2.1.1 Hà Nội
Hà Nội – một trái tim hồng, thủ đô thân yêu của cả nước. Hà Nội vốn có vị thế đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa của đất nước. Hà Nội mảnh đất kinh kỳ, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu.
Nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có vị trí tư 20o
53' đến 21o
23' vĩ độ Bắc và 105o44' đến 106o
02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n ở phía Đơng, Hịa Bình và Phú Thọ ở phía Tây.
Thuộc đồng bằng sơng Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của triều Lý, quyết định chọn vùng đất này để xây dựng kinh đô mới với tên Thăng Long. Trong suốt triểu đại Lý, Trần, Lê, Mạc kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi triều Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đơ được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới đời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua các cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc.
Sau chiến tranh, Hà Nội vẫn tiếp tục giữ vai trị thủ đơ của quốc gia Việt Nam thống nhất. Ngày 21 tháng 12 năm 1978, quốc hội phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện và một thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm
1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phú. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km2. Đến 1/2008, Hà Nội có 14 đơn vị hành chính gồm 9 quận Ba Đình, Hồn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai và 5 huyện Sóc Sơn, Đơng Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì.
Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đơ Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình được nhập về Hà Nội. Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích là 3.324,92km2 và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Hiện, Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 quận 1 thị xã và 18 huyện và 580 đơn vị hành chính cấp xã.
Như vậy, Hà Nội đã trải qua 3 lần mở rộng địa giới hành chính. Trong các lần mở rộng Hà Nội hoặc là sáp nhập hoặc trả lại một số vùng cho các tỉnh lân cận. Một điều đáng chú ý là vùng Hà Nội trung tâm đặc biệt là 4 quận nội thành cũ: Hai Bà Trưng, Hồn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa mà xưa chính là đất kinh kỳ lại không chịu nhiều biến động trong các lần thay đổi đó. Vì vậy, các quận này vẫn khơng thay đổi về chính trị văn hóa cũng như dân cư. Do đó, khi nghiên cứu về Hà Nội thì các quận này sẽ là gốc để xem xét về những vấn đề liên quan đến văn hóa của người Hà Nội.
Do đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài, Hà Nội phải mang tính chất tiêu biểu, đại diện cho tất cả các yếu tố về văn hóa, chính trị xã hội, con người... Vì vậy, về góc độ văn hóa du lịch, tác giả chọn Hà Nội cũ hay Hà Nội chưa mở rộng để giới hạn phạm vi cho luận văn.