Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế của Việt

Một phần của tài liệu Lưu Quý Nhân - 820131 - QLKT2A (Trang 34 - 41)

2.1. Thực trạng thương mại quốc tế của Việt Nam

2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế của Việt

2.1. Thực trạng thương mại quốc tế của Việt Nam

2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam Việt Nam

2.1.1.1. Hoạt động xuất khẩu

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Cơng thương

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng ở cả giai đoạn trước và trong khi dịch bệnh diễn ra.

Kim ngach xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2019 đã tăng từ 215,1 tỷ USD lên 264,3 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu đạt trung bình khoảng 11%/năm, cao hơn mục tiêu đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là 10%. Xuất khẩu đã thực sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế Việt Nam, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện tỷ giá cũng như cán cân thanh toán và kiểm soát lạm phát.

215.1

243.7 264.3

281.5

336.3

27

Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát và chưa thể được kiểm soát tại nhiều quốc gia trên thế giới đã tác động nặng nề đến kinh tế và thương mại toàn cầu. Trong bối cảnh tổng cầu và hoạt động thương mại quốc tế thế giới suy giảm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn duy trì sự tăng trưởng dương. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Cơng thương

Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020 không phải lúc nào cũng có sự tăng trưởng, tiêu biểu là vào thời điểm tháng 4. Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 năm 2020 đạt 17,583 tỷ USD, giảm 27,1% so với tháng 3 và giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2019. Sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu vào tháng 4 năm 2020 có nguyên nhân xuất phát từ việc các quốc gia đã ban hành các biện pháp kiểm sốt dịch bệnh như tạm đóng cửa xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập, tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh tại cửa khẩu hải quan,... nhằm kiểm sốt làn sóng dịch Covid-19 lây lan mạnh trên thế giới từ giữa tháng 3. Từ 0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2020, Việt Nam cũng đã thực hiện biện pháp giãn cách xã hội khi đã xuất hiện

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

28

những ca nhiễm ngoài cộng đồng chưa xác định được nguồn lây, điều này khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh tạm thời bị đình trệ. Việc cả cung và cầu hàng hóa giảm đã khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sụt giảm trong thời gian này. Trong năm 2020, Việt Nam cũng đã có lần bùng phát dịch bệnh thứ 2 bắt đầu từ ngày 25 tháng 7 tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, với việc nhanh chóng phát hiện và triển khai các biện pháp giãn cách xã hội đối với toàn thành phố Đà Nẵng, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm sốt và khơng lây lan rộng ra các tỉnh, thành khác. Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian này được duy trì tương đối ổn định.

Kết thúc năm 2020, về cơ bản Việt Nam đã thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Tăng trưởng xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra dù bối cảnh năm 2020 có nhiều khó khăn do tác động của đại dịch.

Năm 2021, tuy tình hình dịch Covid-19 ngày càng có diễn biến phức tạp cả trong và ngoài nước, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng dương 19% so với năm 2020, đạt mức 336,3 tỷ USD.

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

29

Kim ngạch xuất nhẩu các tháng trong năm 2021 ghi nhận có nhiều những sự thay đổi như sụt giảm vào thời điểm tháng 2, tháng 4 và xuất hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ vào tháng 11 và tháng 12.

Tháng 2 và tháng 4 năm 2021 là thời điểm bùng phát của làn sóng dịch Covid- 19 lần thứ 3 và lần thứ 4 tại Việt Nam. Việc những ca mắc xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành và liên tục lập kỷ lục về số ca nhiễm mới trong một ngày đã khiến các tỉnh, thành phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế việc di chuyển giữa các tỉnh, thành. Điều này đã gây ra những khó khăn cho việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, khiến cho kim ngạch xuất khẩu vào những thời điểm này có sự suy giảm rõ rệt (kim ngạch xuất khẩu tháng 2 giảm 29,3%, đạt 20,2 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu tháng 4 giảm 10,5%, đạt 26,6 tỷ USD). Việc kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vào 2 tháng cuối năm có nguyên nhân xuất phát từ việc thay đổi chiến lược chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19” thay thế các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16, 19. Các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với đó là nhiều chính sách kích thích sản xuất và tiêu dùng đã được áp dụng đã tạo nên cú hích để hoạt động thương mại quốc tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

2.1.1.2. Hoạt động nhập khẩu

Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, trong giai đoạn 2017-2021, Việt Nam cũng đã thực hiện hiệu quả hoạt động nhập khẩu.

Khoảng thời gian trước khi xảy ra dịch bệnh, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 213 tỷ USD năm 2017 lên 253,4 tỷ USD vào năm 2019. Tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2017-2019 đạt trung bình 9,1%/năm. Như vậy, hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của hoạt động xuất khẩu theo đúng mục tiêu đề ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030.

Năm 2020, mặc dù là năm đầu tiên phải đối mặt và thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, hoạt động nhập khẩu của nước ta đã được triển khai hiệu quả. Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt khoảng 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019.

