Nguyên nhân các hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 87 - 90)

2.4. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng chính sách tại ngân hàng CSXH

2.4.3. Nguyên nhân các hạn chế tồn tại

* Nguyên nhân chủ quan

- Tổ được thành lập trên địa bàn theo thôn, tổ dân phố nhưng do nhiều nơi địa bàn thơn, tổ dân phố rộng nên khó khăn trong việc hoạt động và quản lý của Tổ TK&VV; Tổ thực hiện sinh hoạt định kỳ không đầy đủ theo quy ước; Tổ trưởng thu lãi thiếu sót trong việc ghi chép, chưa kiểm sốt chặt chẻ chữ ký của tổ viên; việc hướng dẫn hộ vay sử dụng biên lai thu lãi chưa được chú trọng; công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi vay chưa được quan tâm đúng mức do đó hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; chất lượng hoạt động Tổ TK&VV chưa đồng đều giữa các xã, giữa các đơn vị nhận ủy thác...

- Ban quản lý Tổ TK&VV chưa nắm vững nghiệp vụ dẫn đến việc hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục vay vốn, giải thích về quyền lợi, nghĩa vụ của tổ viên chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu của tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn dẫn đến hoạt động cho vay chưa hiệu quả.

- Tổ chức họp bình xét cho vay chưa nghiêm túc. Phần lớn các cuộc họp được tổ chức sơ sài mang tính hình thức, thành phần tham dự họp không đầy đủ, nội dung triển khai chưa nghiêm túc; dẫn đến bình xét cho vay sai đối tượng, hộ vay sử dụng vốn kém hiệu quả, đồng thời người vay vốn thực hiện không đúng quy ước của tổ.

- Một số xã chưa quan tâm nhiều trong việc chuyển nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư.

- Một số hộ vay chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của người vay vốn khi đến hạn là phải thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng theo thỏa thuận.

- Công tác đơn đốc, xử lý nợ q hạn của chính quyền xã, các Hội đồn thể ở một số nơi đạt hiệu quả chưa cao, vẫn còn dừng lại ở khâu thuyết phục, động viên là chính.

- Trong cơng tác bình xét cho vay, vẫn cịn tình trạng một số người vay sinh sống và sản xuất kinh doanh không ổn định tại địa phương, đi làm ăn xa chỉ về địa phương khi vay vốn, nhưng vẫn được Hội đồn thể, Tổ TK&VV bình xét cho vay.

- Đội ngũ cán bộ Hội đoàn thể nhất là cấp xã ở một số xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý và đôn đốc thu hồi nợ vay; công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn vay đối với Tổ trưởng tổ TK&VV khơng thường xun, vẫn cịn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào NHCSXH.

- Hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chưa cao.

* Nguyên nhân khách quan

- Chưa có cơ chế phối hợp với HĐT nhận ủy thác các cấp quản lý Tổ TK&VV và quy chế thi đua khen thưởng rõ ràng cho BQL và những Tổ TK&VV hoạt động tốt. Chưa có chính sách khuyến khích cho BQL tổ tại các vùng khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số…

- Một số HĐT làm công tác uỷ thác tại một số huyện, xã chưa thường xuyên chỉ đạo củng cố chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện đối với Hội cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ ủy thác chưa nghiêm túc và chưa đi sát với tình hình thực tế của Tổ. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, xã

- Quy định về việc thành lập tổ chưa cụ thể dẫn đến một số tổ có mật độ dân số thấp, rải rác dẫn đến việc sinh hoạt tổ khó khăn trong việc hoạt động và quản lý của Tổ TK&VV đặc biệt trong công tác sinh hoạt định kỳ của Tổ TK&VV

- NHCSXH với nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, địa bàn hoạt động rộng khắp, có những khó khăn đặc thù, trình độ dân trí của đa số bà con thấp, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên đầu tư cho vay các đối tượng này tuy vốn ít nhưng rủi ro lớn, ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này, luận văn phân tích đánh giá thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế qua 3 năm 2018-2020. Kết quả phân tích cho thấy qua gần 20 năm hoạt động NHCSXH tỉnh TT-Huế đã thực hiện cho vay đến 17 chương trình tín dụng ưu đãi đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền, Ban, Ngành, Đồn thể các cấp và đơng đảo tầng lớp nhân dân. Doanh số cho vay khơng ngừng được nâng cao, tỷ lệ nộp lãi bình quân hang năm đạt gần 100%. Hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ đã hạn chế và ngăn ngừa tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân giảm dần qua các năm… Tuy vậy vẫn còn tồn tại như một số nơi UBND, các tổ chức Chính trị - xã hơi nhận ủy thác cấp xã chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của một số nơi chưa đồng đều. Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đơi lúc đơi nơi cịn chưa đồng bộ. Một vài huyện vẫn còn tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao, vịng quay vốn tín dụng nhìn chung có xu hướng giảm, chứng tỏ một phần vốn sử dụng không hiệu quả, khả năng đáp ứng vốn đối với nền kinh tế chậm. Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động của tổ năm 2020 có một số tổ có kết quả khơng tốt. Chương 2 tác giả cũng đã phân tích đánh giá một số tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh NHCSXH tỉnh TT-Huế trong giai đoạn 2018-2020. Nội dung nghiên cứu này là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế được trình bày ở chương 3.

CHƢƠNG 3:

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THIÊN THIÊN HUẾ

3.1. Mục tiêu, định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 87 - 90)