2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế
2.2.1. Tình hình dịch Covid-19
Dịch Covid-19 (tên gọi cũ là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona - nCoV) bắt đầu xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ tháng 12 năm 2019. Đến nay, dịch bệnh đã lan ra hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng số ca mắc tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2021 là hơn 286,9 triệu ca và hơn 5,4 triệu ca tử vong. Với sự xuất hiện của nhiều biến chủng nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh như: Delta, Omicron,... có những thời điểm mỗi ngày số ca nhiễm trên toàn thế giới đã vượt mốc 1 triệu. Đây là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất từng xuất hiện trong lịch sử và gây nhiều tác động tiêu cực cho mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội.
Trên thế giới, tình hình dịch bệnh ngày càng nguy hiểm khi Covid-19 liên tục xuất hiện những biến thể mới, gây nguy hiểm đến cho hàng tỷ người trên thế giới. Số lượng người nhiễm Covid – 19 tăng lên chóng mặt hàng ngày, số lượng người chết vì Covid – 19 vì thế cũng tăng nhanh ở toàn cầu. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam cũng ghi nhận số lượng người nhiễm gia tăng nhanh chóng. Thị trường ASEAN có tốc độ tăng nhanh về số lượng người nhiễm Covid – 19 trong năm 2021 so với năm 2020 (tăng 7,6 lần), trong khi mức tăng tại EU và Mỹ lần lượt là 2,6 lần và 1,7 lần. Tại các nước khác trên thế giới, số lượng người nhiễm trong năm 2021 cũng tăng gấp 2,4 lần. Còn tại Trung Quốc, do theo đuổi chính sách “zero Covid”, hầu hết các khu vực bị nhiễm đều bị phong tỏa nên nước này kiểm soát được mức độ lây lan dịch bệnh, số lượng người nhiễm Covid năm 2021 chỉ tăng 0,2 lần so với năm 2021.
46
Hình 2.11: Số ca mắc Covid-19 tại một số quốc gia, khu vực giai đoạn 2020-2021
Đơn vị tính: Ca mắc
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu tại website: projects.voanews.com/coronavirus/vietnamese/
Tại Việt Nam, trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc Covid-19 là tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Tính đến ngày ngày 31 tháng 12 năm 2021, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch bệnh bùng phát với tổng số ca nhiễm là 1.731.257 ca (đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ), với 1.355.286 người khỏi bệnh và 32.168 ca tử vong. Với việc dịch bệnh đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại nước ta, các biện pháp kiểm sốt đã được đẩy mạnh triển khai, trong đó có cả các biện pháp giãn cách xã hội.
Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng số ca mắc trong cả năm là 1.465 ca, trong đó đã có 1.323 ca khỏi bệnh (chiếm 90,3%) và chỉ có 35 ca tử vong.
Việt Nam sau khi công bố có dịch đã lập tức có những biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như: thắt chặt biên giới, hạn chế thị thực, thu hồi giấy phép hàng không,... Tới hết ngày 19 tháng 3 năm 2020, tổng số bệnh nhân trong cả nước được ghi nhận là 85.
0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 70000000 80000000 90000000 EU ASEAN Mỹ Trung Quốc Khác Năm 2020 Năm 2021
47
Trong tháng 03 năm 2020, Việt Nam xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Từ 0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2020, Việt Nam công bố dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước và thực hiện giãn cách tồn xã hội trong vịng 15 ngày. Các biện pháp kiểm soát được triển khai đã giúp Việt Nam có giai đoạn chống dịch rất thành cơng với 99 ngày khơng có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Đợt bùng phát dịch thứ 2 bắt đầu vào ngày 25 tháng 7 năm 2020, khi Bộ Y tế công bố ca nhiễm thứ 416 tại Đà Nẵng nhưng không truy được nguồn lây cùng các ca nhiễm khác xuất hiện. Thành phố Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian từ những ngày cuối tháng 7 đến giữa tháng 9 năm 2020 nhằm kiểm sốt dịch bệnh. Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã có tổng cộng 35 bệnh nhân tử vong, tất cả đều trong đợt bùng phát thứ 2. Với việc chỉ có hơn 1.000 ca nhiễm trong năm 2020, Việt Nam đã được các tổ chức và quốc gia trên thế giới đánh giá rất cao và học tập về cơng tác phịng chống dịch bệnh.
Hình 2.12: Số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam năm 2020
Đơn vị tính: Ca mắc
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Sang đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc Covid-19 cùng số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch Covid-19 đã lan ra tồn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, Việt Nam đã
0 100 200 300 400 500 600
48
ghi nhận 1.731.257 ca nhiễm, trong đó 1.727.088 ca trong nước. Số ca tử vong cũng tăng mạnh lên 32.168 ca (chiếm gần 2% số ca mắc).
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên và việc tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam bắt đầu triển khai từ ngày 08 tháng 03 năm 2021.
Cuối tháng 4 năm 2021, sự xuất hiện các chuỗi lây nhiễm Covid-19 từ người cách ly đã mở đầu cho đợt bùng phát dịch lần thứ 4, đây cũng là đợt bùng phát dịch mạnh và nguy hiểm chưa từng thấy tại Việt Nam. Việc liên tục xuất hiện các đợt bùng phát dịch các các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh,... đã khiến cho hệ thống y tế có những thời điểm bị rơi vào trạng thái quá tải. Một số biện pháp khẩn cấp đã được nhanh chóng triển khai nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cùng với đó việc tiêm phịng vaccine cho người dân được chỉ đạo triển khai vơ cùng quyết liệt.
Hình 2.13: Số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam năm 2021
Đơn vị tính: Ca mắc
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Cục Y tế dự phịng, Bộ Y tế
Tính đến hết ngày 30 tháng 12 năm 2021, tổng số liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trong cả nước là 150.935.915 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.555.511 liều, tiêm mũi 2 là 68.435.813 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc) là 4.944.591 liều. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
49
Với chủ trương thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, ngày 11 tháng 10 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19” thay thế chỉ thị 15, 16, 19, trong đó đã đưa ra các tiêu chí xác định, phân loại cấp độ dịch và đưa ra những biện pháp tương ứng với từng cấp độ dịch.