Nhóm giải pháp cụ thể trên địa bàn huyện Hồi Ân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 81 - 91)

Để làm tốt công tác tổ chức thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS các cơ quan hữu quan huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định cần làm tốt các công việc sau đây:

3.2.2.1. Xây dựng chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước

Xây dựng chế độ trách nhiệm của cán bộ, cơng chức nhà nước và hồn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm nhân dân tham gia thực sự công việc nhà nước. Trước mắt và trong thời gian tới, đối với cán bộ, công chức nhà

nước trong mối quan hệ với nhân dân (quan hệ cá nhân và Nhà nước) đòi hỏi xây dựng chế độ trách nhiệm đảm bảo mỗi cán bộ, cơng chức nhà nước có thể phát huy hết năng lực cá nhân; đồng thời, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, cơng chức nhà nước trong q trình thực thi cơng vụ, giảm thiểu nguy cơ có thể xâm phạm quyền của cơng dân. Theo đó, pháp luật phải cụ thể hóa mối quan hệ giữa cá nhân, cơng dân với Nhà nước. Nhà nước là tổ chức công quyền, nghĩa là người làm công, mang quyền lực được ủy quyền từ nhân dân, do đó xác định cụ thể các quyền của công dân theo hướng công dân có quyền được làm tất cả những gì luật pháp khơng cấm, cịn cán bộ, cơng chức nhà nước chỉ được phép làm những gì mà luật pháp quy định.

Quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và cơng dân bảo đảm tính ràng buộc hai chiều, trước hết nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức là phục vụ nhân dân, chứ không phải làm quan cách mạng. Trong điều kiện nước ta hiện nay, đòi hỏi chuyển mạnh từ nền hành chính cai trị bằng nền hành chính phục vụ.

Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực, chủ động vào công việc nhà nước, cơng việc xã hội, trong đó có việc nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước, hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước. Kiểm tra và giám sát hoạt động của Nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước - những người phục vụ nhân dân, đòi hỏi Nhà nước phải báo cáo hoạt động trước nhân dân, bảo đảm quyền của công dân được cung cấp thông tin một cách chân thực và chính xác từ phía cơ quan cơng quyền.

3.2.2.2. Tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức về QCD trong LVDS

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong việc củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác tư pháp tại UBND huyện Hồi Ân và trong cơng tác phối hợp thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS của UBND huyện.

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương là tiền đề quan trọng trong việc củng cố, kiện tồn đội ngũ cơng chức làm công tác tư pháp tại UBND huyện là những biện pháp quan trọng trong chỉ đạo điều hành thực hiện các hoạt động quản lý có hiệu quả trong cơng tác triển khai thực hiện pháp luật trong LVDS của UBND tại huyện Hồi Ân.

Thơng qua việc triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước về QCD trong LVDS, qua đó đã giúp nâng cao nhận thức rõ vị trí, vai trị và hoạt động công vụ của đội ngũ công chức làm công tác tư pháp tại các Bộ phận tiếp dân của UBND huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định. Đồng thời thống nhất triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công chức này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS.

Tiếp tục tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, phòng, ban trong huyện và các cơ quan hành chính cao hơn, để có cơ chế thơng tin báo cáo, cơ chế giải quyết các thủ tục về LVDS một cách nhanh chóng, thuận tiện về mặt thời gian và thủ tục để giảm phiền hà cho nhân dân. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong thực hiện pháp luật về về QCD trong LVDS thì việc nâng cao vai trò của cơ chế phối hợp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác phối hợp trong các khâu giải quyết thủ tục càng thuận lợi càng tạo được niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước.

3.2.2.3 Tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS.

Hiệu quả của thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó, chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của các chủ thể pháp luật; công tác phổ biến; tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật. Để nâng cáo hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật cần đưa ra những hình thức, giải pháp phù hợp với thực tế và từng giai đoạn

phát triển của địa phương. Có thể kể thực hiện thông qua các biện pháp sau:

Thứ nhất, đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử của

địa phương: Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức; Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành; Các thủ tục liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức; Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật. Ngồi các thơng tin trên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử các thông tin khác về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hỏi – đáp pháp luật cần thiết cho người dân.

Thứ hai, Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin

đại chúng. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thơng tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, báo của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo và đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thông tin khác về pháp luật.

- Tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang xem xét, giải quyết vụ việc của cơng dân có trách nhiệm giải thích, cung cấp các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết hoặc hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật khi cơng dân đó có u cầu.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức tư vấn pháp luật, các tổ chức dịch vụ pháp lý khác, cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thơng tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho nhân dân.

Thứ ba, xác định xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên

dựng pháp luật với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của cơ quan, đơn vị mình.

