Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 48)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCSXH tỉnh TT-Huế

Tháng 03 năm 1995, Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo được thiết lập với số vốn ban đầu là 432 tỷ đồng (Ngân hàng nhà nước Việt Nam 100 tỷ đồng, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 200 tỷ đồng và NHNo&PTNT Việt Nam 132 tỷ đồng). Quỹ được thiết lập trên cơ sở tự nguyện, cho hộ nghèo vay không cần tài sản thế chấp, ưu đãi về lãi suất và thời hạn cho vay, các bên góp vốn khơng nhằm mục đích kinh doanh. NHNo&PTNT Việt Nam được giao quản lý, bảo toàn vốn và cho vay đối với hộ nơng dân nghèo có khó khăn về vốn để phát triển sản xuất. Hoạt động của quỹ rất có hiệu quả, nhưng cịn mang nặng tính chất bao cấp. Quỹ vẫn hoạt động trên một phạm vi hẹp, việc huy động vốn không được thực hiện trực tiếp mà phải thông qua NHNo&PTNT nên gặp nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có một tổ chức đủ lớn, đáng tin cậy để mở rộng hoạt động cho vay. Đó là lý do Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHNg) ra đời. NHNg được thành lập theo quyết định số 525/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 230/QĐNH5 ngày 01 tháng 09 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Việc thành lập NHNg đã tạo ra kênh tín dụng dành cho đối tượng là hộ nghèo được vay vốn với lãi suất và các điều kiện tín dụng ưu đãi, góp phần nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính cho các hoạt động tín dụng chính sách cịn rất hạn chế, lại bị phân tán bởi nhiều định chế tài chính - tiền tệ; sự thiếu minh bạch giữa tín dụng chính sách với tín dụng thương mại đã tác động tiêu cực tới hiệu quả của hoạt động tín dụng thương mại theo nguyên tắc thị trường và hiệu quả giảm nghèo trên diện rộng.

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X về việc hồn thiện tổ chức hoạt động của loại hình Ngân hàng chính sách, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, ngày 04 năm 10 năm 2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo cơ sở pháp lý cho mơ hình NHCSXH ra đời. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH, trên cơ sở tổ chức lại NHNg. Với sự kiện này, lịch sử phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam chính thức được chứng kiến sự hình thành một định chế tài chính tín dụng đặc thù của Nhà nước, nhằm chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội.

NHCSXH là tổ chức tín dụng nhà nước, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng không phần trăm, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng và được bổ sung hàng năm theo quy mô hoạt động. NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách trung ương và địa phương, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân để cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước; thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp khả năng và điều kiện thực tế. NHCSXH được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với các khoản cho vay theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mơ hình tổ chức quản lý của NHCSXH có tính đặc thù, khác với mơ hình quản lý của các NHTM, đó là có sự tham gia quản trị ngân hàng của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương. Cụ thể là tham gia Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp,

nhằm hoạch định chính sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư; xác định đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng trong từng thời kỳ.

NHCSXH tỉnh TT-Huế trực thuộc NHCSXH Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 47/QĐ-HĐQT ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và khai trương đi vào hoạt động từ 30 tháng 05 năm 2003.

Tên giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế

Địa chỉ: 49 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế Điện thoại: +84.234 3829 629 Fax: +84.234 3829 629

Website:http://vbsp.org.vn

Hình 2.1: Logo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam)

NHCSXH tỉnh TT-Huế thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với lãi suất ưu đãi, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận nhằm giảm nghèo, ổn định xã hội và từng bước đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp.

Qua gần 20 năm hoạt động, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội, tập thể cán bộ nhân viên NHCSXH tỉnh TT-Huế đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước xây dựng chi nhánh ngày càng lớn mạnh; tổ chức triển khai các chương trình tín dụng cho vay đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả; tạo nền tảng cho chi nhánh phát triển trong những năm tiếp theo.

