Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (Trang 103 - 112)

3.1.1.1 Định hướng phát triển du lịch Hà Nội - Quan điểm phát triển

Trên cơ sở năm quan điểm phát triển du lịch Việt Nam, Đảng bộ Thành phố đã đề ra định hướng của ngành du lịch Thủ đô dựa vào năm nguyên tắc sau:

Thứ nhất, quan điểm phát triển du lịch Hà Nội với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn.

Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô phải tạo được sự chuyển biến quan trọng về cơ cấu kinh tế. Chỉ khi ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng cao (25 – 30%/năm) thì sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô mới phù hợp với xu hướng biến đổi trong cơ cấu của nền kinh tế thế giới, phù hợp với yêu cầu CNH, HDDH đất nước và qua đó mà khai thác tối đa tiềm năng du lịch. Từ đó, phát triển kinh tế du lịch mũi nhọn ở Hà Nội trở thành bộ phận quan trọng có ý nghĩa nịng cốt, gắn bó hữu cơ với chiến lược phát triển du lịch của cả nước.

Thứ hai, quan điểm dồng bộ trong phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc. Để du lịch Thủ đơ phát triển, cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa giữa các nganhfvaf phải thể hiện được từ nhận thức đến hành động, từ chủ trương, đường lối, chính sáh đến chỉ đạo cụ thể với mục tiêu mở rộng hoạt động du lịch nhưng phải quản lý chặt chẽ và đưa vào nên nếp. Mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối hợp với khả năng quản lý và

phatst riển, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

Thứ ba, quan điểm đa thành phần kinh tế kinh doanh du lịch

Hà Nội cần thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác triệt để mọi khả năng về vốn, kinh tế, lao động của mọi cá nhân, mọi tổ chức trong và ngoài nước để phát triểm du lịch. Đa dạng hóa các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch, tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thị trường. Đó cũng là yêu cầu cấp thiết để tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và vững chắc của ngành du lịch Hà Nội.

Thứ tư, quan điểm giữ gìn bản sắc dân tộc và tính thời đại trong hoạt động du lịch

Phát triển du lịch phải đảm bảo quan hệ giữa yêu cầu của phát triển kinh tế và việc giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái và mơi trường xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị của tài nguyên thiên nhiên và nhân phẩm của con người. Hấp thụ tinh hoa văn hóa thế giới, mở rộng giao lưu văn hóa hiện đại và lành mạnh, chủ động ngăn chặn văn hóa và lối sống đồ trụy, giảm thiểu những tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và xã hội.

Thứ năm, quan điểm xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Bộ và là trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Hà Nội đóng vai trị quan trọng trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh, là động lực phát triển cho cả vùng Bắc Bộ. Không chỉ là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, Hà Nội cịn là trung tâm du lịch lớn của cả nước bên cạnh các trung tâm khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng. Do Hà Nội hội tụ nhiều lợi thế, tiềm năng và các điều

kiện về tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển thành một trung tâm du lịch.

- Phương hướng

Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X và Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII, XIV đã định rõ phương hướng phát triển của du lịch Hà Nội:

Một là, phát huy cao độ lợi thế so sánh của Thủ đô

Hai là, phát triển du lịch Hà Nội thành một ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô

Ba là, đưa Hà Nội trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực, một điểm đến quốc tế hấp dẫn trong khu vực

Bốn là, Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình và hoạt động du lịch

Năm là, phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch truyền thống, lễ hội, du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức các sự kiện, du lịch mua sắm

Sáu là, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Bẩy là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Mục tiêu phát triển Về mục tiêu tổng qt:

Hà Nội có nhiều vị trí và tiềm năng để phát triển du lịch. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đến năm 2010 đều có chủ trương đưa ngành du lịch Thủ đơ xứng đáng với vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn của cả nước và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong những thập niên

đầu của thế kỉ 21, tương xứng với tiềm năng to lớn của địa phương. Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ du lịch của Hà Nội trước hết nhằm:

Một là, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Hai là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của Thành phố

Ba là, Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ Bốn là, Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động

Năm là, Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí

Sáu là, Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế

Bẩy là, Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tơn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường.

Về mục tiêu cụ thể:

Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội, xác định các mục tiêu cho các kế hoạch chỉ đạo phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến năm 2020 tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực hiện có. Mở rộng hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ. Những mục tiêu cụ thể mà du lịch Hà Nội cần đạt được:

Một là, phấn đáu từ 2010 – 2015 sẽ đón được 2tr – 2,5tr lượt khách quốc tế và từ 7 – 10 triệu lượt khách nội địa. Bổ sung thêm từ 8.500 đến 12.000 phòng khách sạn.

Hai là, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất 1,5 lần so với GDP của Thành phố. Có nghĩa là du lịch phải đạt tốc độ tăng trưởng từ 15 – 18%/năm.

Ba là, Đưa tỷ trọng du lịch đóng góp từ 12 – 15% vào ngân sách Thành phố.

Bốn là, Tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Phấn đầu từ 2010 – 2015 tạo được ít nhất 50.000 việc làm.

Năm là, Giúp kinh tế Thủ đô chuyển nhanh sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.

Sáu là, Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả của hoạt động du lịch, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch. Tập trung phát triển các loại hình du lịch hội nghị, hội thảo quốc tế.

Bẩy là, giữ vững vị trí một trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước, đưa du lịch Hà Nội thành một trung tâm du lịch lớn của khu vực và có khả năng cạnh tranh quốc tế.

3.1.1.2 Định hướng phát triển du lịch văn hóa Hà Nội

Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, từ nhiều năm nay nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, du lịch Hà Nội đã có vị trí, vai trị quan trọng đối với du lịch cả nước và trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đơ. Sau khi mở rộng địa giới hanh chính từ ngày 1/8/2008, Hà Nội đã có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng một không gian đô thị hiện đại bên cạnh một đơ thị lịch sử, cổ kính. Đây là cơ hội để ngành du lịch Thủ đô phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch làng nghề, làng Việt cổ... bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Thủ đơ như di tích lịch sử văn hóa, du lịch phố nghề,...

Theo xu thế chung, nhu cầu về du lịch văn hóa đặc biệt là du lịch lễ hội, tín ngưỡng... của khách du lịch ngày càng phát triển về cả quy mơ lẫn chất lượng nội dung. Vì vậy trong định hướng phát triển loại hình du lịch, Hà Nội vẫn xác định du lịch văn hóa khai thác các tài nguyên như di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội là một trong những loại hình chủ yếu. Để có thể tổ chức tốt loại hình này, Hà Nội đã đưa ra biện pháp thực hiện. Cụ thể là đưa ra

biện pháp bảo vệ, tơn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích đã được xếp hạng để phát triển hơn nữa loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu. Hà Nội chú trọng đầu tư quy hoạch lại một số làng nghề ven đơ như làng gốm Bát Tràng, làng làm giấy dó phường Bưởi, làng đúc đồng Ngũ Xã... vừa là nơi tham quan nghiên cứu, vừa là nơi cung cấp các hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm cho du khách, cho nhu cầu địa phương, trong nước và quốc tế. Hơn nữa, Hà Nội còn hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh (Yên Tử, đền Cửa Ơng), Ninh Bình (Bích Động, Phát Diệm), Nam Định (Đền Trần, Phủ Giầy), Hịa Bình (Mai Châu), Bắc Ninh (Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Làng tranh Đơng Hồ) ... để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch văn hóa hết sức phong phú ở những lãnh thổ này nhằm phát triển du lịch Thủ đơ.

Hiện nay, Hà Nội đã có dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch văn hóa quý giá đã bị khai thác cạn kiệt, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch của Hà Nội ngày càng trở nên đơn điệu cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của nhiều điểm du lịch. Để khắc phục những hạn chế đó cần thiết phải có định hướng về đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa với các biện pháp cụ thể:

- Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật và dân tộc cao, đặc biệt là múa rối (cạn và nước) vốn là môn nghệ thuật dân gian lâu đời của nhân dân ta. Đây sẽ là những điểm du lịch hấp dẫn bởi mục đích của phần lớn khách đến Việt Nam (khoảng 70%) là để tìm hiểu đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ trước đến nay, sản phẩm du lịch này chưa được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nên còn đơn điệu và kém hấp dẫn.

- Tiến hành phân loại, hệ thống hóa và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên địa bàn thành phố để có thể phục vụ khách du lịch và có chính sách xúc tiến, quảng bá đối với loại sản phẩm này.

- Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hội họa, điêu khắc, các hàng thủ cơng mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý trên địa bàn thành phố.

- Khuyến khích việc quy hoạch lại các làng nghề truyền thống để phục vụ khách du lịch. Ở đây cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân địa phương.

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của du lịch Hà Nội nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, trong thời gian tới phải đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng. Những định hướng lớn đối với công tác này bao gồm:

- Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thơng tin chính thức về du lịch Hà Nội và phụ cận, những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống,... và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những điểm này cần được đặt ở những đầu mối giao thông như sân bay, bến cảng, bến xe, khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch... Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến Hà Nội.

- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các cơng trình kiến trúc, di tích, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội, làng nghề... và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển Hà Nội để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Những thơng tin này là rất bổ ích

khơng chỉ đối với du khách có mục đích tham quan ở Hà Nội mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác ở địa phương.

- Ngành du lịch Hà Nội nên cộng tác chặt chẽ với các tạp chí du lịch có số lượng bạn đọc lớn trên thế giới như Newsweek, Travel Trade, Gazetta Asia, Tourist Asia, Travel Reporter Asia... bằng việc thường xuyên gửi bài giới thiệu về du lịch Thủ đô hoặc những thông tin quảng cáo về các sản phẩm du lịch, kêu gọi đầu tư du lịch....

- Cần tận dụng cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội.

- Trong những điều kiện thuận lợi có thể mở văn phịng đại diện du lịch Hà Nội tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị.

3.1.1.3 Các văn bản pháp quy về tín ngưỡng tơn giáo và việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo

Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2004 tại phiên họp thứ 19 khóa XI. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, pháp lệnh có hiệu lực trên tồn cõi Việt Nam. Pháp lệnh gồm có 6 chương và 41 điều quy định về hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo.

Pháp lệnh đã thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng, Nhà nước, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do, tín ngưỡng, tơn giáo, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực. Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo quy định cơng dân về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, được tự do bày tỏ đức tin của mình, được thực hành các

nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân mà khơng ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tơn giáo, đồng thời phát huy những giá trị đạo đức tôn giáo, gìn giữ những giá trị truyền thống của tín ngưỡng, tơn giáo. Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)