Thứ tư, chủ động rà sốt các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND,

UBND cấp mình ban hành thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý để kịp thời đề xuất xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, quyền con người, quyền công dân, hội nhập quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế Việt Nam mới gia nhập. Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo phân cấp về tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ năm, thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp

luật năm 2015; chú trọng việc tổng kết thi hành pháp luật, khảo sát thực trạng quan hệ xã hội, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của văn bản, tiếp thu, giải trình đầy đủ, thực chất các ý kiến góp ý để đảm bảo tính khả thi của văn bản; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật về LVDS.

Thứ sáu, tiếp tục kiện tồn đội ngũ cơng chức làm công tác pháp chế;

điều động, luân chuyển công chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm tốt công tác pháp chế, đảm bảo đội ngũ cơng chức làm cơng tác này có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao; đảm bảo việc tham gia của cán bộ pháp chế vào công tác xây dựng văn bản pháp luật về LVDS.

Thứ bảy, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng văn

bản pháp luật về LVDS; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách và soạn thảo, trình văn bản pháp luật về LVDS; chú trọng kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách”.

xây dựng và thi hành pháp luật về LVDS, nhằm bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là công tác không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước ở mọi lĩnh vực, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó để thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS có hiệu quả, cần tăng cường đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS của UBND huyện Hoài Ân.

Kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS của UBND huyện Hồi Ân đó kịp thời khen thưởng, tạo động lực làm việc, phát huy khả năng làm việc của đội ngũ cơng chức. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ơ, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm sốt thì mới chống được các tệ nạn này.

Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, kiểm tra giám sát còn là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào cũng ln có tác dụng làm hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp

luật của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết thủ tục về LVDS tại UBND huyện.

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt

động thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS của UBND cấp xã trên cơ sở nhiệm vụ, công việc được giao, căn cứ vào quy trình, thời gian giải quyết công việc của công chức, căn cứ vào quy chế làm việc tại các UBND xã cũng như Bộ phận tiếp công dân các địa phương và kết quả làm việc và thái độ làm việc để tổ chức kiểm tra. Nếu phát hiện sai phạm trong quá trình thực hiện pháp luật trong LVDS của UBND xã thì phải xử lý nghiêm minh để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương.

Thứ hai, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với

hoạt động thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS của UBND cấp xã. Để giải quyết được các yêu cầu của nhân dân và tổ chức thì cơng tác giải quyết về LVDS cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về trình tự, thời gian và cách thức giải quyết. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS của UBND huyện cần phát huy tốt vai trò của nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động đối với công tác LVDS. Thông qua kiểm tra, giám sát người dân có thể đóng góp ý kiến trực tiếp đối với lãnh đạo UBND huyện hoặc ghi vào sổ đóng góp ý kiến của cơ quan.

Thứ ba, cần phải thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên,

độc lập, khách quan trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị cũng như của nhân dân nhằm khắc phục tình trạng khép kín, thiếu cơng khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật trong LVDS của UBND huyện Hoài Ân.

Thứ tư, thực hiện tự phê bình và phê bình trong tất cả các cơ quan

hành chính nhằm đề cao các giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, ngăn ngừa, hạn chế sự suy thoái đạo đức. Cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá để biết mỗi công chức có hồn thành nhiệm vụ được giao hay

không, trên cơ sở đó xem xét, đánh giá hiệu quả của công tác thực hiện pháp luật tại UBND huyện một cách khách quan, chính xác.

Thứ năm, thông qua kiểm tra, giám sát để phát hiện ra những mặt

tích cực và những mặt tiêu cực trong công tác triển khai thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS của UBND huyện, cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của đội ngũ cơng chức làm tại Bộ phận tiếp dân có hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của công dân, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, nhằm góp phần giáo dục và răn đe đội ngũ cơng chức trực tiếp làm công tác tiếp dân, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật.

Tiểu kết Chƣơng 3

Từ những yêu cầu khách quan và thực trạng ở huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định đặt ra cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS. Các giải pháp chú trọng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có đạo đức và năng lực vững vàng, đáp ứng với nhu cầu thực tiễn hiện nay; đổi mới mạnh mẽ các hoạt động tổ chức mang tính pháp lý cùng các hoạt động tổ chức trực tiếp. Đồng thời giải pháp xây dựng cơ chế giám sát tổ chức thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS cũng đặt ra yêu cầu phải công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện pháp luật, tăng cường sự giám sát của cơ quan quyền lực và thúc đẩy các hoạt động giám sát của Nhân dân. Ngoài ra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về QCD trong LVDS và các hành vi vi phạm khi thi hành công vụ của cán bộ, cơng chức có thẩm quyền thực thi pháp luật về QCD trong LVDS cũng là giải pháp quan trọng đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.

KẾT LUẬN

Quyền công dân có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự vận động và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)