Các di tích cần phải chú trọng đến cơng tác giữ gìn an ninh trật tự bảo đảm sự an toàn cho du khách. Xiết chặt an ninh bằng cách huy động sự hỗ trợ từ lực lượng công an của địa phương để phát hiện và ngăn chặn hành vi trộm cắp. Nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân trong việc đề phòng và bảo vệ tài sản của mình. Hướng dẫn người dân tham quan, chiêm bái, thực hành nghi lễ để tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn, xơ đẩy tại di tích.
Các di tích như đền, chùa hay có các hiện tượng mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến sự tơn nghiêm của di tích như ghi sớ, bói tốn, sóc quẻ hay nạn đốt vàng hương quá nhiều. Các di tích cần hạn chế những hiện tượng này để tạo cho di tích một khơng gian thật n tĩnh, thanh bình. Trước cửa, cổng các di tích vần tồn tại quá nhiều các gian hàng bán đồ lễ, bàn ghi sớ nếu không được
dẹp sẽ gây mất mỹ quan. Do đó, cần hạn chế bớt số lượng gian hàng và quy hoạch vào thành một khu khơng q gần cửa, cổng di tích.
Tiểu kết chƣơng 3
Phát triển du lịch văn hiện hóa hiện đang trở thành xu thế chung trên thế giới trên thế giới và đặc biệt ở các nước đang phát triển. Du lịch văn hóa chủ yếu khác thác các tài nguyên du lịch nhân văn như di tích, bảo tàng, làng nghề, lễ hội,... Từ đó hình thành nên các loại hình du lịch văn hóa đặc trưng. Trong đó phải kể đến loại hình du lịch văn hóa tâm linh khai thác các di tích gắn với tơn giáo, tín ngưỡng. Hiện nay, loại hình này được nhiều du khách quan tâm do nó đáp ứng được phần lớn nhu cầu tâm linh tinh thần là điều mà rất nhiều du khách mong muốn trong cuộc sống hiện đại.
Du lịch văn hóa vốn phát triển được là nhờ những vai trị đặc biệt của nó trong đời sống xã hội. Du lịch văn hóa góp phần nâng cao vốn hiểu biết, giải trí, giảm stress cho con người. Mỗi loại hình du lịch văn hóa cụ thể lại có những vai trị riêng ví dụ như du lịch lễ hội có thể giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo được sự giao lưu hòa nhập giữa các dân tộc, quốc gia hay du lịch văn hóa tâm linh có thể giúp du khách thực hiện niềm tin của mình đối với tơn giáo tín ngưỡng.
Như vậy, cũng như du lịch văn hóa, du lịch văn hóa tâm linh có những vai trị nhất định trong đời sống xã hội. Đối với nhà quản lý văn hóa hay nhà kinh doanh du lịch đều phải nắm rõ điều này để đưa ra những giải pháp thích hợp giúp cho loại hình này phát triển theo hướng tích cực. Quan trọng hơn là sự phát triển đó phải phục vụ cho xã hội, con người hay cụ thể là các du khách
KẾT LUẬN
Du lịch văn hóa tâm linh hay cịn gọi là du lịch tín ngưỡng – tâm linh trở nên ngày càng phổ biến đối với du khách. Loại hình này là sự kết hợp giữa hai yếu tố du lịch và tín ngưỡng. Du lịch chỉ là hoạt động mang tính điều kiện để du khách có thể thực hiện được nhu cầu tín ngưỡng. Vì vậy, du lịch tín ngưỡng – tâm linh có rất nhiều yếu tố mang tính đặc thù như điểm đến, mục đích du lịch, hình thức tổ chức và quan trọng hơn là hiệu quả văn hóa xã hội của nó.
Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa tâm linh được khai thác dựa trên các tài nguyên du lịch. Đối với du lịch văn hóa tâm linh thì điểm đến lại rất đặc trưng đó chính là hệ thống các di tích tín ngưỡng tơn giáo như đền, chùa, đình, miếu, phủ, nhà thờ; các lễ hội gắn liền với các di tích đó. Vì các điểm đến đó mới có thể đáp ứng được cả hai yếu tố là du lịch và tâm linh.
Du khách tìm đến loại hình này cũng có những đặc điểm riêng về độ tuổi, giới tính, trình độ,... Động cơ đi du lịch của du khách cũng xuất phát từ những lý do khác nhau nhưng đều có chung mục đích là tín ngưỡng. Mỗi người có những niềm tin của mình vào những tín ngưỡng hay tơn giáo cụ thể. Họ tham gia vào du lịch văn hóa tâm linh để thể hiện niềm tin đó đối với các đối tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng như Thánh, Thần, Phật,...Vì vậy, trong các chuyến đi họ có rất nhiều hoạt động đặc thù như tìm hiểu thơng tin về cội nguồn tín ngưỡng, tơn giáo của mình, chiêm bái, cầu nguyện, thực hành các nghi lễ truyền thống...
Dựa trên cơ sở về điểm đến, mục đích, các sản phẩm du lịch tương ứng chủ yếu là tham quan di tích và tham gia vào lễ hội. Sản phẩm du lịch tín ngưỡng có thể khuyết một số loại dịch vụ du lịch nhưng khó có thể thiếu được các hoạt động tín ngưỡng tâm linh. Do vậy, để tổ chức các tour du lịch này
trước tiên phải hội đủ các yếu tố: địa điểm, con người và niềm tin. Trong đó, địa điểm hay điểm đến được xem là yếu tố quan trọng nhất.
Hiện nay, nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh ngày càng gia tăng do sự tác động mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại. Hàng ngày con người phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc hay môi trường sống xung quanh. Đặc biệt là những người sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Đối với thị dân Hà Nội, du lịch văn hóa tâm linh đã trở thành hoạt động quen thuộc của họ. Số lần tham gia vào các chuyến đi có thể phụ thuộc vào điều kiện của các cá nhân tuy nhiên phần lớn họ đi ít nhất một lần trong năm thường vào thời điểm cuối năm đến hết mùa xuân. Do họ quan niệm đây là thời điểm thích hợp cho các hoạt động này. Hoạt động này được tổ chức theo cách thức riêng của cá nhân. Tuy các chuyến đi được tổ chức do những cá nhân riêng biệt nhưng họ lại hợp lại thành những tập thể có chung một mục đích tín ngưỡng. Về góc độ cung, tài ngun tín ngưỡng của Hà Nội phong phú về loại hình do đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, các loại tài nguyên này còn tồn tại khá nhiều hạn chế như về tổ chức quản lý, cảnh quan, cơ sở vật chất, tính điển hình của thánh tích... Do vậy, hoạt động du lịch văn hóa tâm linh khó được thực hiện mang tính chun nghiệp và có quy mơ.
Để hoạt động du lịch văn hóa tâm linh đáp ứng nhu cầu của người Hà Nội cũng như là trở thành một sản phẩm du lịch quan trọng, đòi hỏi được sự tham gia của các ngành các cấp. Tùy vào nhiệm vụ chức năng của mình, các cơ quan liên quan đưa ra các phương pháp quản lý thích hợp nhằm phát huy tính hiệu quả của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh. Quan trọng hơn là hướng con người đến cái chân thiện mỹ. Đối với các doanh nghiệp du lịch, hoạt động du lịch văn hóa tâm linh cần được xem xét khơng chỉ dưới góc độ sản phẩm du lịch mà quan trọng hơn là vai trị to lớn của nó đối với văn hóa
xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp cần kết hợp với các di tích để thiết kế chương trình mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc góp phần phát triển du lịch tín ngưỡng, tâm linh theo hướng tích cực và tạo ra những hiệu quả văn hóa xã hội.