Kiểm sốt có hiệu quả tổ chức thựchiện pháp luật về phòng, chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp bảo đảm thựchiện pháp luật về phòng, chống thiêntai tại tỉnh

3.2.5. Kiểm sốt có hiệu quả tổ chức thựchiện pháp luật về phòng, chống

Rà sốt kịch bản biến đổi khí hậu, đánh giá tồn diện về tình hình thiên tai, rủi ro do thiên tai, tác động đến dân sinh, kinh tế xã hội; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chỉ đạo điều hành, ứng phó, khắc phục hậu quả đối với từng loại hình, từng tình huống thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét trên diện rộng.

Rà soát, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu hộ cứu nạn; nâng cao năng lực cơ quan phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao tính chuyên nghiệp, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện thiên tai ngày càng phức tạp trước tác động của biến đổi khí hậu.

Nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai đối với nhà ở của người dân và cơng trình hạ tầng, nhất là cơng trình hạ tầng thiết yếu như cơng trình phịng, chống thiên tai, y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền... Hướng dẫn người dân xây dựng nhà ở an toàn phịng, tránh bão, lũ; rà sốt các chính sách xã hội, dân tộc và nhà ở, có chính sách phù hợp hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở an toàn; tiếp tục rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn cao, nhất là khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ vừa qua, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và phịng, chống thiên tai, nhất là cơng trình giao thơng miền núi, hồ, đập thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ. Quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên; tiếp tục trồng và tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển; hạn chế tối đa tác động làm thay đổi trạng thái cân bằng tự nhiên của đồi, núi, sông, suối.

Tiếp tục rà soát hồn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến cơng tác phịng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống thiên tai; điều chỉnh, bổ sung các quy định về quy trình thủ tục hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai (nhất là hỗ trợ gạo cứu đói, hỗ trợ giống để khôi phục sản xuất), vận động, tiếp nhận, phân phối các nguồn đóng góp tự nguyện cứu trợ sau thiên tai,...

Tăng cường công tác truyền thơng, kết hợp hài hịa giữa phương thức truyền thống với truyền thông đa phương tiện để truyền tải thơng tin chính xác, kịp thời về thiên tai, bão lũ tới người dân; nâng cao nhận thức, năng lực phòng, chống thiên tai cho cộng đồng, đẩy mạnh xây dựng lực lượng xung kích phịng, chống thiên tai ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và giảm nhẹ rủi ro thiên tai bắt đầu từ cộng đồng.

Tăng cường nguồn lực cho phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn; ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động phòng phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu, nhất là trên các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt; sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi; xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực xung yếu; chủ động di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất gắn với sinh kế bền vững. Chủ động lồng ghép đầu tư cơng trình phịng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng địa phương.

Ưu tiên bố trí nguồn lực của địa phương trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025, dự phòng ngân sách địa phương để đầu tư di dời dân cư khỏi khu vực nguy hiểm, sửa chữa, nâng cấp cơng trình phịng, chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn, nhất là hồ đập, đê điều, trường học, trạm y tế, tuyến giao thông trọng yếu; tăng cường đầu tư cho công tác quản lý rủi ro,

phòng ngừa thiên tai, chủ động trong ứng phó, cứu hộ cứu nạn, đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị chuyên dùng cho lực lượng làm cơng tác tham mưu phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý an tồn đập, hồ chứa nước, đảm bảo thơng tin cho người dân vùng hạ du khi xả lũ.

Kiểm tra, xử lý cơng trình làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Tiểu kết chƣơng 3

Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của người đứng đầu địa phương và tồn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trị chủ đạo, đề cao sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức và cá nhân nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, mơi trường sinh thái, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng;

Phòng, chống thiên tai lấy chủ động phịng ngừa là chính, đồng thời phải sẵn sàng ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

Phịng, chống thiên tai thơng qua việc thực hiện các biện pháp tổng hợp trong đó tập trung vào quản lý rủi ro thiên tai, có sự tham gia của các ngành, liên kết giữa các vùng, lồng ghép trong việc xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và các địa phương; được thực hiện đồng bộ, theo giai đoạn, có trọng tâm, trọng điểm; vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài; đảm bảo giảm nhẹ các rủi ro hiện tại và phòng ngừa các rủi ro thiên tai mới;

Phòng, chống thiên tai thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” phát huy vai trò chủ động của các lực lượng tại cơ sở, theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên

tai; chú trọng đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; đảm bảo tính nhân đạo, cơng bằng, minh bạch và bình đẳng giới;

Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học, phát huy kinh nghiệm truyền thống và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kết hợp hài hịa giữa giải pháp cơng trình và phi cơng trình, khơng làm gia tăng rủi ro thiên tai mới, giảm thiểu rủi ro hiện hữu.

