Ước tính rủi ro giữa mục sử dụng MXH và kết quả học tập của SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN) (Trang 82 - 85)

Học tập, thảo luận, trao đổi

Khơng vì lý do gì cả, do thói quen

Giá trị

Khoảng tin cậy

95% Giá trị

Khoảng tin cậy 95%

Cận dưới Cận trên Cận dưới Cận trên

Tỷ số chênh với Điểm trung bình chung học kỳ (Dưới 2.5 / Trên 2.5)

0,222 0,097 0,506 17,540 6,924 44,430

Số giá trị hợp lệ 198 198

Từ bảng số liệu ta có thể đưa ra mối liên hệ giữa các biến rằng, với các sinh viên sử dụng MXH cho việc học tập ,thảo luận, trao đổi thì những người khơng sử dụng cho mục đích này có nguy cơ đạt được học lực từ khá trở lên bằng 0,222 lần người sử dụng mạng xã hội cho mục đích này, và ngược lại những người khơng sử dụng MXH theo thói quen thì con số này là 17,5, tức là sinh viên sử dụng MXH theo thói quen sẽ có nguy cơ đạt học lực dưới trung bình bằng 17,5 lần so với sinh viên không sử dụng MXH mà khơng có lý do nào cả. Từ 2 số liệu này ta có thể nói rằng những sinh viên có mục đích sử dụng MXH rõ ràng (ở đây là sử dụng MXH cho việc học tập) thì sẽ có kết quả học tập tốt hơn so với các sinh viên sử dụng MXH mà khơng có mục đích cụ thể nào cả.

3.5. Mối quan hệ giữa tần suất đăng bài và kết quả học tập của sinh viên

Từ kết quả khảo sát chúng ta cịn có thể nhận thấy được mối quan hệ giữa tần suất đăng bài của các sinh viên với kết quả học tập của họ.

Biểu đồ 3.2: Mối liên hệ giữa học lực học kỳ gần nhất với tần suất đăng bài lên MXH của SV

Ta có thể nhìn thấy xu hướng rất rõ ràng về tần suất đăng bài của các sinh viên với các mức độ học lực khác nhau, các sinh viên có học lực trung bình thì có

tần suất đăng bài lớn hơn hẳn so với các sinh viên có học lực khá, và tần suất đăng bài của các sinh viên cũng giảm dần với sinh viên có học lực giỏi và suất sắc. Các sinh viên có học lực trung bình thì sinh viên có tần suất đăng bài thấp nhất là 1 bài mỗi tuần, và lớn nhất là 10 bài mỗi tuần, còn các sinh viên có học lực tốt hơn thì tần suất đăng bài thấp nhất là 0 đăng bài nào, và lớn nhất lần lượt là 10 bài với học sinh khá, 8 bài với học sinh giỏi và chỉ 5 bài với các sinh viên xuất sắc. Không chỉ vậy trung bình mỗi tuần các sinh viên có học lực trung bình đăng 4,77 bài, tức là gần bằng sinh viên có tần suất đăng bài lớn nhất của nhóm sinh viên có học lực suất sắc và gấp hơn 2 lần so với tấn suất đăng bài viết lên MXH trung bình mỗi tuần của nhóm sinh viên có học lực giỏi (1,85 bài mỗi tuần). Con số này dù không để giúp chúng ta khẳng định sự tác động của việc đăng bài lên MXH đến kết quả học tập của các sinh viên nhưng nó có thể giúp chúng ta xác nhận rằng có mối liên hệ giữa tần suất đăng bài đến việc học tập của các sinh viên. Với các sinh viên khi đăng hay chia sẻ các bài viết lên MXH họ đều suy nghĩ đến nội dung cần đăng cũng như những suy nghĩ cũng như phản hồi của người khác về bài viết, hình ảnh hay những nội dung mà họ chia sẻ, điều này sẽ gây tốn thời gian và sự tập chung của các sinh viên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của họ, đây có thể là ngun nhân vì sao mà các sinh viên thuộc nhóm học lực tốt hơn thì lại thường ít đăng bài lên MXH hơn, họ sẽ không cần tốn nhiều thời gian cho việc đăng bài cũng như bị phân tâm trong quá trình học tập, từ đó kết quả học tập của họ sẽ khả quan hơn so với các sinh viên thường xuyên đăng bài lên MXH. Điều này được thể hiện thông qua số liệu định lượng đã trình bày ở biểu đồ 3.2.

Thơng qua các phân tích ở trên ta có thể thấy những mối liên hệ giữa việc sử dụng MXH đến việc học tập của sinh viên, nhưng những mối liên hệ này chỉ là những mối liên hệ đơn lẻ giữa các biến khác nhau với kết quả học tập. Để xác định một cách tổng thể mối liên hệ giữa việc sử dụng MXH với kết quả học tập của các sinh viên chúng ta xây dựng và đưa ra một phương trình hồi quy, và sử dụng nhiều biến cùng lúc để có thể xác định rõ ràng mối liên hệ giữa các biến số, cũng như để kiểm soát tác động của các yếu tố nhiễu.

Đầu tiên là bảng số liệu về R, R bình phương hiệu chỉnh và hệ số Durbin- Watson.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)