Đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Lưu Quý Nhân - 820131 - QLKT2A (Trang 49 - 53)

2.1. Thực trạng thương mại quốc tế của Việt Nam

2.1.3. Đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam

2.1.3.1. Đối tác xuất khẩu

Giai đoạn 2017-2021, Việt Nam không chỉ tăng cường xuất khẩu ở các thị trường truyền thống nhờ tận dụng hiêu quả các FTA, mà còn mở rộng khai thác ra các thị trường mới tiềm năng. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết thị trường các nước trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có được chỗ đứng vững chắc và có thể cạnh tranh tại những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc...

Có thể thấy, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu cao về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu.

42

Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 STT Thị trường Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%) STT Thị trường Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%)

2017 2018 2019 2020 2021 2017 2018 2019 2020 2021 1 Châu Á 112.8 130.5 133.8 137.6 160.2 52.4 53.6 50.6 48.9 47.6 1.1 ASEAN 21.7 24.9 25.3 23.3 29.1 10.1 10.2 9.6 8.3 8.7 1.2 Hàn Quốc 14.8 18.2 19.7 18.9 22.1 6.9 7.5 7.5 6.7 6.6 1.3 Nhật Bản 16.9 18.8 20.3 19.3 20.3 7.8 7.7 7.7 6.9 6 1.4 Trung Quốc 35.4 41.4 41.5 48.8 56.3 16.5 17.0 15.7 17.3 16.7 2 Châu Âu 41.1 45.0 46.1 43.6 49.7 19.1 18.5 17.5 15.5 14.8 EU 27 38.3 36.2 35.8 34.9 40.1 17.8 14.9 13.5 12.4 11.9 3 Châu Mỹ 51.3 56.9 72.9 88.5 112 23.8 23.4 27.6 31.4 33.3 Mỹ 41.6 47.5 61.3 76.5 95.7 19.3 19.5 23.2 27.2 28.5 4 Châu Phi 2.1 2.3 2.5 2.5 3 1.0 0.9 0.9 0.9 0.9 5 Châu Đại Dương 3.7 4.5 4.1 4.1 5.2 1.7 1.8 1.5 1.5 1.5 6 Chưa phân tổ 4.1 4.5 4.9 5.2 6.2 1.9 1.9 1.8 1.8 1.9

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương

Điều này cho thấy chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường tại các nước phát triển. Trong giai đoạn 2017-2019, trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường nước ngoài của Việt Nam nhìn chung đều có sự tăng trưởng. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn này là Mỹ (kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 61,3 tỷ USD, chiếm 23,2%); EU (kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 35,8 tỷ USD, chiếm 13,5%); Trung Quốc (kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 41,5 tỷ USD, chiếm 15,7%);...

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lây lan trên phạm vi toàn thế giới, trong bối cảnh hoạt động giao thương gặp nhiều khó khăn do nhiều quốc gia thực hiện các chính sách hạn chế đi lại để phòng chống dịch bệnh, Việt Nam vẫn tích cực khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường xuất khẩu mới. Trong năm 2020, Mỹ tiếp tục là thị trường

43

xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 76,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm 2019; tiếp đến là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt 48,8 tỷ USD, tăng 17,7%. Kim ngạch xuất khẩu sang một số quốc gia/khu vực giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như ASEAN (đạt 23,3 tỷ USD, giảm 7,9%), Hàn Quốc (đạt 18,9 tỷ USD, giảm 4,4%), Nhật Bản (đạt 19,3 tỷ USD, giảm 5,1%), EU (đạt 34,9 tỷ USD, giảm 2,3%),...

Sang đến năm 2021, nhờ việc tiêm chủng vaccine được phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới nên những lo ngại về dịch bệnh đã được giảm bớt, nhiều quốc gia đã mạnh dạn mở cửa và có những chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế. Điều này giúp cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trở nên thuận lợi hơn, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm đều tăng so với năm 2020, trong đó Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 95,7 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2020. Tiếp theo là Trung Quốc với kim ngạch đạt 56,3 tỷ USD, tăng 15%; EU đạt 40,1 tỷ USD, tăng 14%; ASEAN đạt 29,1 tỷ USD, tăng 25,8%; Hàn Quốc đạt 22,1 tỷ USD, tăng 15,8%; Nhật Bản đạt 20,3, tăng 5,1%.

2.1.3.2. Đối tác nhập khẩu

Có thể thấy, trong giai đoạn 2017-2019, thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là đến từ khu vực châu Á (kim ngạch nhập khẩu từ khu vực này luôn chiếm trên 79% tổng kim ngạch nhập khẩu), trong đó Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất (trung bình chiếm 30% kim ngạch nhập khẩu) và có xu hướng tăng lên qua từng năm. Việc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường các nước phát triển như EU, Mỹ tuy có sự tăng trưởng qua từng năm nhằm thực hiện mục tiêu về đa dạng hóa thị trường và tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn nhưng còn tương đối hạn chế.

Sang đến năm 2020, mặc dù là nơi đầu tiên khởi phát và chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,1 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2019 và chiếm 32,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch

44

đạt 46,4 tỷ USD, giảm 1,3%; ASEAN đạt 30,2 tỷ USD, giảm 6,1%; Nhật Bản đạt 20,5 tỷ USD, tăng 5,1%; EU đạt 14,7 tỷ USD, tăng 4,4%; Mỹ đạt 13,8 tỷ USD, giảm 4,5 %;...

Bảng 2.5: Thị trường nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 STT Thị trường Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%) STT Thị trường Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%)

2017 2018 2019 2020 2021 2017 2018 2019 2020 2021 1 Châu Á 172.2 188.7 201.6 209.9 268.1 80.9 79.7 79.5 80.0 80.7 1.1 ASEAN 28.3 31.8 32.2 30.2 41.1 13.3 13.4 12.7 11.5 12.4 1.2 Hàn Quốc 47.0 47.6 47.0 46.4 56.1 22.0 20.1 18.6 17.7 16.9 1.3 Nhật Bản 17.0 19.0 19.5 20.5 22.5 8.0 8.0 7.7 7.8 6.8 1.4 Trung Quốc 58.6 65.5 75.5 84.1 109.8 27.5 27.7 29.8 32.1 33 2 Châu Âu 14.6 17.2 18.0 18.5 21.7 6.9 7.3 7.1 7.1 6.5 EU 27 12.2 12.9 14.1 14.7 17 5.7 5.5 5.5 5.6 5.1 3 Châu Mỹ 15.7 20.0 22.3 21.7 25.1 7.4 8.4 8.8 8.3 7.6 Mỹ 9.3 12.7 14.4 13.8 15.5 4.4 5.4 5.7 5.3 4.7 4 Châu Phi 1.4 2.5 2.4 2.5 2.9 0.6 1.0 0.9 1.0 0.9 5 Châu Đại Dương 3.7 4.3 5.0 5.1 8.6 1.7 1.8 2.0 2.0 2.6 6 Chưa phân tổ 5.4 4.2 4.2 4.6 5.9 2.5 1.8 1.7 1.7 1.8

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường trọng điểm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn giữ vững vị thế là hai thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch lần lượt là 109,9 tỷ USD (tăng 30,7% so với năm 2020) và 56,1 tỷ USD (tăng 20,9%). ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba với kim ngạch đạt 41,1 tỷ USD (tăng 36,1%). Tiếp theo đó là Nhật Bản với 22,5 tỷ USD (tăng 9,8%); EU với 16,9 tỷ USD (tăng 15%); Mỹ với 15,5 tỷ USD (tăng 12,3%).

45

Một phần của tài liệu Lưu Quý Nhân - 820131 - QLKT2A (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)