Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 74 - 81)

Trên cơ sở bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về cơng chức và mục đích làm cho những quy định pháp luật liên quan tới trách nhiệm công vụ của cơng chức.

3.2.1.1. Hồn thiện pháp luật về QCD trong LVDS

Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục khẳng định và quy định ghi nhận trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân. Là cơ sở bảo đảm cụ thể hóa ở các văn bản QPPL khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật về QCD trong LVDS.

Sự điều chỉnh của pháp luật trong LVDS khơng chỉ là sự phản ánh trình độ kỹ thuật lập pháp mà còn phản ánh truyền thống lịch sử đặc trƣng của mỗi quốc gia, phản ánh sự văn minh, tiến bộ của một quốc gia liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Thông qua việc giải quyết các vụ việc trong LVDS gắn liền với mỗi cá nhân, công dân của Nhà nước và được bảo đảm thực hiện trên thực tế bằng pháp luật, là cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS phản ánh trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của đội ngũ công chức trong tổ chức thực hiện pháp luật trong LVDS phải đặt mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân là phương châm hoạt động của mình, trên cơ sở đúng pháp luật. Hay nói đúng

hơn là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đường lối chính trị của quốc gia và trực tiếp hơn là chính sách quản lý đúng đắn của cấp ủy, chính quyền trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù của địa phương.

Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công chức thực hiện thủ tục về LVDS khơng được có hành vi gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cá nhân, pháp nhân đến thực hiện QCD. Tích cực chủ động sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp, sáng kiến đảm bảo việc thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS được chính xác, nhanh chóng, thuận tiện; rút ngắn thời hạn giải quyết so với quy định, để người dân không phải đi lại nhiều lần. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp, kiến nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền sửa đổi hoặc điều chỉnh bổ sung các quy định không phù hợp hoặc mới phát sinh trên thực tế, đảm bảo mọi yêu cầu phát sinh trên thực tế đều được giải quyết, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân, pháp nhân tự giác, chủ động thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS để bảo vệ quyền, lợi chính đáng của mình khi có nhu cầu.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về QCD trong LVDS

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là để nâng cao nhận thức pháp luật, kỹ năng sử dụng pháp luật, có ý thức và lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong điều kiện thực hiện nhà nước quản lý theo pháp luật, với chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của Đảng thì cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì lẽ ấy, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Quốc hội đã ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012. Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS, do tính đặc thù của pháp luật này địi hỏi:

Một là, tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các luật, pháp

lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước các lĩnh vực chuyên ngành trong đó có Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm, Pháp lệnh người có cơng... các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan nhà nước cấp tỉnh có quy định về QCD trong LVDS, cơ chế thực hiện pháp luật QCD trong LVDS, cũng như các văn bản quy định về tiếp nhận, xử lý, phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS.

Hai là, điểm khác cơ bản trong phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các

văn bản quy phạm pháp luật nêu trên với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật khác là tính cụ thể, đòi hỏi đối tượng được tuyên truyền, phổ biến hiểu và thực hiện đúng ở từng lĩnh vực, biết và thực hiện được việc chuẩn bị những loại hồ sơ, giấy tờ, trách nhiệm của bản thân và của CBCC làm việc tại các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả... Chẳng hạn, đối với người dân để có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải giúp họ phải hiểu, phải biết cần có những loại giấy tờ gì, phải nộp lệ phí bao nhiêu, cơ quan nào là cơ quan giải quyết... Để việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư thì doanh nghiệp phải có những hồ sơ nào, nộp ở đâu, trách nhiệm của doanh nghiệp ra sao, trách nhiệm của cơ quan nhà nước như thế nào...

