Quan điểm bảo đảm thựchiện pháp luật về phòng, chống thiêntai tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm bảo đảm thựchiện pháp luật về phòng, chống thiêntai tại tỉnh

tỉnh Quảng Ngãi

3.1.1. Quán triệt các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống thiên tai phòng, chống thiên tai

Trước xu thế biến đổi khí hậu, nước biển dâng diễn ra nhanh và phức tạp, thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, cực đoan, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, đặt ra u cầu cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm giảm nhẹ thiệt hại, phát triển bền vững đất nước.

Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với cơng tác phịng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động phịng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, bảo đảm phát triển bền vững.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại

chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an tồn… Cùng với đó, hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đặc biệt, nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy. Chú trọng ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu cơ bản về thiên tai, hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng chuẩn hóa và hiện đại. Tăng cường rà sốt, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước, nhất là đối với các sơng xun biên giới. Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai, điều kiện từng vùng, miền.

Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực theo phân cấp, đúng thẩm quyền. Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, từng bước đầu tư xây dựng, nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống kết cấu hạ tầng. Cụ thể, đối với khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, đảm bảo an toàn nơi ở cho đồng bào; tăng cường quản lý, kiểm sốt, khơng để người dân làm nhà lấn chiếm lịng sơng, suối, khu vực rủi ro thiên tai, giảm nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét.

Đối với vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, bảo đảm an toàn đê điều, hồ chứa. Đối với vùng duyên hải miền Bắc, miền Trung, nâng cao năng lực ứng phó lũ lớn, bão mạnh và siêu bão, sạt lở bờ biển. Đối với vùng Tây Nguyên, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Đối với vùng Nam bộ, chủ động ứng phó, thích ứng với lũ lớn, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất…

Yêu cầu thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lượng làm cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ

Trung ương đến cơ sở. Phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể nhân dân và nhân dân trong cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai…

3.1.2. Thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam về phòng, chống thiên tai thiên tai

Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ các thỏa thuận Việt Nam tham gia như:

Hiệp định ASEAN về Quản lý Thảm hoạ và Ứng phó khẩn cấp (AADMER) (2005);

Khung Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai Sendai 2015-2030 (2015); Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu (2015);

Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu tồn cầu được thơng qua tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc ở Paris (Pháp) tháng 12/2015 (COP21)

Các mục tiêu phát triển bề vững của LHQ;

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2018 về việc đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế về phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai mà Việt Nam tham gia, từ kết quả nghiên cứu, rà soát, tư vấn đề xuất những khoảng trống của khung pháp lý quốc gia hiện hành và đưa ra khuyến nghị về bổ sung, điều chỉnh để các văn bản này phù hợp với các qui định trong khuôn khổ khung pháp lý quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

Việt Nam đã tăng cường tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, đối tác phát triển, nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học trong khu vực và trên thế giới về phòng, chống thiên tai, nhất là hợp tác chia sẻ thông tin, dự báo, cảnh báo về thiên tai, phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, quản lý tàu thuyền trú tránh bão, áp thấp nhiệt đới, quản lý tài nguyên nước.

Tham gia tích cực, chủ động trong các cơ chế hợp tác về phòng, chống thiên tai trong đó ưu tiên tham gia các cơ chế hợp tác: ACDM, Ủy hội sơng Mekong, Diễn đàn tồn cầu về giảm nhẹ thiên tai, ARF, ASEM…hướng tới mục tiêu giải quyết được các vấn đề thiên tai xuyên biên giới, như duy trì nguồn nước, chống hạn, ứng phó thảm họa…;

Duy trì hợp tác, thường xuyên cung cấp thông tin về thiên tai và giữ liên lạc với các đầu mối quốc tế để tiếp nhận xu hướng quản lý rủi ro trong điều kiện biến đổi khí hậu, đồng thời nhanh chóng vận động hỗ trợ khẩn cấp trong điều kiện thiên tai lớn, liên vùng như bão mạnh, siêu bão, mưa lớn diện rộng, sạt lở đất, xâm nhập mặn;

Triển khai thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các điều ước quốc tế, hiệp định, thỏa thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia ký kết như Khung hành động Sendai, Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp,…;

3.1.3. Mọi vi phạm phải được phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời, nghiêm túc và công bằng thời, nghiêm túc và công bằng

Hàng năm, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp phê duyệt kế hoạch về thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý vi phạm về PCTT, đê điều và thủy lợi; tổ chức Đồn cơng tác thực hiện kế hoạch kiểm tra cơng tác đảm bảo an tồn hồ chứa nước, đê điều, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trước mùa mùa lũ tại các địa phương. Ngồi ra, thực hiện Cơng điện của Thủ tương Chính phủ, Văn phịng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT và TKCN, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, triển khai cơng tác PCTT khi có tình huống thiên tai như bão, mưa lũ xảy ra.

Các ngành và địa phương trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình cũng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về PCTT. Những vi phạm pháp luật chủ yếu là vi phạm pháp luật về hành lang bảo vệ đê điều, cản trở tiêu thoát lũ; vi phạm trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi; về quản lý và sử dụng quỹ PCTT; về xây dựng kế hoạch về PCTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)