7. Kết cấu của luận văn
3.1. Phương hướng và yêu cầu phát triển đội ngũ giáoviên Tiểu học
3.1.1. Phương hướng phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học
3.1.1.1. Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục và tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên
- ĐNGV có vai trị rất quan trọng trong quá trình phát triển GD&ĐT. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã nhấn mạnh yêu cầu: Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tiếp tục đổi mới đồng bộ các mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp GD&ĐT theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, hướng đến phát triển con người một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của phát triển KT-XH, khoa học và cơng nghệ, thích ứng với công nghiệp lần thứ tư.
- Trong giai đoạn sắp tới, tiếp tục việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng giáo viên gắn với thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội “về đổi mới chương trình và sách và giáo khoa”.
3.1.1.2. Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính, chăm lo đào tạo và bồi dưỡng viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên
- Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần gắn với cải cách công vụ và kế hoạch nâng cao chất lượng công chức, viên chức nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 76/NQ-CP, ngày 15/7/2021 của Chính phủ “về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai
đoạn 2021 - 2030”. Trong đó, chú trọng thực hiện yêu cầu đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin; xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động; xây dựng được đội ngũ CBCCVC có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định... [26]
3.1.1.3. Quán triệt quan điểm chỉ đạo về giáo dục; về đào tạo, bồi dưỡng viên chức thể hiện trong các nghị quyết, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh Đắk Lắk và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Krông Bông lần thứ X
- Theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ngày 13/8/2021 về “Kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng và
an ninh tỉnh Đắk Lắk 5 năm giai đoạn 2021 - 2025”, trong lĩnh vực phát triển
giáo dục, Nghị quyết đã nêu rõ: cần xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện tốt Chương trình GDPT và sách giáo khoa mới; chăm lo đến giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII (nhiệm kì 2020 - 2025), ngày 30/11/2021 UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch 11768/KH-UBND “về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS
và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Trong đó đã nêu định hướng đào tạo, quy
hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ; bảo đảm tỷ lệ viên chức, người lao động người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS từng địa phương.
- Nghị quyết số 01-NQ/HU Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X của Huyện ủy Krông Bông ngày 20/8/2020 đã nêu rõ: Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường học, nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp; từng bước xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Thực hiện “Đề án sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ
sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 877/QĐ-UBND, ngày
19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, chất lượng dạy và học ở các cấp.
3.1.2. Yêu cầu chủ yếu của huyện Krông Bông về xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học
3.1.2.1. Xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thơng 2018
Thực hiện đồng bộ các trọng tâm phát triển quy mô GDTH của huyện Krông Bông đi đôi với đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. Trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, tồn huyện có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định mới.
3.1.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học phải gắn với quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục cũng như về quản lý viên chức
Sự phát triển của xã hội yêu cầu người dân có quyền tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công với chất lượng tốt nhất. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục nói chung và đội ngũ GVTH nói riêng là điều kiện cần thiết để đáp ứng mong muốn của xã hội.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025”; “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Lắk” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 28/12/2020.
Ngoài ra, cần thực hiện lồng ghép các yêu cầu vừa xây dựng phát triển kinh tế, vừa đảm bảo nguồn lực cho phát triển giáo dục nói chung. Trong đó, quan tâm gắn kết kế hoạch phát triển GDTH với việc tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Krông Bông.
Thực hiện công bằng trong giáo dục, quan tâm phát triển giáo dục các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng DTTS trong giai đoạn tới.
3.1.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học gắn với yêu cầu tăng cường dạy học trực tuyến để thích nghi với tình hình mới
Ứng phó trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang xảy ra, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ GVTH huyện Krông Bông là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Các cấp quản lý giáo dục quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về các kỹ năng cần thiết để tiến hành tốt việc dạy học trực tuyến nhằm thích ứng với tình hình mới.