Để bảo đảm được tính cụ thể nêu trên địi hỏi chủ thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải lựa chọn chính xác những vấn đề thật cụ thể, thật cần thiết để phổ biến, tuyên truyền. Cần khẳng định các CQHC nhà nước cấp xã có thẩm quyền quy định và giải quyết phải là chủ thể tích cực, chủ yếu trong giáo dục pháp luật, phải xây dựng được chương trình, nội dung, kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực cơng việc mình phụ trách. Cần chống căn bệnh dàn trải, ôm đồm khi

xây dựng chương trình, nội dung giáo dục pháp luật về QCD trong LVDS, theo đó cần chú trọng phân loại đối tượng giáo dục phù hợp với yêu cầu pháp luật của họ. Chẳng hạn, đối với người nông dân, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục Luật Đất đai, chú trọng các quy định của Luật về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc đền bù giải phóng mặt bằng và các lĩnh vực có liên quan đến đời sống, công việc sản xuất của họ.

Ba là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp phổ

biến, giáo dục pháp luật cấp xã hàng năm phải đăng ký chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến QCD trong LVDS và cơ chế thực hiện, đề cao và phát huy vai trò của Hội đồng trong rà soát nội dung giáo dục pháp luật, bổ sung, lược bỏ những nội dung không phù hợp và giám sát thực hiện các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QCD trong LVDS phù hợp với đối tượng thực hiện thủ tục, với những vấn đề mà tổ chức, cá nhân đang cấp thiết đặt ra.

Bốn là, tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tuyên truyền, giáo

dục pháp luật và thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS.

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS chủ yếu thuộc trách nhiệm của chính quyền các cấp. Đối với UBND cấp tỉnh, ngoài trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cần ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng có liên quan; tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, CBCC cơng tác tại phịng tư pháp và người phụ trách; thông qua Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh để thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS, đồng thời tạo điều kiện kinh phí cho các cơ quan làm nhiệm vụ này; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật QCD trong LVDS.

Trong phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS cần chú ý khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và công dân có nhu cầu và chủ động nghiên cứu, học tập, tìm hiểu để thấy rõ được trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước; trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, từ đó tự giác thực hiện hoặc phản ánh, kiến nghị, khiếu nại những việc làm không đúng, sai trái của cơ quan nhà nước trong LVDS, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Năm là, lựa chọn các hình thức phù hợp, hiệu quả trong phổ biến,

giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS.

Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Do tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS có đặc thù riêng nên khơng phải bất kỳ hình thức nào trong tám hình thức được Luật quy định đều phù hợp và có hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, các hình thức cơng bố, cơng khai như đăng tải trên cổng thơng tin điện tử của Chính phủ và của chính quyền địa phương, thơng báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là những hình thức hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó địi hỏi phải quy định thành chế độ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách ổn định, cụ thể. Các hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp tại Bộ phận tiếp công dân, việc tổ chức phổ biến trực tiếp cho đối tượng cụ thể chịu sự tác động của LVDS thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp và các tổ chức khác cũng là những hình thức hiệu quả. Nó địi hỏi phải xây dựng và tạo điều kiện để các Báo cáo viên pháp luật thuận lợi trong việc giúp đỡ các tổ chức, các câu lạc bộ, các đồn thể trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Một hình thức khác là khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, như Hội Luật gia, Đồn Luật sư, các luật sư, cơng chứng viên - những người am hiểu lĩnh vực pháp luật tham gia giáo dục pháp luật, từ đó thực hiện việc xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS.

3.2.1.3. Đổi mới nhận thức việc thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS

Thực hiện pháp luật là thứ không dễ áp đặt, không thể “nhận thức

một sớm, một chiều” mà chỉ có thể được rèn luyện, tu dưỡng, thấm nhuần

từng bước, Việc giáo dục nâng cao nhận thức, tư duy của CBCC làm công tác tổ chức thi hành pháp luật và nhân dân trong việc thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS là vô cùng quan trọng nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức, sự hiểu biết pháp luật về QCD. Từ đó mỗi CBCC làm cơng tác tổ chức thi hành pháp luật có ý thức đứng đắn về vai trò và trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS, tôn trọng và tự giác thực hiện pháp luật, cịn về phía người dân sẽ hiểu biết và tư duy theo hướng hiện đại hơn, khơng cịn bần nơng cổ hủ nữa, nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của mình trong LVDS, cụ thể như sau:

