1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của một số ch
1.3.2. Kinh nghiệm tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Cần Thơ
Cuối năm 2011, cùng với các chi nhánh khác trong khu vực Tây Nam bộ, NHCSXH TP Cần Thơ đã gặp nhiều khó khăn và cịn một số tồn tại, hạn chế như: Nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng có chiều hướng tăng; chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn cũng như chất lượng ủy thác của hội, đồn thể khơng cao, thiếu tính đồng đều.
Trước thực tế nêu trên, sau Hội nghị đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trong khu vực Tây Nam bộ vào ngày 27/3/2012; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc, NHCSXH TP Cần Thơ đã xây dựng Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của chi nhánh; tham mưu cho UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, hội, đồn thể, UBND quận, huyện và các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện Đề án.
Chi nhánh cũng thành lập 2 tổ công tác để hỗ trợ cho NHCSXH các huyện, phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác và các cơ quan chức năng thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nơng trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng; thực hiện sơ kết Đề án hằng tháng nhằm đánh giá những mặt làm được và những mặt chưa làm được để đưa ra giải pháp thực hiện tháng tiếp theo; căn cứ vào kết quả thực hiện, chi nhánh giao các chỉ tiêu thực hiện Đề án cho từng NHCSXH cịn phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đồn thể nhận ủy thác và các cơ quan chức năng thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nơng và NHCSXH cịn phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đồn thể nhận ủy thác và các cơ quan chức năng thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nơng giao chỉ tiêu đến từng cán bộ để triển khai thực hiện hàng tháng.
Việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã vào Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, Trưởng ấp, khu vực tham gia các cuộc họp của Tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn ngày càng chặt chẽ và thuận lợi hơn. Chủ tịch UBND cấp xã tham gia họp giao ban hằng tháng với ngân hàng, hội, đoàn thể và Tổ tiết kiệm và vay vốn để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là việc xử lý nợ quá hạn, lãi tồn đọng; tạo điều kiện cho hoạt động của Tổ giao dịch xã an toàn, hiệu quả; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động nhận ủy thác của hội, đoàn thể…
Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, NHCSXH cịn phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác và các cơ quan chức năng thực hiện
lồng ghép với các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư, chuyển giao ứng dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, đào tạo nghề, hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mơ hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả như: Câu lạc bộ làm bánh dân gian ở quận Ninh Kiều; nuôi lươn, nuôi cá lóc, ni ếch ở huyện Vĩnh Thạnh; nuôi trăn, nuôi heo, trồng thanh long, trồng cam ở huyện Thới Lai; may gia cơng, trồng cam xồn, trồng mè ở quận Ơ Mơn; làm bánh tráng, trồng bông, trồng hoa màu ở quận Thốt Nốt; trồng chuối cấy mơ, trồng nấm rơm, đan lục bình, ni bị; trồng hoa kiểng, trồng dưa hấu, trồng rau an toàn quận Bình Thủy; trồng cam, trồng dâu, ni dê ở huyện Phong Điền…
Đến nay, nợ quá hạn của chi nhánh chiếm tỷ lệ 0,38% tổng dư nợ. So với năm 2011, giảm 82,03%, hoàn thành vượt chỉ tiêu Đề án. Chi nhánh khơng cịn nợ chiếm dụng. Trong tổng số 2.040 Tổ tiết kiệm và vay vốn, có 1.817 tổ xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 89,07%. Doanh số cho vay giai đoạn 2012 - 2016 đạt 2.859 tỷ đồng với 184.404 lượt khách hàng được vay vốn; tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 19,33%. Nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã góp phần giúp cho 44.675 hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo; giải quyết việc làm cho 138.440 lao động; giúp cho gần 13.485 lượt HSSV vay vốn để trang trải chi phí học tập; 37.321 hộ xây dựng 59.616 cơng trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn. Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần cùng với địa phương hồn thành các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, đến nay TP Cần Thơ đã có 1 huyện và 20/36 xã được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Đặc biệt, nguồn vốn ngân sách thành phố và các quận, huyện chuyển sang NHCSXH là 121,256 tỷ đồng để cho vay người nghèo và các đối tượng đặc thù của địa phương như: Cho vay các đối tượng hành nghề kinh doanh, dịch vụ phục vụ khách du lịch trên chợ nổi Cái Răng, du lịch miệt vườn; cho vay hỗ trợ cho người dân trên địa bàn phường (thuộc quận) và thị trấn (thuộc huyện) xây dựng cơng trình nước sạch và cơng trình vệ sinh đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống…