3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và các cơ hội, thách thức đối với thương mạ
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội
* Trên thế giới:
Năm 2021 kết thúc với sự phục hồi tăng trưởng kinh tế từ một số nước và khu vực trên thế giới. Điều này tạo đà cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn vào năm 2022. Các chỉ số GDP của các nước và quốc gia trên thế giới cũng được dự báo là tăng hơn so với năm 2021 đã báo hiệu cho sự thích nghi của các nước trên thế giới với trạng thái “bình thường mới”.
Hình 3.1: Dự báo tăng trưởng GDP tại các quốc gia trong năm 2022 và năm 2023
Đơn vị tính: %
Nguồn: Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF)
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), tổng GDP trên thế giới sẽ đều tăng 3,6% trong năm 2022 và 2023. GDP của đa phần các quốc gia sẽ có sự tăng
-10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 2022 2023
64
trưởng trong năm 2022 và 2023, trong đó các quốc gia/khu vực đang phát triển và mới nổi có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao như Trung Quốc tăng trưởng 4,4% trong năm 2022 và 5,1% trong năm 2023; Ấn Độ tăng trưởng 8,2% trong năm 2022 và 6,9% trong năm 2023; ASEAN-5 tăng trưởng 5,3% trong năm 2022 và 5,9% trong năm 2023;... Bên cạnh những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng thì cũng có một số quốc gia được dự đoán sẽ sụt giảm GDP trong 2 năm tới, có thể kể đến như Nga. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc xung đột giữa Nga và Ukraine, điều này ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại Nga, đồng thời cũng khiến Nga phải bỏ ra một khoản chi lớn để đầu tư cho các hoạt động quân sự.
Tình hình chiến sự tại Nga và Ukraina vẫn tiếp tục diễn biến căng thẳng, làm giá dầu trên thế giới liên tục tăng. Nhiều nước như khu vực EU vốn phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu từ thị trường Nga, đã phải ban hành nhiều chính sách để giảm bớt sự phụ thuộc và tìm kiếm nguồn cung ứng khác, qua đó làm giảm áp lực tăng chi phí sản xuất thơng qua việc tăng giá nhiên liệu.
Chính sách kiểm sốt Covid-19 và điều hành nền kinh tế của các quốc gia cũng đã và đang nhắm tới việc đảm bảo ổn định nguồn cung và ổn định giá cả, nhằm làm giảm bớt áp lực từ giá cả hàng hóa trên thế giới.
* Tại Việt Nam
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng mang tính thời đại. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã có những sự thay đổi từ nhận thức đến hành động giúp việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta có được sự phát triển cả về lượng và chất.
65
Bảng 3.1: Phát triển tư duy về hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Nội hàm tư duy nhận thức về Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Nội hàm tư duy nhận thức về
hội nhập quốc tế
Đại hội VI (năm 1986) Mở rộng hợp tác
Đại hội VII (năm 1991) Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại
Đại hội VIII (năm 1995) Hội nhập kinh tế quốc tế
Đại hội IX (năm 2001) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Đại hội X (năm 2006) Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Đại hội XI (năm 2011) Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Đại hội XII (năm 2016) Chủ động, tích cực và thực hiện hiệu quả
hội nhập quốc tế trong điều kiện mới Đại hội XIII (năm 2021) Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế
Nguồn: GS. TS. NGND Hoàng Đức Thân và cộng sự, Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030
Sau hơn 35 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; ký kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương; 12 hiệp định thương mại đa phương; gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần. Tính đến tháng 12 năm 2021, có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đang đàm phán (trong đó có 3 FTA thế hệ mới). Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia nhiều các FTA trên thế giới. Từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từ khu vực ra thế giới, từ kinh tế sang các lĩnh vực khác là con đường hội nhập đúng đắn và bảo đảm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai (Hồng Đức thân và cộng sự, 2022).
Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2022 đã có nhiều khởi sắc. Hiện nay Việt Nam đã mở cửa lại thị trường du lịch, nhờ việc tăng tỷ lệ tiêm chủng lên
66
đến hơn 81,5% vào tháng 4/2022. Các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ diễn ra với tốc độ nhanh hơn, giúp nền kinh tế dần trở lại trạng thái trước thời điểm xảy ra Covid – 19. Mặc dù Covid – 19 vẫn còn những diễn biến phức tạp, nhưng các hoạt động kinh tế đã dần được mở cửa, đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế trong năm 2022.
Hình 3.2: Dự báo sự tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn tới
Đơn vị tính: Tỷ USD
Nguồn: Satista.com
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định quan điểm phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế, cùng với việc tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, dự báo trong giai đoạn 2022-2027, GDP của Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2022-2027 khoảng 6,8%.
Trong năm 2022 và 2023, GDP của Việt Nam tăng trưởng khoảng hơn 6%/năm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro khi giá xăng dầu trên thế giới liên
366.2 408.95 462.64 515.61 571.12 629.63 690.11 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027
67
tục tăng, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, làm tăng chi phí sản xuất và gia tăng mức lạm phát. Các hiện tượng đầu cơ cũng có thể gây ra tình trạng bất ổn nếu khơng được kiểm sốt một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 vẫn ở mức ổn định, do Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý như ổn định giá lương thực, thực phẩm, đặc biệt là đối với giá nông sản, giá các dịch vụ đầu vào sản xuất như điện, y tế. Các chính sách tiền tệ cũng được thắt chặt, nhằm ổn định tỷ giá, với mục đích giảm thiểu được các cú sốc từ môi trường quốc tế do việc tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu.
Xu hướng kích cầu, tăng tiêu dùng trong nước cũng sẽ là dấu hiệu tích cực, góp phần làm tăng trưởng GDP, qua đó phục hồi sản xuất trong nước.