3.3. Kiến nghị về công tác nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tạ
3.3.3. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
- Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND quan tâm chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách theo Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng, có đánh giá về trách nhiệm của cơ sở Đảng và cá nhân theo định kỳ 06 tháng hoặc hàng năm, nhằm tiếp tục nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội.
- Chỉ đạo UBND cấp huyện tham mưu cho Huyện ủy, HĐND tiếp tục quan tâm bổ sung tăng nguồn vốn ủy thác địa phương mỗi năm nhằm đảm bảo nguồn lực để thực hiện Nghị quyết HĐND và mục tiêu của UBND tỉnh đã đề ra cho các chương trình trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thường xun rà sốt kịp thời bình xét hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới định kỳ thường xuyên để bổ sung kịp thời vào danh sách hộ nghèo của xã và danh sách các đối tượng chính sách khác.
Trực tiếp tham gia công tác họp giao ban định kỳ hàng tháng để kịp thời chỉ đạo Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV cùng phối hợp Ngân hàng giải quyết các nội dung tồn tại cũng như đề xuất kiến nghị với Ngân hàng những nội dung làm được và chưa được.
- Chỉ đạo các tổ chức Hội đoàn thể:
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát tồn dân đối với tín dụng chính sách xã hội.
+ Thực hiện tốt việc nhận diện các hộ vay vốn, tham gia họp bình xét cho vay đảm bảo nguyên tắc “cho vay đúng đối tượng, vốn vay có vật tư tương đương làm đảm bảo và có khả năng trả nợ”.
+ Tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra Hội đoàn thể cấp dưới trong việc thực hiện một số nội dung, công việc được NHCSXH ủy thác; tăng cường kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV; chủ động phối hợp rà soát, lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro kịp thời đối với các hộ vay đủ điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở lý luận chung, định hướng, mục tiêu và kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách chi nhánh NHCSXH tỉnh TT-Huế, tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh NHCSXH tỉnh TT-Huế. Đây là những giải pháp có tính khả thi cao, trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng tín dụng chính sách nói riêng và chất lượng tín dụng chính sách thơng qua Hội đoàn thể, tổ TK&VV của chi nhánh NHCSXH tỉnh TT-Huế nói chung. Góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và đưa NHCSXH tỉnh TT-Huế ngày càng phát triển vững mạnh. Bên cạnh đó, luận văn kiến nghị đối với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam; NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh TT-Huế.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền đại phương, các cơ quan ban ngành và sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH tỉnh TT- Huế đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đã góp phần tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư ở địa phương. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế” có thể kết luận:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng chính sách; chất lượng tín dụng chính sách; vai trị của nó trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ đó vấn đề tất yếu cần đặt ra phải nâng cao chất lượng tín dụng chính sách.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh TT-Huế qua 3 năm 2018-2020. Kết quả phân tích cho thấy, hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh TT-Huế đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn một cách có hiệu quả. Qua 3 năm 2018-2020, số lượt hộ vay vốn theo các chương trình tín dụng chính sách hơn 34.000 lượt/năm, góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trên tồn tỉnh. Duy trì tỷ lệ nợ q hạn khơng q 0.1% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Hệ số sử dụng vốn đạt xấp xỉ 1 qua các năm. Thơng qua vay vốn tín dụng chính sách, các hộ nghèo và đối tượng tín dụng chính sách được nâng cao về năng lực sản xuất và quản lý kinh tế hộ gia đình; nâng cao nhận thức, giúp họ tự chủ hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất của mình.
Thứ ba, từ những phân tích trên, luận văn đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế. Cụ thể: (1) Giải pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp; (2) Nâng cao năng lực của Ban quản lý Tổ TK&VV; (3) Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Tổ tiết kiệm và vay vốn;
(4) Củng cố và nâng cao chất lượng thu hồi và xử lý nợ; (5) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng và (6) Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ. Đây là những nhóm giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh TT-Huế trong thời gian đến.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 2. Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 04/10/2002 về thành lập NHCSXH, Hà Nội.
3. Chính phủ (2010), Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
28/7/2010 về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH, Hà Nội.
4. Cục thống kê TT-Huế (2020), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2020, Thừa Thiên Huế.
5. Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
6. Hà Thị Hạnh (2003), Giải pháp hồn thiện mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
7. Trương Công Huy (2017), Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của Ngân
hàng chính sách xã hội thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn thạc
sĩ khoa học kinh tế, trường đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế.
8. Lê Ngọc Hải (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách
xã hội huyện Triệu phong tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế.
9. Ngô Thị Thanh Huyền (2014), Nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia.
10. Lê Văn Luyện – Nguyễn Đức Hải (2013), Mơ hình hoạt động tài chính vi mơ thành cơng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển tài chính vi mơ Việt Nam, Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 131 tháng 4/2013.
11. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế (2014), Tài liệu đào tạo cán bộ lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh.
12. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018-2019-2020.
13. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế, Nghị quyết của Ban đại diện hội đồng quản trị 2018-2019-2020.
