Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên tiểu học

1.4.1. Định hướng sự phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển năng lực cán bộ, công chức, viên chức và yêu cầu đổi mới giáo dục, công tác xây dựng đội ngũ GVTH ngang tầm nhiệm vụ mang ý nghĩa là sự đầu tư - phát triển nguồn nhân lực nhằm và phát triển GDTH theo đúng định hướng. Đó là cơ sở để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chiến lược, các chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục và thực hiện mục tiêu GDTH.

GDTH có vai trị quan trọng và là lĩnh vực thiết yếu trong đời sống xã hội nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nguồn đào tạo nhân lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Hệ thống GDTH do Nhà nước thống nhất quản lý nên Nhà nước phải đưa ra những định hướng cho nền giáo dục nói chung và GDTH nói riêng. Trong đó, việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH theo định hướng đổi mới giáo dục là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Thực tế cho thấy, quá trình thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH, lĩnh vực GD&ĐT nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Để Giáo dục đáp ứng tốt hơn công cuộc xây dựng đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân; tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục; xây dựng một nền giáo dục dạy tốt, học tốt, quản lý tốt gắn với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW đã được Hội nghị Trung ương (khóa VIII) thơng qua, cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH phải là một trong những nhiệm vụ của toàn ngành trước mắt cũng như lâu dài.

1.4.2. Xuất phát từ những bất cập về chất lượng của một bộ phận giáo viên và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn mới

ĐNGV là một trong những lực lượng nịng cốt để thực hiện thành cơng đổi mới giáo dục phổ thơng nói chung và GDTH nói riêng. Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua cho thấy ngành GD&ĐT đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có sự đóng góp cơng sức, trí tuệ của ĐNGV và CBQL giáo dục. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển, so với yêu cầu, năng lực một bộ phận GVTH cịn khơng ít hạn chế.

Với vị trí, vai trị của GDTH, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ, từng bước khắc phục những bất cập về năng lực của đội ngũ GVTH góp phần nâng cao hiệu quả GDTH của địa phương là rất cần thiết. Mặt khác theo quy định mới trong Luật Giáo dục 2019, một bộ phận GVTH ở nhiều địa phương vẫn cần được đào tạo - bồi dưỡng để đạt chuẩn chức danh.

Lý luận và thực tiễn cho thấy chất lượng giáo viên luôn được xem là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Trong đó GVTH chính là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng với tính chất và u cầu giáo dục cho học sinh tiểu học không chỉ dạy chữ mà phải chú trọng dạy làm người, dạy kỹ năng sống để các em phát triển toàn diện, đồng thời thực hiện yêu cầu phổ cập GDTH. Như vậy, với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTH, trước hết các cấp QLGD cần phải tập trung chăm lo, nâng cao chất lượng đồng thời thực hiện chuẩn hóa đội ngũ GVTH theo quy định mới về trình độ đào tạo về chuyên môn - nghiệp vụ trong Luật Giáo dục 2019 cũng như chuẩn chức danh nghề nghiệp GVTH theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- ĐNGV phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhằm mục đích phát triển năng lực của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp, để có một đội ngũ “lành nghề”, có thể làm tốt công việc giáo dục thế hệ tương lai của đất nước một cách hiệu quả. Qua đó, bản thân mỗi thầy cô giáo phải không ngừng học hỏi, tự rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống, ý thức và trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Vì thế, ĐNGV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp là cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục.

Đối với GVTH, khi áp dụng chuẩn để tự đánh giá trình độ chun mơn, nghiệp vụ của mình, họ sẽ tự xác định được các yêu cầu về đạo đức, phẩm

chất cần tiếp tục rèn luyện, những kiến thức và kỹ năng sư phạm cần được tiếp tục nâng cao. Với các cấp QLGD, chuẩn giáo viên là cơ sở giúp cho các nhà trường, các địa phương đánh giá đúng năng lực ĐNGV của mình, từ đó đề ra được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; xác định đúng đắn các yêu cầu trong cơng tác tuyển dụng, bố trí - sử dụng hợp lý đội ngũ GVTH.

1.4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học m ang ý nghĩa là sự đầu tư - phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng giáo dục cấp tiểu học các địa phương vững mạnh

Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, đổi mới cơng vụ và tăng cường phát triển nguồn nhân lực khu vực công, các cấp QLNN đặc biệt chú trọng thực hiện yêu cầu xây dựng đội ngũ CBCCVC các ngành, các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống lành mạnh; có tư duy đổi mới, sáng tạo; có kiến thức chun mơn - nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tơn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân...

