Để thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS có hiệu quả thì điều kiện bắt buộc là bản thân của hệ thống pháp luật có liên quan phải hoàn chỉnh và khoa học.
Luật Dân sự 2015 được ban hành và thực hiện đã thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với QCD để phát triển kinh tế xã hội, phát huy nguồn lực nội tại. Ngoài ra, Luật được ban hành khơng chỉ góp phần hồn thiện hành lang pháp lý mà còn thể hiện tinh thần nhà nước do dân và vì dân.
Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như: Chính phủ ban hành Nghị định (Nghị định số
13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018, NĐ 55/2019/NĐ-CP ngày 24/06/2019,
NĐ 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020, NĐ 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021…).
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định trực tiếp điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực dân sự (QĐ 12/2015/QĐ-TT ngày 16/04/2015, QĐ
57/2015/QĐ-TTg ngày 16/11/2015, QĐ 06/2019/QĐ-TTg ngày 01/02/2019…)
Để đảm bảo thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS thì điều kiện kiên quyết là phải đảm bảo về pháp luật. Chỉ khi các văn bản pháp luật được xây dựng, ban hành một cách khoa học, hợp lý thì việc thực hiện mới có thể đạt được hiệu lực, hiệu quả.
Đầu tiên, văn bản pháp luật phải hợp hiến, hợp pháp, không được trái
với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Điều này được thể hiện rõ trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Nguyên tắc
xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật; tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”
Thứ hai, văn bản pháp luật không được quy định chồng chéo cũng
như không phù hợp với đối tượng quản lý. Đây là yêu cầu vô cùng quan trọng. Trong thực tế LVDS là hoạt động phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như khiếu nại, tố cáo, lao động… Vì vậy, địi hỏi hệ thống văn bản pháp luật cần quy định rõ ràng, thống nhất khi điều chỉnh các lĩnh vực.