2.4. Đánh giá thực trạng quản lý các doanhnghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT đường sắt từ nguồn
ngân sách Nhà nước. Mặc dù Chính phủ đã xây dựng Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 v.v. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển KCHT đường sắt rất khó khăn, nên khơng có dự án mới nào được triển khai thực hiện, trong khi đầu tư cho ngành Đường sắt chiếm tỷ trọng thấp. Vốn huy động từ nhà đầu tư bên ngoài vào đường sắt rất hạn chế do mức đầu tư cao, thời gian hoàn vốn dài, khả năng sinh lời thấp và đặc biệt là cơ chế về quản lý, khai thác tài sản KCHT đường sắt do nhà nước đầu tư chưa rõ ràng. Do đó, các dự án đều kéo dài hoặc đình trệ, chưa có bước đột phá tạo đà cho bứt phá phát triển dẫn tới không đạt được mục tiêu, kế hoạch đã được phê duyệt tại Chiến lược phát triển. Khi các dự án được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sẽ một mặt nâng cao tỷ lệ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngồi cơng ích, mặt khác nguồn vốn SNKT hằng năm được tính đúng, tính đủ sẽ đóng góp cho sự tăng trưởng ổn định doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, qua đó, doanh thu, sản lượng hằng năm của các doanh nghiệp này sẽ tăng trưởng mạnh, hồn thành các chỉ tiêu tài chính, kế hoạch hằng năm do đại diện chủ sở hữu giao.
Thứ hai, cơ chế chính sách chưa thực sự phù hợp và đủ thơng thống để triển khai các quy định của pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt. Từ ngày 29/9/2018 trở về trước, Tổng công ty ĐSVN là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT nên hằng năm, Bộ GTVT giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho Tổng công ty ĐSVN để thực hiện cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Tuy nhiên, theo Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ, sau thời điểm này, Tổng cơng ty ĐSVN chuyển về Ủy
ban QLVNN nên việc giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho Tổng công ty ĐSVN được cho là không phù hợp quy định tại Điều 49 Luật Ngân sách Nhà nước và Điều 31, Nghị định 163/2016/NĐ-CP. Việc còn nhiều điểm chưa thống nhất dẫn đến việc giao nguồn và đặt hàng tại Tổng công ty ĐSVN bị chậm trong các năm 2020 và 2021, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của 20 doanh nghiệp bảo trì KCHT sau cổ phần hoá.
Thứ ba, nguồn lực của cơ quan đại diện chủ sở hữu còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật, rủi ro, yếu kém, thua lỗ tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm. Một số doanh nghiệp vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư, làm thất thoát tài sản của Nhà nước nhưng chậm được phát hiện và chủ động ngăn chặn. Đội ngũ lao động quản lý, người lao động của ngành đường sắt thực hiện tổ chức SXKD trong mơ hình tổ chức tập trung, bao cấp, điều hành theo mệnh lệnh hành chính trong một thời gian dài nên việc chuyển đổi tức thì sang mơ hình doanh nghiệp cổ phần đã dẫn đến sự lúng túng, thiếu bao quát trong công tác quản lý điều hành của người đại diện phần vốn.
Thứ tư, hoạt động giám sát kiểm tra, đánh giá xếp loại người đại diện phần
vốn góp tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt cịn tồn tại hạn chế; tần suất thanh tra kiểm tra còn chưa kịp thời do đặc điểm trải rộng, trải dài của ngành. Ngoài ra, hoạt động tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng ban hành các văn bản quản lý nội bộ áp dụng đối các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hố nhằm tn thủ quy định pháp luật, đặc biệt là doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty mẹ cũng như chính các doanh nghiệp này.
Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế cịn tồn tại trên có sự hiện diện của các nhân tố ảnh hưởng bên ngồi và bên trong, tuy nhiên, nhóm nhân tố bên trong liên quan đến cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đóng vai trị là tác nhân chính. Đối với nhóm nhân tố bên ngoài, mặc dù hệ thống luật pháp và khung khổ pháp lý đã xác định được rõ vai trị của lĩnh vực giao thơng vận tải đường sắt, và đã cụ thể hoá trong Quy hoạch tổng thể, Chiến lược phát triển giao
thông vận tải đường sắt, nhưng việc tổ chức thực hiện của Chính phủ khơng đạt được kế hoạch đề ra, tác động trực tiếp đến hoạt động của Tổng cơng ty ĐSVN nói chung và các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nói riêng. Về nhóm nhân tố bên trong, năng lực quản lý đặc biệt là quản trị tài chính của người đại diện phần vốn cịn nhiều hạn chế nên việc chuyển đổi đột ngột sang mơ hình doanh nghiệp cổ phần là tác nhân ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xây dựng và thực thi hệ thống văn bản phục vụ trực tiếp hoạt động quản lý các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, tuân thủ quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật về quản lý vốn đầu từ của nhà nước tại doanh nghiệp đóng vai trị là nhân tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả quản lý. Ở đây, mặc dù Tổng công ty ĐSVN đã xây dựng quy định về quản lý người đại diện phần vốn, quy chế đánh giá, xếp loại hoạt động, tuy nhiên, việc ban hành vẫn cịn có độ trễ, chưa thực sự kịp thời; hoạt động giám sát còn hạn chế do thiếu nguồn lực, đặc thù phân tán của các doanh nghiệp bảo trì KCHT.
Tiểu kết Chương 2
Sau khi hồn thành Đề án Tái cơ cấu Tổng cơng ty ĐSVN giai đoạn 2011- 2015 theo Quyết định 198/QĐ- TTg ngày 21/01/2013, Tổng cơng ty ĐSVN hoạt động mơ hình cơng ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ là cơng ty Nhà nước có nhiệm vụ khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức điều hành hệ thống giao thông vận tải đường sắt. Các cơng ty con là các doanh nghiệp hạch tốn độc lập có mối quan hệ mật thiết với công ty mẹ về vốn, công nghệ và thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt và các lĩnh vực khác liên quan theo quy định của pháp luật.
Hoạt động quản lý doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hố tại Tổng công ty ĐSVN được thực hiện song song với quá trình chuyển đổi và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhìn chung chỉ tiêu kinh tế của phần lớn các cơng ty cổ phần bảo trì KCHT đều có sự ổn định và tăng trưởng, trong đó sản lượng đạt 15.332,20 tỷ đồng tăng trưởng bình quân 6,2%/năm so với cùng kỳ, doanh thu 13.659,30 tỷ đồng tăng trưởng bình quân 5,8%/năm so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 820,70 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, 20 doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt cịn gặp những khó khăn nhất định từ thời điểm hoạt động theo mơ hình mới như công tác xây dựng các văn bản quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp còn thiếu hoặc chưa kịp thời; công tác quản lý, quản trị tài chính tại một số doanh nghiệp cịn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thất thoát tài sản, rủi ro thanh khoản trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hoạt động giám sát, kiểm tra đã được thực hiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra về chấp hành quy định pháp luật và quản lý hiệu quả phần vốn nhà nước v.v.
Việc xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong Chương 2 là cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hố tại Tổng công ty ĐSVN trong Chương 3 của Luận văn.
CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM