứ ba, cần phân công một cách định kỳ để người dẫn đi làm tin,

bài như phóng viên, để người dẫn có điều kiện trau dồi, tích lũy kiến thức thực tiễn, phục vụ trở lại công việc dẫn. Thực tiễn cho thấy, nhiều người dẫn, sau thời gian được ln chuyển làm cơng tác phóng viên, họ dẫn tự tin, chắc chắn và có hồn hơn rất nhiều.

Tiểu kết chƣơng 3

Để phát huy mạnh mẽ vai trị của truyền hình nói chung và kênh truyền hình ANTV nói riêng trong việc giáo dục pháp luật cho người dân cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp. Những giải pháp được đề xuất trên đây đều dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn xác đáng, hướng tới mục tiêu là phát huy vai trò của kênh truyền hình ANTV trong việc giáo dục pháp luật cho người dân đáp ứng những đòi hỏi mới trong thời kỳ CNH, HĐH và đất nước ngày càng hội nhập thế giới.

Trong chương 3, luận văn đã đưa ra được những vấn đề cơ bản còn tồn tại trong công tác tuyên truyền về an ninh và trật tự an tồn xã hội của ngành Cơng an nói chung và trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tối phậm trong các chương trình của kênh truyền hình ANTV.

Từ những vấn đề chung, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để có thể tự giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền an ninh trật tự chung của xã hội.

Từ những vấn đề riêng trong các chương trình trên Kênh ANTV, chúng ta có thể nhận rõ được bản chất của vấn đề và tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết triệt để vấn đề tồn đọng. Khi đã nhìn nhận rõ vấn đề thì bằng cách này hay cách khác chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề đó. Những vấn đề cịn tồn tại của bản tin 113 Online và chương trình Hành trình phá án một khi đã thực sự được nhận thức rõ ràng thì việc giải quyết những tồn tại đó chỉ cịn là vấn đề thời gian.

Ví dụ như việc khắc phục tình trạng thiết bị kỹ thuật hay nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên tác nghiệp của kênh ANTV. Hạn chế về trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất sẽ nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức công tác tuyên truyền về an ninh và trật tự an toàn xã hội được chú trọng hơn. Đối với hạn chế trong chất lượng và trình độ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên thực hiện công tác tuyên truyền an ninh và trật tự an tồn xã hội lại khơng đơn giản như thế. Muốn nâng cao chất lượng con người cần có sự kết hợp điều hòa giữa rất nhiều

yếu tố, từ đào tạo, rèn luyện cho đến việc tạo điều kiện thường xuyên để họ có thể cọ sát và nâng cao trình độ trong quá trình tác nghiệp.

Dẫu biết vấn đề nào muốn giải quyết triệt để cũng vấp phải những khó khăn nhưng nếu nhận được sự quan tâm sâu sát và sự quyết tâm thực hiện của lực lượng Cơng an nhân dân thì chắc chắn kênh truyền hình ANTV nói chung và đội ngũ thực hiện các chương trình của kênh sẽ khắc phục được những hạn chế cịn tồn tại của mình. Sự nỗ lực cố gắng của cán bộ chiến sĩ làm truyền hình sẽ giúp kênh ANTV ngày một trưởng thành hơn, khẳng định rõ ràng hơn vị thế và vai trò số 1 của ANTV trong cơng tác tun truyền phịng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Qua q trình phân tích thực tiễn mà tác giả đã trình bày trong luận văn này đã làm nổi bật lên sự hình thành và phát triển cũng như vai trò và ý nghĩa quan trọng của kênh truyền hình Cơng an nhân dân. Đồng thời cũng đã đưa ra những số liệu thống kê cụ thể và những phản ánh, đánh giá của công chúng đến hoạt động của kênh ANTV nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng của kênh truyền hình này trong cơng tác tun truyền về an ninh xã hội đến đông đảo quần chúng nhân dân.

Cụ thể luận văn này đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau đây:

Một là: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực hiện khảo sát trong thực tế,

luận văn đã khái quát được vai trò của kênh ANTV trong cơng tác tun truyền phịng chống tội phạm và bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Hai là: Luận văn đã nêu ra phân tích được những thành cơng và hạn chế của

bản tin 113 Online và chương trình Hành trình phá án trên kênh ANTV trong việc thực hiện vai trị tun truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phương thức thủ đoạn của tội phạm cũng như quá trình điều tra phá thành cơng một chuyên án.

Qua 300 phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến của các đối tượng công chúng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề và có trình độ nhận thức khác nhau, tác giả luận văn đã rút ra được nhiều kết luận đáng giá về tỷ lệ công chúng theo dõi các chương trình, số lượng người xem các chương trình, nhu cầu thưởng thức các chương trình cũng như những đánh giá, nhận xét và mong muốn của họ với chương trình.

Tất cả những kết luận đưa ra đều được minh chứng bằng các số liệu cụ thể, khách quan, qua đó có thể giúp đội ngũ sản xuất chương trình của kênh ANTV xem xét, tham khảo để có những điều chỉnh phù hợp về nội dung và hình thức đáp ứng đúng nhu cầu của cơng chúng để ngày càng thu hút được đông đảo người xem hơn.

Ba là: Luận văn đã phân tích được những thành cơng, hạn chế về mặt cấu

trúc chương trình, tổ chức sản xuất chương trình, q trình hỗ trợ tác nghiệp, cơng tác sử dụng cộng tác viên, cách khai thác và phát triển nội dung và vấn đề trang

thiết bị kỹ thuật, … để từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kênh ANTV nói chung và bản tin 113 Online cũng như chương trình Hành trình phá án nói riêng.

