Đặc điểm khách du lịch văn hóa tâm lin hở quận Đống Đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (Trang 94 - 96)

2.6.1 Độ tuổi

Dựa trên quan sát, những người tham gia du lịch văn hóa tâm linh chủ yếu ở độ tuổi trung niên từ 36 đến 55 và cao niên (trên 55 tuổi). Đối với lứa tuổi trung niên, họ đã đạt những mặt ổn định nhất định về gia đình, cơng việc, trong đó một số đã nghỉ hưu. Hơn nữa bên cạnh thu nhập hàng tháng, họ đã có những khoản dư thừa để phục vụ cho những nhu cầu vật chất và tinh thần. Trong đó, việc cải thiện sức khỏe và nâng cao đời sống tinh thần được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, họ thường chọn du lịch làm hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần. Những người tuổi trung niên khơng thích sự ồn ào, náo nhiệt hay mạo hiểm nên họ thường chọn các điểm đến có khơng gian n tĩnh, khí hậu mát mẻ, khơng khí thống đãng như các di tích tơn giáo, danh lam thắng cảnh như đình đền, chùa chiền,...Đến đó, họ có được cảm giác thanh bình, tĩnh tâm,...phù hợp với tâm lý tuổi trung niên.

Dựa trên quan điểm của những nhà Marxit về chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo, nhiều người đã cho rằng các di tích tơn giáo tín ngưỡng chủ yếu thu hút người già. Họ cho rằng về già dễ nảy sinh nhu cầu tìm niềm vui và sự an ủi từ chùa chiền, đình đền,... Thực tế, lứa tuổi này có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn thanh niên hay trung niên, do đó họ có thể đi du lịch văn hóa tâm linh vào bất cứ lúc nào họ thích. Tuy nhiên, họ có khó khăn về mặt sức khỏe nên tần suất họ đi du lịch không nhiều đặc biệt là các chuyến du lịch xa. Do vậy, họ thường đến các điểm du lịch tâm linh gần nơi họ cư trú. Đối với lứa tuổi này, họ cũng thường sinh hoạt tơn giáo tín ngưỡng theo nhóm, đồn của địa phương.

Hiện nay số người tham gia vào loại hình du lịch văn hóa tâm linh rất đa dạng, ngoài lứa tuổi trung niên và cao niên cịn có phần nhỏ thanh niên. Ở tuổi thanh niên, khi còn trẻ người ta thường bị cuốn hút bởi nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, vui chơi giải trí khác nhau nên ít chú ý tới tín ngưỡng, tơn giáo. Họ bận bịu với việc mưu sinh thường nhật, ít thời gian rảnh rỗi, khó có thể đi du lịch văn hóa tâm linh một cách thường xuyên mà họ thường chọn vào dịp đầu năm, hay các dịp lễ, các ngày rằm, mùng một – những ngày cần phải cúng lễ đã đi vào tiềm thức của họ,.... Ở lứa tuổi này, họ cũng thích được khám phá, tiếp xúc sâu hơn về tơn giáo tín ngưỡng để rút ra những bài học bổ ích trong cuộc sống.

2.6.2 Giới tính

Các điểm du lịch tâm linh thường có sức hút với nữ giới lớn hơn nam giới. Xét về khía cạnh tâm lý, nam giới thường được coi là phái mạnh, cứng rắn, mạnh mẽ và sống thiên về lý trí, nữ giới được coi là phái yếu, dịu dàng, cả tin, sống thiên về tình cảm. Hay theo quan điểm của các nhà lý thuyết chức năng giới cho rằng nam giới được gán cho chức năng chuyên môn (công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất cịn phụ nữ có chức năng biểu đạt (văn hóa, tình cảm) để tạo ra của cải tinh thần. Các nhà nghiên cứu tôn giáo đã cho rằng một trong những nguồn gốc của tơn giáo đó là yếu tố tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của con người chẳng hạn như khi tâm lý sợ hãi, lo âu, đau buồn, tuyệt vọng, cô đơn, bất hạnh,... lặp đi lặp đi lặp lại dễ tạo nên tâm thế khuất phục, khơng làm chủ được mình, dẫn đến ý thức về sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên và tâm lý sùng bái tâm linh. Do đó, nữ giới dễ có cảm giác lệ thuộc vào tâm linh, dễ tin tưởng vào các đấng siêu nhiên, tối cao cũng như chỗ dựa về mặt tinh thần cao hơn nam giới.

Đối với nam giới, họ có rất nhiều hình thức giải trí khác nhau. Việc giải trí của họ cũng rất đơn giản và dễ thực hiện do họ không phải chịu những

định kiến của gia đình. Họ có thể chat với những người bạn, đi ăn nhậu hay đi uống. Do vậy mà ít khi họ có khoảng thời gian trống trải nào để cảm thấy cô đơn. Đối với phụ nữ thì họ sống khép mình hơn, ít thể hiện do vậy hình thức giải khy của họ khơng thể giống nam giới. Họ thích những gì êm ả, thanh tịnh hơn. Đó cũng là lí do mà nữ giới chọn đến các điểm tâm linh nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)