vực dân sự
1.3.2.1. Ban hành các văn bản nhằm triển khai thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự
Công tác xây dựng, ban hành văn bản nhằm triển khai pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có ý nghĩa quan trọng trong việc hồn thiện thể chế góp phần phát triển kinh tế - xã hội và trật tự an toàn xã hội của địa phương cũng như trên địa bàn cả nước. Đối với việc triển khai thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS.
Sau khi Luật Dân sự 2015 có hiệu lực (ngày 01/01/2017) đến nay các cơ quan có thẩm quyền liên quan đều đã ban hành văn bản quy định, hướng dẫn để thi hành. Trong đó có hàng chục văn bản chủ yếu và liên quan trực tiếp lĩnh vực Dân sự: Chính phủ ban hành 08 Nghị định (03 Nghị định thay thế, 02 Nghị định sửa đổi, bổ sung 1 số điều); Thủ tướng Chính phủ ban hành 05 Quyết định; Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan ban hành 52 Thông tư quy định, hướng dẫn chi tiết một số nội dung liên quan đến về QCD trong LVDS
Bên cạnh đó, QCD trong LVDS là một ngành rộng, có sự liên kết với nhiều thành phần kinh tế, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Vì vậy, bên cạnh Luật Dân sự 2015 và các văn bản triển khai, Nhà nước đã xây dựng và ban hành những văn bản pháp luật khác để điều chỉnh những ảnh hưởng ấy. Luật Dân sự 2015 được ban hành, trong đó có những
quy định rất cụ thể, bắt buộc các chủ thể là cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Luật Dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an tồn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Luật Dân sự 2015 được ban hành với những quy định bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo, từ chủ thể là người sử dụng lao động, đến người lao động và cả cơ quan nhà nước có trách nhiệm liên quan.
1.3.2.2. Triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự
Khi đã xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật thì việc triển khai thực hiện các văn bản ấy là điều kiện kiên quyết để pháp luật có thể thực sự đi vào đời sống xã hội.
Xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật là các yếu tố cấu thành cơ bản để duy trì sự tồn tại của đời sống pháp luật; đồng thời, thể hiện sống động sự phân công quyền lực nhà nước theo các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước pháp quyền. Các yếu tố này cùng tồn tại, tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
Công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống chủ yếu thuộc về trách nhiệm và là chức năng của cơ quan hành pháp. Đó chính là q trình hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực (con người, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất thực hiện từng văn bản pháp luật) bảo đảm sẵn sàng, phù hợp ngay từ khi tổ chức học tập, quán triệt, vận dụng để mọi hành vi ứng xử của các chủ thể đều phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động lập pháp - xây dựng, ban hành luật
và giám sát thực hiện luật của Quốc hội, của hoạt động tư pháp trong bảo vệ pháp luật và sử dụng cưỡng chế nhà nước.
Chủ thể có thẩm quyền trong thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS bao gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp. Ngồi ra, cịn có các chủ thể khác như tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân khi thực thi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong lĩnh vực dân sự. Một số yếu tố như trình độ dân trí, ý thức và truyền thống pháp luật, xu thế vận động xã hội, xu thế tồn cầu hố và hội nhập... cũng có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến quá trình tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Việc tổ chức thực hiện pháp luật làm cho những quy định trong các văn bản được vận hành trong hoạt động thường nhật của xã hội, là quá trình tiến đến mục tiêu của nhà làm luật nhằm sử dụng công cụ pháp luật để quản lý, thúc đẩy sự phát triển xã hội theo xu thế tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống, phát huy hiệu quả của pháp luật.[25]
1.3.2.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự
Tuyên truyền theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của một chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra. Cùng với công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động là ba bộ phận hợp thành công tác tư tưởng.
Tuyên truyền, là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó nhằm hình thành, củng cố ở đối tượng tun truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống… thơng qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tun truyền là: “đem một việc gì nói
cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tun truyền thất bại”[5].
Một trong những nội dung quan trọng của việc thực hiện pháp luật là tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật có tác dụng tác động vào nhận thức của mọi đối tượng, làm cho họ hiểu được bản chất và tự giác làm theo những gì pháp luật quy định. Vì vậy, nếu sử dụng một cách có hiệu quả thì đây sẽ là một phương pháp giải quyết được nội hàm của vấn đề thực hiện pháp luật.
1.3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế để thực hiện nhiệm vụ thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự
Đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề giải quyết QCD trong LVDS thể hiện qua các biện pháp, chính sách mà Nhà nước ban hành để có thể giải quyết QCD trong LVDS chính theo đúng quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước nói chung và QLNN về QCD trong LVDS là loại hoạt động quản lý mang tính chất quyền lực hành chính của Nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định thực hiện. Quản lý nhà nước về QCD trong LVDS nhằm tác động lên quá trình tổ chức và hoạt động QCD trong LVDS làm cho quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật và đạt được mục đích định trước. Cụ thể là góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ khác, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trình độ, năng lực quản lý và phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của đội ngũ cơng chức làm cơng tác quản lý nhà nước về QCD trong LVDS là những yếu tố quyết định đảm bảo việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật đúng đắn, có hiệu quả.
1.2.2.5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức
Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức các cấp thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS cần thực hiện các nội dung sau:
Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực điều hành, năng động và sáng tạo; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật với đội ngũ QLNN về QCD trong LVDS.
Có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực QLNN về QCD trong LVDS mới thơng qua chương trình đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có.
Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài tham gia vào đội ngũ QLNN về QCD trong LVDS.
Tổ chức các lớp tập huấn nội dung thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS cho đội ngũ nhân lực phụ trách tại địa phương.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhà nước về QCD trong LVDS có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng vai trị thúc đẩy, tạo bước chuyển mạnh mẽ về năng lực, trình độ của đội ngũ này.
Trong quá trình thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS, yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quản lý là đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức này đóng vai trị quan trọng trong điều hành QLNN về QCD trong LVDS. Họ là những người thay mặt cho chính quyền để giải quyết các công việc của nhân dân.
Đội ngũ cán bộ, cơng chức phải có năng lực cao, có trình độ chun mơn giỏi mới có thể hồn thành cơng việc được giao. Trình độ của cán bộ được đánh giá là tốt khi đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thể hiện qua kết quả thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS. Cán bộ, công chức phải được trang bị văn hóa chính trị, văn hóa cơng sở cao, làm việc khoa học, hiệu quả, vì dân. Người cán bộ, cơng chức phải có nhận thức: hành động của mình là phục vụ nhân dân.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn, công chức và viên chức - những người trực tiếp tiếp nhận thông tin từ người dân. Đội ngũ này đòi hỏi được cập
nhật các kiến thức liên quan đến QCD trong LVDS và các hiểu biết về pháp luật khơng chỉ có những tiêu chuẩn chung cũng như là kinh nghiệm quản lý, kiến thức chun mơn mà cần có những kinh nghiệm thực tế trong q trình thực thi cơng vụ.
1.3.2.6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về