Đến nay, NHCSXH tỉnh TT-Huế đã có bộ máy tổ chức ổn định với trụ sở chính tại 49 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, gồm có 5 phịng nghiệp vụ và 8 Phịng giao dịch tại các huyện, thị xã. Hiện nay, NHCSXH tỉnh

TT-Huế có 120 cán bộ cơng nhân viên, trong đó có 54 cán bộ tín dụng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quan hệ giao dịch với ngân hàng, NHCSXH tỉnh TT-Huế đã tổ chức 141 điểm giao dịch tại 141 xã, phường, thị trấn. Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và cấp huyện được thành lập cùng lúc với việc khai trương đi vào hoạt động gồm có 129 người, trong đó cấp tỉnh là 13 người; cấp huyện, thị xã, thành phố là 116 người. Ban đại diện HĐQT tỉnh và huyện đã tổ chức họp theo định kỳ, có chương trình làm việc, kiểm tra, chỉ đạo hoạt động của NHCSXH cùng cấp trong việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau gần 20 năm thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH tỉnh TT-Huế đã kế thừa, xây dựng và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng Phục vụ Người nghèo với phương châm: Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí, xã hội hố hoạt động tín dụng chính sách để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vốn tín dụng chính sách của Chính phủ được quản lý

chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHCSXH tỉnh TT-Huế

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế)

CÁC PGD HUYỆN - Hội sở tỉnh (TP. Huế) - Tx. Hƣơng Thủy - Tx. Hƣơng Trà - Huyện A Lƣới - Huyện Nam Đông - Huyện Phong Điền - Huyện Phú Lộc - Huyện Phú Vang - Huyện Quảng Điền

PHÕNG CHUN MƠN NGHIỆP VỤ Phịng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng Phịng Kế tốn - Ngân quỹ Phịng Kiểm tra - Kiểm sốt nội bộ Phịng Tin học Phịng Hành chính - Tổ chức GIÁM ĐỐC CÁC PHĨ GIÁM ĐỐC

Đến 31/12/2020, NHCSXH tỉnh TT-Huế gồm 8 Phòng giao dịch cấp huyện, thị xã với số lượng điểm giao dịch xã 141 điểm tại các xã, phường, thị trấn trên tổng số 141 xã, phường, thị trấn trên tồn tỉnh. Phịng nghiệp vụ gồm 5 phòng: Phòng Hành chính - Tổ chức; Phịng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng; Phịng Kế tốn Ngân quỹ; Phịng Tin học và Phịng Kiểm tra Kiểm sốt nội bộ.

Hội sở tỉnh là đơn vị trung tâm quản lý và điều hành chung mọi hoạt động nghiệp vụ toàn hệ thống NHCSXH tỉnh TT-Huế, ngồi ra Hội sở tỉnh cũng đóng vai trò là một đơn vị cho vay trực tiếp tại địa bàn TP. Huế. Ngoài Hội sở tỉnh có 8 Phịng giao dịch trực thuộc đặt tại 8 huyện, thị xã trong tỉnh. Hiện nay, tại Hội sở tỉnh có 28 cán bộ gồm Ban giám đốc và 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ.

- Ban giám đốc

+ Giám đốc: là người trực tiếp điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của ngân hàng trước Tổng giám đốc và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH, phân công trách nhiệm cho các bộ phận của ngân hàng, đảm bảo cho bộ máy hoạt động một cách nhịp nhàng, an tồn và có hiệu quả.

+ Phó giám đốc kế hoạch - nghiệp vụ: là người được Giám đốc ủy quyền và điều hành hệ thống tín dụng tại chi nhánh, có quyền ra quyết định về việc cho vay hoặc khơng cho vay. Ngồi ra phó giám đốc kế hoạch - nghiệp vụ cịn có trách nhiệm theo dõi tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị vay vốn, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban giám đốc của chi nhánh và các cơ quan liên quan về quyết định của mình.

+ Phó giám đốc kế tốn - kho quỹ: có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong cơng tác kế tốn - kho quỹ và các cơng việc hành chính, đảm bảo an tồn tài sản, khơng để xảy ra mất mát, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban giám đốc chi nhánh và các cơ quan liên quan về quyết định của mình.

- Các phịng ban

+ Phịng Kế tốn - Ngân quỹ: là một bộ phận chun mơn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh trong việc tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện các mặt cơng tác: Hạch tốn kế tốn và an toàn hoạt động của kho quỹ theo quy định của NHCSXH Việt Nam.

+ Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng: có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh trong việc tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện các mặt công tác: huy động vốn, cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thuộc Chi nhánh quản lý theo cơ chế quản lý của NHCSXH Việt Nam.

+ Phịng Hành chính tổ chức: có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện các mặt cơng tác: hành chính quản trị, tổ chức cán bộ, xây dựng cơ bản theo quy chế của ngành và quy định của Nhà nước.

+ Phịng Tin học: có chức năng quản lý và sử dụng các thiết bị thơng tin điện tốn phục vụ nhiệm vụ cơng tác theo quy định của NHCSXH Việt Nam.

+ Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: Quản lý công tác kiểm tra, thanh tra giám sát các hoạt động thu chi, các hoạt động lưu chuyển cơng văn, giấy tờ giữa các phịng ban. Kiểm tra các việc lưu chuyển chứng từ trong thanh toán liên ngân hàng, quản lý hệ thống thông tin trong ngân hàng, công tác lưu chuyển thông tin trong ngân hàng có khớp với chứng từ lưu hay khơng.

- Các đơn vị trực thuộc:

Gồm 8 Phòng giao dịch đặt tại 8 huyện, thị xã là Hương Thủy, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Nam Đông và Phú Vang. Tại các Phịng giao dịch có Ban giám đốc và hai tổ nghiệp vụ là Tổ Kế hoạch - tín dụng và tổ Kế tốn - ngân quỹ, có con dấu riêng. Các phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ cho vay tại các địa phương theo kế hoạch cấp trên giao. Về chi phí, các đơn vị này hạch tốn chi phí độc lập theo định mức khốn chỉ tiêu tài chính NHCSXH tỉnh giao hàng năm.

2.1.3. Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH tỉnh TT-Huế

Để nguồn vốn sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, trong những năm qua Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế NHCSXH đã ủy thác cho vay thơng qua 04 tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH.

Những công việc tổ chức CT-XH nhận ủy thác thực hiện gồm: (i) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, vận động thành lập, quản lý hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi tắt là Tổ); (ii) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ, Ban quản lý Tổ và các tổ viên; (iii) Phối hợp với NHCSXH tổ chức thực hiện một số công việc liên quan đến quy trình cho vay, quản lý vốn vay, xử lý nợ, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng…

Việc quản lý nguồn vốn, giải ngân, thu nợ, hạch toán, theo dõi hồ sơ vay vốn do NHCSXH đảm nhận, trong đó việc giải ngân, thu nợ được thực hiện trực tiếp đến các đối tượng thụ hưởng có sự chứng kiến của các tổ chức CT-XH, Ban quản lý Tổ.

Bên cạnh việc đáp ứng nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, mỗi năm, NHCSXH bố trí hàng trăm tỷ đồng để cho vay ưu đãi các chương trình như: Giải quyết việc làm tại chỗ; xuất khẩu lao động có thời hạn; học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn; nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn và một số chương trình khác. Những đồng vốn thuộc các chương trình nêu trên đã tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao mức sống.

Hiện nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện các chương trình cho vay trên địa bàn như: Chương trình cho vay hộ nghèo; chương trình cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo; Chương trình cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn; Chương trình cho vay hộ sản xuất tại vùng khó khăn; Chương trình cho vay làm nhà hộ nghèo; Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; Chương trình cho vay nước sạch và VSMT nơng thơn; Chương trình cho vay các đối tượng đi xuất khẩu lao động; Chương trình cho vay đồng bào dân tộc thiểu số,...

2.1.4. Tình hình lao động của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế

Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, trình độ của các bộ công nhân viên của ngân hàng sẽ phản ánh khả năng làm việc, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tình hình lao động tại NHCSXH TT-Huế giai đoạn 2018-2020 được trình bày ở bảng 2.1 sau.

Qua Bảng 2.1 cho thấy qua 3 năm 2018-2020, đội ngũ cán bộ của NHCSXH khơng có sự thay đổi nhiều, năm 2019 so với năm 2018 tăng 2 lao động tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,68%, năm 2020 giảm 1 lao động so với năm 2019 tương ứng giảm 0,83%. Tổng số lao động tại chi nhánh tính đến hết 31/12/2020 có 120 người, trong đó tỷ lệ lao động nam chiếm phần lớn với 60,83%, còn nữ chiếm 39,17%. Điều này là do tính chất cơng việc và đặc thù của ngành trong việc đi giao dịch, giải ngân, thu lãi, thu nợ,… ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện xa xôi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)