Trong tiến trình đó, đặc biệt là từ khi Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện

GD&ĐT, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, việc nâng

cao chất lượng ĐNGV luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cấp QLGD. Bên cạnh việc phát huy ý thức tự học tập - rèn luyện của mỗi giáo viên, xét trên lĩnh vực quản lý vĩ mô, việc các cấp có thẩm quyền quan tâm chăm lo đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ GVTH ngang tầm với nhiệm vụ mang ý nghĩa là sự đầu tư - phát triển nguồn nhân lực trong công tác xây dựng GDTH của các địa phương vững mạnh.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ GVTH. Trong đó, tập trung làm rõ nội hàm các khái niệm về GDTH; phân tích vị trí, vai trị của GDTH cũng như các khái niệm về đội ngũ GVTH, chất lượng, chất lượng đội ngũ GVTH.

Nội dung chủ yếu trong Chương 1 cũng đã xác định và phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ GVTH, bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo; Năng lực, trình độ đào tạo chuyên môn - nghiệp vụ; Kỹ năng và kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục; Thái độ, tác phong, phong cách nhà giáo; Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục học sinh; Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức giáo dục (giáo viên) cuối năm học.

Bên cạnh đó, Chương 1 của luận văn cũng đã luận giải các yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH như: Điều kiện KT-XH và những yếu tố đặc thù của địa phương; Sự phát triển của khoa học - công nghệ và yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; Môi trường làm việc và văn hóa cơng sở - trường học; Cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng GVTH; Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng GVTH; Thực hiện chế độ, chính sách và việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ GVTH; Công tác đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên cuối năm học; việc phân hạng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên; Nhận thức của ĐNGV và của các cấp quản lý…

Ngoài ra, luận văn cũng đã nêu một số cơ sở để khẳng định sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH như: Định hướng sự phát triển đội ngũ GDTH trước yêu cầu đổi mới giáo dục; giải quyết những bất cập về chất lượng của giáo viên và yêu cầu chuẩn hóa GVTH; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chính là sự đầu tư nguồn nhân lực cho phát triển GDTH.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Tổng quan về huyện Krông Bông và tình hình chung về giáo dục tiểu học tại huyện Krơng Bơng, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số - cơ cấu dân cư và điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu

- Huyện Krơng Bơng có diện tích tự nhiên là 1.256,95km2 (chiếm 9,6% diện tích tồn tỉnh), nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 55 km; tiếp giáp với các huyện: M’Đrắk, Ea Kar, Krông Pắc, Krông Ana và huyện Lắk; phía Đơng Nam giáp với các tỉnh Khánh Hịa, Lâm Đồng.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Krơng Bơng

Trong phạm vi huyện có Quốc lộ 27 là trục giao thông huyết mạch của tỉnh Đắk Lắk kết nối với tỉnh Lâm Đồng; có Tỉnh lộ 12 chạy qua 7 xã, thị trấn trong huyện và Tỉnh lộ 9 nối với các huyện Ea Kar, Krơng Pắc.

- Về địa hình và khí hậu: huyện Krơng Bơng nằm ở vị trí tiếp giáp giữa

cao nguyên Buôn Ma Thuột với Trường Sơn Nam. Địa hình chủ yếu là núi cao chiếm 63,7%, còn lại là địa hình núi thấp và thung lũng ven sơng. Nhìn chung trong năm khí hậu Krơng Bơng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm từ 23,7-27,30C.

2.1.1.2. Dân số và cơ cấu dân cư

Tồn huyện có 01 thị trấn và 13 xã. Dân số huyện Krơng Bơng tính đến năm 2020 là 92.859 người. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 59,18%, người DTTS chiếm 40,82% (chủ yếu là người Êđê, M’nơng và người các dân tộc phía Bắc như: Nùng, Tày, Mơng… di cư đến sinh cơ lập nghiệp). Mật độ dân số trên địa bàn huyện năm 2020 chỉ khoảng 74 người/km2, trong đó dân cư của một số xã tương đối thưa thớt.