Từ những ưu điểm và hạn chế của vấn đề giáo dục pháp luật trên kênh truyền hình ANTV, tác giả đã đưa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trị của kênh truyền hình ANTV trong việc giáo dục pháp luật cho người dân đó là: nâng cao công tác lập kế hoạch và tổ chức sản xuất chương trình; nâng cao trình độ nguồn nhân lực sản xuất chương trình; tăng cường trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình tác nghiệp; nâng cao chất lượng khâu thực hiện đề tài, thể hiện tác phẩm; đổi mới nội dung đáp ứng nhu cầu của công chúng; phân chia, cân đối cấu trúc các chuyên mục hợp lý; sáng tạo trong cách thể hiện; nâng cao chất lượng người dẫn chương trình.

Những giải pháp mà tác giả đưa ra được dựa trên những xu hướng tiến bộ nhất của các cơ quan báo chí truyền hình uy tín trong nước và trên thế giới. Việc tìm hiểu, tham khảo và học hỏi những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ sản xuất chương trình truyền hình từ những kênh truyền hình có lịch sử phát triển lâu đời hơn và uy tín hơn là một lựa chọn khơn ngoan của bất cứ kênh truyền hình non trẻ nào.

Trong quá trình phát triển xã hội, vấn đề giáo dục pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt. Phát huy vai trị của kênh truyền hình ANTV trong việc giáo dục pháp luật cho người dân là một hướng đi mới trên con đường tìm ra những biện pháp khoa học, thích hợp và hiệu quả, góp phần vào cơng tác giáo dục trở thành con người phát triển tồn diện, có ích cho tổ quốc.

Luận văn này được hoàn thành dựa trên những cơ sở lý luận tin cậy và quá trình nghiên cứu thực tiễn một cách nghiêm túc và khoa học. Vì vậy tác giả hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đơn vị sản xuất chương trình và các đơn vị liên quant ham khảo để đánh giá và lấy đó làm cơ sở để nâng cao chất lượng các chương trình của mình trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

2. Ban chấp hành Trung ương khóa X (2002), Nghị quyết số 16NQ/TW “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, Hà Nội.

3. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (1999), Sổ tay báo cáo viên 1999 – 2000, Hà Nội.

4. Bộ Công an (2011), 01/ĐABCAX11, Đề án xây dựng và phát triển Kênh truyền

hình Cơng an nhân dân, 2011, Hà Nội.

5. Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí, Sách chuyên khảo cho học viên ngành Báo chí Truyền thơng, Nxb Văn hóa

Thơng tin, Hà Nội.

6. Brigitte Besse, Didier Desormeaux (2003), Phóng sự truyền hình, NXB Thông

tấn, Hà Nội.

7. Đỗ Chỉnh, Hà Minh Đức, Nguyễn Thiện Giáp (2001), Báo chí – những vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Chỉ thị số 05 – CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường công tác đảm

bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới”

9. Chỉ thị số 09 – CT/TW ra ngày 01 tháng 01 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo

vệ An ninh Tổ quốc trong tình hình mới”

10. Cơng an thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm về kết quả hoạt động tun truyền của phịng Cơng tác chính trị, 2012, Hà Nội.

11. Hồng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb

Lý luận Chính trị, Hà Nội.

12. PGS.TS. Đinh Xuân Dũng (2005), “Tăng cường đổi mới công tác giáo dục tư

tưởng cho học sinh, sinh viên theo định hướng của Đảng trong giai đoạn mới”, 13.

Kỷ yếu hội thảo Phối hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, tr.13-21.

14. PGS. TS Phạm Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb Lao Động.

15. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp nhà báo, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội.

17. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Xu hướng phát triển của báo chí thế giới, NXB Thông tấn, Hà Nội.

18. Vũ Đình Hịe (20000, Truyền thơng đại chúng trong cơng tác lãnh đạo quản lý,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Dương Quốc Hưng (2003), Hệ thống báo chí của đồn với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và lối sống cho thanh thiếu nhi, NXB Thông tin, Hà Nội.

20. Phạm Thành Hưng (2006), Thuật ngữ báo chí – truyền thơng

21. “Khái niệm về thơng tin” (2007), Tạp chí Triết học, ngày 18/06, Viện hàn lâm KHXHVN

22. Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa –

Thơng tin, Hà Nội.

23. Trần Bảo Khánh (2012), Cơng chúng truyền hình Việt Nam, NXB Thơng tấn,

Hà Nội.

24. Kênh truyền hình ANTV (2012), Báo cáo thành tích và kỷ niệm 1 năm chính thức phát sóng, Hà Nội.

25. Kênh truyền hình ANTV (2013), Báo cáo thành tích và kỷ niệm 2 năm chính thức phát sóng, Hà Nội.

26. Khoa Báo chí, Trường Tuyên huấn trung ương (1978), Giáo trình nghiệp vụ báo

chí (Lưu hành nội book), Hà Nội.

27. Claudia Mast (2004), Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản, Nxb

Thông tấn, Hà Nội.

28. Nghị quyết số 28NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

29. Philippe Gaillard (2003), Nghề làm báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

30. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cở sở lý luận báo chí truyền thơng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa thơng tin,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật trên kênh truyền hình an ninh ( ANTV) (Trang 88 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)