Đặc điểm nang giả tụy trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính

Một phần của tài liệu hiệu quả điều trị nang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng phương pháp dẫn lưu qua da (Trang 49 - 51)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.5.5. Đặc điểm nang giả tụy trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính

Sự ra đời của SA và chụp CLVT là cuộc cách mạng hình ảnh trong chẩn đoán các bệnh lý tụy nói chung và NGT nói riêng. SA là một thăm dò không sang chấn, có thể tiến hành rộng rãi. Hình ảnh NGT trên SA thường đặc trưng rõ nét đó là một khối dịch hình tròn hoặc bầu dục, vỏ xơ hình thành nên vách nang dày hay mỏng tùy thuộc vào thời gian hình thành NGT. Dịch trong nang có thể đồng nhất hoặc chứa lẫn sợi fibrin, hay mảnh hoại tử, đôi khi là máu cục. Với những NGT nhiễm trùng có thể thấy hình ảnh khí trong lòng NGT. Yếu tố gây trở ngại cho việc đánh giá SA là sự chướng hơi trong lòng ruột và những

bệnh nhân béo phì. Điều này đòi hỏi đến kinh nghiệm kỹ thuật của các bác sĩ siêu âm. Thông thường có thể phân biệt NGT và nang tụy thật trên chẩn đoán hình ảnh vì nang tụy thật dựa vào hiện diện diện của của vách riêng biệt và vách này đều đặn trong nang tụy thật. Trong những năm gần đây siêu âm bụng được làm thường quy trong chẩn đoán NGT. Ngày nay chụp CLVT càng ngày càng được đưa vào sử dụng trong chẩn đoán và điều trị NGT. Loại trừ những hạn chế về mặt giá thành cao. Chụp CLVT đưa lại những giá trị mà siêu âm còn hạn chế trong việc chẩn đoán mô phỏng NGT như độ dày vách nang, tình trạng của hệ thống ống tụy, sỏi tụy, nội dung dịch trong nang thông qua việc đo tỷ trọng dịch trong nang. Các trường hợp bụng chướng hơi khó thăm dò bằng siêu âm thì chụp CLVT cho giá trị chẩn đoán cao hơn. Mayer [69] nêu ra độ nhạy của siêu âm là 98%, của chụp CLVT là 99%. Ngoài các giá trị chẩn đoán, siêu âm và chụp CLVT còn có giá trị trong việc hướng dẫn cho học hút và dẫn lưu qua da điều trị NGT và theo dõi quá trình điều trị.

Chúng tôi thực hiện chụp CLVT được ở 22 trường hợp và SA ở 6 trường hợp nghi ngờ có NGT sau khi viêm tụy cấp được điều trị ổn định, đánh giá kích thước, số lượng, vị trí nang, tính chất dịch NGT để có phương pháp can thiệp thích hợp.

Về số lượng NGT, chúng tôi gặp 36 nang/28 bệnh nhân. Trong đó có 17 (60,7%) trường hợp có 1 nang, 8 trường hợp có 2 nang (28,6%) và 3 trường hợp có 3 (10,7%) nang. Theo Doherty (2010) [25] 85% các trường hợp chỉ có 1 NGT.

Các NGT chủ yếu khu trú ở đuôi tụy (38,9%), thân tụy chiếm 28,7%, đầu tụy 4 trường hợp chiếm 11%. 6 trường hợp ở hậu cung mạc nối và 2 trường hợp ở khoang cạnh thận. Theo Phạm Hữu Tùng [61] nang chủ yếu ở thân tụy (37,5%), đuôi tụy 10%. Lê lộc (2004) [31] ghi nhận nang đầu tụy chiếm 5,26%, thân tụy chiếm 60,3%, đuôi tụy chiếm 34,2%.

Về kích thước NGT, chúng tôi ghi nhận kích thước NGT trung bình là 10,5 ± 3,5cm, nang bé nhất là 3,5cm, nang lớn nhất là 17 cm. Nang có kích thước nhỏ 3,5cm tuy nhiên có dấu hiệu nhiễm trùng chúng tôi cũng thực hiện dẫn lưu. Việc đo kích thước nang, ước lượng số lượng dịch nang trên chẩn đoán hình ảnh sau đó so sánh với lượng dịch nang sau khi tiến hành chọc hút nang có thể cho cho chúng tôi định hướng NGT đó có vách hay không và các nang này có thông thương với nhau hay không mà trên SA hoặc chụp CLVT không phát hiện được. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu

của tác giả Phạm Hữu Tùng (2008) [61] với kích thước NGT trung bình là 11,7cm. Carlos Ocampo (2007) ghi nhận kích thước trung bình của NGT sau VTC là 10,07cm.

Màu sắc dịch nang quan sát sau khi dẫn lưu ra dịch bao gồm: 64% dịch màu nâu đen của dịch tụy hoại tử, màu vàng 14,3%, dịch mủ 7,1% và 14,3% dịch màu socola. Nhiên cứu của chúng tôi khác với Phạm Hữu Tùng [61]: Nâu đen 9,52%. Vàng 9,52%, trắng đục 40,8%. Nguyên nhân do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên các NGT sau VTC do đó màu sắc dịch chủ yếu là dịch nâu đen là dịch tụy hoại tử.

Một phần của tài liệu hiệu quả điều trị nang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng phương pháp dẫn lưu qua da (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w