2.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Về điều kiện kinh tế:

+ Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế: Tính đến năm 2020, tăng trưởng kinh

tế đạt 8%/năm. Trong đó, cơ cấu giá trị các ngành kinh tế (tính theo giá hiện hành): nơng, lâm, thủy sản chiếm 44,6%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; thương mại - dịch vụ chiếm 28,9%.

+ Thu nhập bình quân đầu người: Giai đoạn 2018 - 2020 thu nhập bình

quân đầu người trên địa bàn huyện như sau: Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 21,4 triệu đồng; năm 2019 đạt 25,5 triệu đồng, tăng 19,2% so với năm 2018; năm 2020 đạt 28,8 triệu đồng, tăng 11,6% so với năm trước.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây

dựng và thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế năm 2020 giảm tương đối mạnh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng giảm dần là do từ năm 2020 nền kinh tế của huyện chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19. Thu nhập bình quân đầu người của người dân ở huyện theo hướng tăng lên hàng năm nhưng vẫn còn chậm.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe: Trên địa bàn huyện trung bình có

5,03 bác sĩ/vạn dân; 22,26 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi): 17,8%; mức giảm tỷ lệ sinh: 0,2‰; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,13%.

+ Tình hình giáo dục: Năm học 2019 - 2020, giáo dục phổ thơng tồn

huyện có 52 trường; 754 lớp; có 20.754 học sinh; số học sinh bỏ học 193 em. Riêng đối với 02 trường THPT, có 2.196 học sinh, đến cuối năm học có 174 em bỏ học, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 90,52% (592/654 học sinh).

Công tác giáo dục phổ thơng đang trong tiến trình đổi mới và đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao; chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và CBQL trường học; triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới - 2018; tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng thực hành, dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS; thực hiện đạt chuẩn Phổ cập Mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi, duy trì được thành quả Phổ cập GDTH và Phổ cập THCS.

Những năm qua, huyện Krông Bông cũng đã quan tâm đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học.

+ Cơng tác xóa đói giảm nghèo: Thời gian qua, trong việc thực hiện kế

hoạch phát triển KT – XH, cơng tác xóa đói giảm nghèo ln được huyện Krông Bông xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; chú trọng triển khai

có hiệu quả các chính sách đối với người nghèo như: cấp 44.419 thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào DTTS; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; chính sách miễn giảm học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường học, hỗ trợ sách vở cho học sinh; hỗ trợ xây nhà ở; triển khai thực hiện đầu tư xây dựng mới phục vụ dân sinh, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất (theo Chương trình 135); thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và 04 dự án nhân rộng mơ hình sản xuất.

+ Thực hiện chính sách dân tộc: Huyện đã tăng cường công tác tuyên

truyền về chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước trong vùng đồng bào DTTS; theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các chương trình, chính sách hiện hành tại vùng DTTS trên địa bàn huyện; quan tâm tổ chức thăm hỏi và tặng quà các buôn kết nghĩa, người có uy tín trong đồng bào DTTS các dịp lễ, Tết.

+ Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2020, tổng các tiêu chí xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn

huyện là 153/247 tiêu chí, tăng 22 tiêu chí so với năm 2019, bình qn mỗi xã đạt 11,8 tiêu chí/xã, trong đó xã Hịa Sơn đã đạt chuẩn Nông thôn mới.

2.1.2. Khái quát về Giáo dục tiểu học huyện Krông Bông

2.1.2.1. Quy mô phát triển giáo dục tiểu học

Theo số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Krông Bông, về quy mô phát triển GDTH giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, có thể thấy qua 03 năm, tính đến năm học 2020 - 2021: Số trường Tiểu học từ 23 trường năm học 2018 -2019 giảm còn 20 trường năm học 2020 - 2021. Tỷ lệ lớp học giảm mạnh nhất là năm học 2020 - 2021 giảm 5,3% so với các năm học trước. Số học sinh có khuynh hướng tăng qua các năm học, trong đó năm học 2020 - 2021 học sinh DTTS tăng 11,5% so với năm học 2018 - 2019. Đối với học sinh 6 tuổi vào lớp 1 tỷ lệ ra lớp hàng năm tương đối cao, riêng năm học 2020

- 2021 đạt 99,8%. Một trong những đặc điểm cấp Tiểu học của huyện Krông Bông là tỷ lệ học sinh DTTS tương đối cao: Năm học 2020 - 2021 số học sinh DTTS chiếm 58% tổng số học sinh tiểu học toàn huyện (Xem Bảng 2.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)