Một là, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò của

QCD trong LVDS; về mối quan hệ giữa CBCC với nhân dân, tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, các buổi nói chuyện về thực hiện pháp luật QCD trong LVDS với nhân dân nhằm cung cấp thông tin về các quy định pháp luật về QCD trong LVDS, tiếp thu ý kiến đóng góp về hồn thiện pháp luật và ghi nhận những phản hồi về thực hiện pháp luật của nhân dân.

Hai là, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về QCD trong

LVDS thông qua các kênh thông tin khác nhau (các cuộc họp, báo chí, truyền thanh, truyền hình). Chú trọng đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật CBCC và nhân dân nhằm nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật để việc thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS đạt hiệu quả cao nhất.

Ba là, phát động và tổ chức các phong trào thi đua, phong trào thực

hiện pháp luật về QCD trong LVDS. Tổ chức các cuộc thi cho nhân dân phát hiện, viết về tầm gương tốt, hình ảnh đẹp về thực hiện pháp luật trên địa bàn huyện, những tấm gương “Cơng bộc” điển hình của nhân dân sẽ có

ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBCC và nhân dân.

Bốn là, thực hiện chủ trương đối thoại trực tiếp với CBCC và nhân

dân của Huyện ủy, UBND huyện. Việc tổ chức đối thoại với CBCC và nhân dân, một mặt nắm được những suy nghĩ, nhận thức của người dân đối với chính sách, pháp luật về QCD trong LVDS, kịp thời giải quyết những bức xúc trong nhân dân, ngăn ngừa kịp thời những tư tưởng lệch lạc và định hướng đúng cho người dân, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân để triển khai thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS của địa phương.

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật về QCD trong LVDS

Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc huy động nguồn lực xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện pháp luật đã được nâng lên một bước. Việc huy động các nguồn lực đã từng bước nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Theo đó, nhiều hình thức tun truyền, phổ biến thực hiện pháp luật do các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về pháp luật, tổ chức hành nghề về pháp luật (Hội Luật gia, Liên đoàn luật sư, Đoàn luật sư, Văn phịng cơng chứng) thực hiện có sức lan tỏa lớn như: thông qua các hoạt động chun mơn, tổ chức hội nghị, nói chuyện chuyên đề, tư vấn pháp luật... và đã có những đóng góp tích cực vào nhận thức thực hiện pháp luật. Các hiệp hội doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn đã có sự quan tâm đến việc thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cơng nhân. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, truyền thơng cũng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận trong thực hiện PBGDPL. Trong đó, Báo Pháp luật Việt Nam được ghi nhận là một trong những cơ quan báo chí tiên phong tổ chức phát động và thực hiện chương trình "Xóa nghèo pháp luật” nhiều ý nghĩa, tạo tiếng

vang và hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Các hoạt động này, một mặt vừa thể hiện trách nhiệm xã hội với tính nhân văn sâu sắc trong việc đồng hành cùng người dân nâng cao hiểu biết pháp luật, mặt khác cũng thể hiện sự chung sức, đồng lòng, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước của các tổ chức, cá nhân trong công tác PBGDPL.

- Việc triển khai chính sách huy động các nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL đã giúp công tác PBGDPL về QCD trong LVDS cho nhân dân ngày càng đi vào nề nếp, phong phú về nội dung và hình thức. Chuyển biến tích cực trong thời gian qua là việc tổ chức, cá nhân tự nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của cơng tác PBGDPL cũng như của việc tự tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật; người dân cũng đã tham gia đóng góp ý kiến trong q trình xây dựng và thực hiện pháp luật; góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Đã có những hình thức, cách làm huy động tổ chức, cá nhân hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)