30

Hình 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Cơng thương

Hình 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2020

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương

Tương tự như xuất khẩu, bên cạnh khoảng thời gian tăng trưởng ổn định thì kim ngạch của hoạt động nhập khẩu trong năm 2020 cũng có những thời điểm sụt giảm như vào tháng 4 và tháng 5 khi dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến

213 236.9 253.4 262.4 332.25 2017 2018 2019 2020 2021 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

31

các đối tác thương mại quốc tế lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, EU,... Việc các quốc gia đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại và lưu thông qua biên giới đã làm cho hoạt động nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam, việc thực hiện các ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 đã làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng hàng hóa nhập khẩu cho cả mục đích sản xuất và tiêu dùng. Những điều này đã dẫn đến việc kim ngạch nhập khẩu tháng 4 sụt giảm rõ rệt (đạt 18,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với tháng 3) và tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu vào tháng 5 khi kim ngạch chỉ đạt 18,1 tỷ USD.

Năm 2021, hoạt động nhập khẩu là một trong những điểm sáng của kinh tế Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 332,3 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020.

Hình 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2021

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương

Cũng như xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng có sự suy giảm kim ngạch vào tháng 2 và tăng trưởng kim ngạch vào tháng 11, 12 do những tác động của dịch bệnh và sự thay đổi chính sách của Nhà nước.

Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế số lượng người làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp và đóng cửa những cửa hàng kinh doanh dịch vụ

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

32

được coi là không thiết yếu nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh lần thứ 3 xuất hiện từ cuối tháng 1 đã làm giảm cầu đối với các loại hàng hóa nhập khẩu. Cùng với đó, những khó khăn trong việc đi lại do giãn cách đã hội đã làm kéo dài thời gian vận chuyển và tăng chi phí những hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Những điều này là nguyên nhân dẫn đến việc kim ngạch nhập khẩu có sự sụt giảm rõ rệt vào tháng 2 năm 2021 (giảm 21,9% so với tháng 1, đạt 20,656 tỷ USD).

Nhập khẩu tăng cao vào 2 tháng cuối năm có ngun nhân từ việc khơi phục sản xuất nên các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động. Bên cạnh đó nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng cao phục vụ các dịp noel và đón năm mới khi có nhiều nơi theo quy định mới đã trở thành vùng an tồn, có thể tổ chức các sự kiện, hoạt động cộng đồng.

2.1.1.3. Cán cân thương mại

Bảng 2.1: Cán cân thương mại của Việt Nam với các đối tác chính giai đoạn 2017-2021 STT Thị trường Nhập siêu (Tỷ USD) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1 Châu Á 59.4 58.2 67.7 72.4 107.9 1.1 ASEAN 6.6 6.9 6.9 6.9 12 1.2 Hàn Quốc 32.1 29.3 27.3 27.5 34 1.3 Nhật Bản 0.1 0.2 -0.8 1.2 2.3 1.4 Trung Quốc 23.2 24.1 34.0 35.3 53.5 2 Châu Âu -26.5 -27.8 -28.2 -25 -28 EU 27 -26.1 -23.3 -21.7 -20.3 -23.1 3 Châu Mỹ -35.6 -37.0 -50.6 -66.8 -86.9 Mỹ -32.2 -34.8 -46.9 -62.7 -80.2 4 Châu Phi -0.8 0.2 -0.1 0.0 0.0

5 Châu Đại Dương -0.1 -0.2 0.9 -1.0 3.4

6 Chưa phân tổ 1.3 -0.3 -0.7 -0.6 -0.4

Tổng -2.1 -6.8 -10.9 -19.1 -4

33

Cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư trong giai đoạn 2017-2019 với mức xuất siêu tăng dần qua từng năm, qua đó đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và kinh tế vĩ mô. Năm 2019, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục gần 10,9 tỷ USD và gấp hơn 5 lần so với mức thặng dư năm 2017 (2,1 tỷ USD). Mức xuất siêu này chủ yếu đến từ hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường các nước châu Âu và Mỹ với mức thặng dự trung bình khoảng 32,7 tỷ USD/năm. Ngược lại, Việt Nam lại nhập siêu trong các hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Năm 2020, mặc dù nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng gặp nhiều khó khăn do bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam vẫn xuất siêu 19,1 tỷ USD (tăng hơn 75% so với năm 2019) với các thị trường xuất siêu nhiều nhất là thị trường Mỹ và EU. Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khâu từ các quốc gia thuộc khối APEC, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu còn chưa được thực hiện triệt để. Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào một số thị trường ở Châu Á, trong khi EU, Mỹ và những thị trường công nghệ nguồn khác thì tỷ trọng nhập khẩu cịn thấp và Việt Nam chủ yếu vẫn xuất siêu sang các thị trường này.

Cán cân thương mại của Việt Nam năm 2021 xuất siêu 4 tỷ USD. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu khơng có sự thay đổi so với năm 2020, khi Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ các nước khu vực châu Á như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và xuất siêu ra các thị trường Mỹ và EU với con số xuất siêu, nhập siêu vào các thị trường này đều tăng cao hơn so với năm 2020.

Một phần của tài liệu Lưu Quý Nhân - 820131 - QLKT2A (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)