Từ những vấn đề nêu trên, các nhà làm luật cần kiến nghị cơ quan nhà nước sớm ban hành bản chiến lược mới phù hợp với các qui định pháp lý của quốc gia, khu vực, quốc tế và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu như hiện nay.

KẾT LUẬN

Quá trình triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đã có những bước tiến vượt bậc theo tiến trình lịch sử, được tổ chức tồn diện hơn đối với tất cả các loại hình thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai theo 3 bước cơ bản từ phịng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền các cấp và cộng động người dân; cơng tác phịng, chống thiên tai đã chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phịng ngừa, lấy phịng ngừa là chính, đồng thời triển khai các giải pháp đồng bộ như: công tác dự báo với thời gian dự kiến dài hơn; chất lượng dự báo chính xác hơn; cảnh báo, truyền tin kịp thời hơn; chủ động chuẩn bị chu đáo các phương án ứng phó; các hệ thống cơng trình phát huy tác dụng; các biện pháp ứng phó, chỉ đạo quyết liệt và kịp thời hơn đặc biệt là việc sơ tán dân; công tác thông tin tuyên truyền được triển khai sâu rộng.

Thực hiện pháp luật là quá trình chuyển các quy định pháp luật vào thực tiễn xã hội, là hoạt động làm cho QPPL được thực hiện trên thực tế. Nói cách khác thực hiện pháp luật là làm đúng pháp luật. Vì vậy với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay việc hồn thiện pháp luật và đưa pháp luật phòng, chống thiên tai vào đời sống là vô cùng cần thiết.

Để thực hiện pháp luật phịng, chống thiên tai có hiệu quả cao địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có những chính sách thân thiện gần gũi với cộng đồng nhằm tuyên truyền pháp luật vào đời sống để những quy định của pháp luật được triển khai tốt nhất phù hợp với đặc trưng với từng loại hình thiên tai tiến tới xây dựng một cộng đồng an toàn trước thiên tai và pháp luật được thượng tơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2020), Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng

8 năm 2008 Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

3. Bộ Giao thông Vận tải (2018), Thông tư 12/2018/TT-BGTVT Quy định về cơng tác phịng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT Hướng dẫn

lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội, Hà Nội.

5. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Tài liệu quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ kế hoạch và Đầu tư (2015),

Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Chính, Bùi Tá Long, Nghiên cứu cơ sở khoa học, công nghệ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.

8. Chính phủ (2014), Nghị định 66/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Phịng, chống thiên tai, Hà Nội.

9. Chính phủ (2014), Nghị định 94/2014/NĐ-CP Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, Hà Nội.

10. Chính phủ (2015), Nghị định 47/2015/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Hà Nội.

11. Chính phủ (2017), Nghị định 104/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực phịng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi; đê điều, Hà Nội.

12. Chính phủ (2017), Nghị định 30/2017/NĐ-CP Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Hà Nội.

13. Chính phủ (2017), Nghị định 02/2017/NĐ-CP Về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Hà Nội.

14. Chính phủ (2018), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về cơng tác phịng, chống thiên tai, Hà Nội.

15. Bùi Nguyên Hồng – Tổng cục phòng, chống thiên tai, Báo cáo đánh giá rà

soát các luật và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai chú trọng quyền trẻ em, xác định cá cưu tiên cần điều chỉnh.

16. Quốc hội (2006), Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006, Hà Nội. 17. Quốc hội (2012), Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012, Hà Nội. 18. Quốc hội (2013). Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013,

Hà Nội.

19. Quốc Hội (2015), Luật Khí tượng Thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.

20. Quốc hội (2017), Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017, Hà Nội. 21. Quốc hội (2017), Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017, Hà Nội. 22. Quốc hội (2020), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng,

chống thiên tai và Luật đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020, Hà Nội.

23. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai, Hà Nội.

24. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày

15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, Hà Nội.

25. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai, Hà Nội.

26. Tổng cục phòng, chống thiên tai (2019), Các báo cáo đánh giá quá trình

thực hiện Pháp luật Phòng, chống thiên tai tại Quốc Hội.

27. Ủy ban quốc tế hoa kỳ (2015), Dự án: Phịng chống lũ lụt và tiêu thốt nước tại đô thị loại vừa vùng ven biển Việt Nam nhằm thích ứng Biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)