14. Hiền Phương: “Nâng cao chất lượng hoạt động các tổ tiết kiệm và vay vốn
(2019)” Thời báo Quảng Bình
15. Dương Quyết Thắng (2013), Hồn thiện mơ hình Tổ tiết kiệm và vay vốn góp phần quản lý tín dụng chính sách hiệu quả, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 133, Tháng 6/2013.
16. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
17. Tổng giám đốc NHCSXH, văn bản số 79/NHCS-TDNN, ngày 21/4/2015 về việc chấm điểm đánh giá phân loại Tổ TK&VV.
18. Tổng giám đốc NHCSXH, văn bản 1365/NHCS-TDNN ngày 04/5/2013 của về
việc triển khai thực hiện Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
19. Tổng giám đốc NHCSXH, văn bản số 1004/NHCS-TDNN ngày 12/4/2013 về việc thực hiện điều 21 Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.
20. Tổng giám đốc NHCSXH (2014), Văn bản 4198/NHCS-TDNN ngày 16 tháng 12 năm 2014 về việc ban hành Hướng dẫn nghiệp vụ tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn.
21. Trần Lan Phương (2016), Luận án tiến sỹ “Hồn thiện cơng tác quản lý tín
dụng chính sách của ngân hàng Chính sách xã hội”. Luận án Tài chính –
Ngân hang, Học viên Ngân hàng.
22. Trần Hữu Ý (2010), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Học viên ngân hàng
PHỤ LỤC
CÁC CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Cho vay hộ nghèo
- Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.
- Đối tượng vay vốn: Là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015.
- Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay qua tổ chức Chính trị - xã hội (gọi tắt là tổ chức Hội, đoàn thể).
- Mức cho vay tối đa: 100 triệu đồng (bao gồm nhu cầu vay để sản xuất kinh doanh và nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt)
- Lãi suất cho vay hộ nghèo: Là 6,6/năm (0.55%/tháng) - Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay
2. Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33 2015 QĐ- TTg ngày 10 8 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ (167 giai đoạn 2).
- Mục tiêu: Giúp hộ nghèo ở khu vực nơng thơn có nhà ở an tồn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng vay vốn: Hộ gia đình nghèo có tên trong danh sách hộ nghèo được vay vốn tại Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 do UBND tỉnh phê duyệt.Trường hợp trong q trình thực hiện chính sách các hộ này đã thốt nghèo, thì vẫn được xem xét cho vay.
- Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay qua tổ chức Hội, đồn thể.
- Mức cho vay tối đa: 25 triệu đồng/hộ. - Lãi suất cho vay: 3%/năm (0,25%/tháng).
3. Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung theo Quyết định số 48 2014 QĐ-TTg ngày 28 8 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ
- Mục tiêu: Giúp các hộ nghèo khu vực miền Trung có nhà ở kiên cố, bảo đảm an tồn con người và tài sản khi có bão, lụt.
- Phạm vi áp dụng: 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Đối tượng cho vay: Hộ gia đình nghèo có tên trong Danh sách hộ nghèo được vay vốn tại Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phê duyệt.
- Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay qua tổ chức Hội, đồn thể.
- Mức cho vay tối đa: 15 triệu đồng/hộ. - Lãi suất vay: 3%/năm (0,25%/tháng)
- Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất khi cho vay
4. Cho vay hộ cận nghèo
- Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng vay vốn: Là những hộ thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015.
- Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay qua tổ chức Hội, đồn thể.
- Mức cho vay tối đa: 100 triệu đồng.
- Lãi suất cho vay: Bằng 120% lãi suất cho vay hộ nghèo (7,92%/năm). - Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay.
5. Cho vay hộ mới thoát nghèo
- Mục tiêu: Để các hộ thoát nghèo tiếp tục phát triển sản xuất, ổn định cuộc
sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Đối tượng được vay vốn: Là các Hộ đã từng là Hộ nghèo, hộ Cận nghèo nay đã thoát nghèo, được UBND cấp xã xác nhận. (Thời gian thốt nghèo tính từ khi Hộ nghèo, hộ Cận nghèo được loại ra khỏi danh sách nhưng tối đa là 03 năm).
Lưu ý: Các Hộ mới thoát nghèo được vay vốn phải khơng cịn dƣ nợ
chương trình cho vay Hộ nghèo, hộ Cận nghèo và các chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo các văn bản hiện hành.
- Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay qua tổ chức Hội, đoàn thể.
- Mức cho vay tối đa: Như chương trình cho vay Hộ nghèo. Hiện nay, mức cho vay tối đa 100 triệu đồng/1hộ.
- Lãi suất cho vay: Bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ (8,25%).
- Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay
6. Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn
- Mục tiêu: Giúp cho Học sinh sinh viên (HSSV) có hồn cảnh khó khăn n tâm học tập, nhiều HSSV có nguy cơ bỏ học được tiếp tục theo học.
- Đối tượng được vay vốn:
+ HSSV đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam theo Quyết định 157/2007/QĐ - TTg ngày 27/9/2007.
+ Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
+ Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức