2.4. Đánh giá thực trạng quản lý các doanhnghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường
2.4.1. Những kết quả đạt được
Một là, Chiến lược phát triển Giao thông vận tải ĐSVN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT ĐSVN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng cơng ty nói chung và 20 doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng nói riêng. Có thể nhận định, Chính phủ ln xác định rõ vị trí của đường sắt là ngành đặc thù có vai trị quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phịng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn, tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn. Từng bước đa dạng hóa nguồn lực trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, vận tải đường sắt; tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng các tuyến đường sắt; tiếp cận huy động nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện, kinh doanh đường sắt.
Hai là, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước được chú trọng xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động. Luật số 69/2014/QH13 và hệ thống các văn bản pháp luật góp phần nâng cao tính hiệu lực trong cơng tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DNNN; Phân định rõ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp; quy định cụ thể việc giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ba là, hệ thống văn bản quản lý nội bộ của Tổng công ty ĐSVN được xây
dựng và ban hành kịp thời nhằm đáp ứng các yêu cầu đề ra từ Chủ sở hữu về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp cổ phần. Quy chế quản lý người đại diện phần vốn được xây dựng, sửa đổi phù hợp theo tình hình thực tế và có tính bao qt tương đối tồn diện từ phương diện quy định về tiêu chuẩn người đại diện phần vốn, quy trình trao đổi thông tin, giám sát kiểm tra, đánh giá xếp loại. Ngoài ra, do đặc thù riêng của ngành, một số văn bản quản lý nội bộ khác đã gắn trách nhiệm của người đại diện phần vốn vào việc thực hiện các giải pháp, biện pháp đảm bảo an tồn chạy tàu, cơng tác thi đua khen thưởng, cơng tác đồn thể và tổ chức chính trị.
Bốn là, hoạt động xây dựng quy định quản lý nội bộ tại các doanh nghiệp
bảo trì kết cấu hạ tầng sau cổ phần hố được thực hiện nghiêm túc, cơ bản đáp ứng yêu cầu về quản lý. Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được thường xuyên cập nhật, sửa đổi, bổ sung và thông qua tại các phiên họp Hội đồng cổ đông; quy định xin ý kiến Tổng công ty ĐSVN với những dự án có tổng mức đầu tư, mua sắm trên 1 tỷ đồng đã từng bước được văn bản hoá tại một số doanh nghiệp. Hoạt động quản lý theo mơ hình quản lý mới từng bước được củng cố và chun mơn hố cao.
Năm là, bộ máy quản lý các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt được xây dựng và thể chế hố nhất qn, tập trung trong cơng tác quản lý, giám sát từ Tổng công ty ĐSVN, Người đại diện phần vốn góp, và các bộ phận quản lý, kiểm soát.