Định giá sản phẩm chuyển nhượng.

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán quản trị (Trang 79 - 81)

a. Khái niệm giá sản phẩm chuyển nhượng:

Giá sản phẩm chuyển nhượng thực chất là giá bán sản phẩm nội bộ. Đây chính là giá bán sản phẩm giữa các đơn vị thành viên trong một doanh nghiệp hoặc giữa đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên trong một doanh nghiệp.

Tuy mục đích chính là chuyển giao sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp nhưng khi định giá sản phẩm chuyển nhượng phải đảm bảo:

- Bù đắp chi phí thực hiện sản phẩm.

- Đảm bảo lợi ích chung của toàn doanh nghiệp.

- Kích thích các bộ phận phấn đấu tiết kiệm chi phí và tăng cường trách nhiệm với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

Tuesday, April 12, 2011

b. Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo chi phí thực hiện:

Giá SP chuyển nhượng = Chi phí thực hiện SP.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, dễ hiểu. Nhược điểm:

- Có thể dẫn đến những quyết định sai lầm vì mô hình định giá này không chỉ rõ khi nào nên chuyển nhượng và nó ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của toàn doanh nghiệp như thế nào.

- Không khuyến khích các bộ phận sản xuất kiểm soát chi phí tốt hơn vì tất cả các chi phí phát sinh cho dù tiết kiệm hay lãng phí đều được chuyển cho bộ phận sử dụng sản phẩm chuyển nhượng gánh chịu.

- Chỉ có bộ phận tiêu thụ sản phẩm cuối cùng mới xác định lãi lỗ dẫn đến dễ nhầm lẫn rằng chỉ có bộ phận này mới quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bài giảng Kế toán quản trị

- Việc đánh giá trách nhiệm bằng các chỉ tiêu ROI, RI ở các bộ phận gặp khó khăn và đôi khi không thể thực hiện được.

c. Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường:

- Mô hình chung:

Phân bổ SDĐP của SP bán ra ngoài bị thiệt hại + Biến phí đơn vị = Giá chuyển nhượng - Điều kiện áp dụng:

+ Bộ phận mua phải mua sản phẩm của bộ phận bán nếu bộ phận bán đáp ứng được tất cả các điều kiện giá cả, chất lượng và muốn bán nội bộ.

+ Bộ phận mua có quyền từ chối nếu bộ phận bán không đáp ứng được các điều kiện giá cả, chất lượng.

Tuesday, April 12, 2011

d. Định giá sản phẩm chuyển nhượng thông qua thương lượng.

- Mô hình chung:

Phân bổ SDĐP của SP bán ra ngoài bị thiệt hại + Biến phí đơn vị = Giá chuyển nhượng - Điều kiện áp dụng:

+ Bộ phận mua không thể tìm thấy sản phẩm tương tự của bộ phận bán ở ngoài thị trường.

+ Bộ phận bán không thể bán được ra ngoài thị trường sản phẩm, dịch vụ sản xuất theo yêu cầu của bộ phận mua.

+ Không tồn tại giá thị trường của sản phẩm chuyển nhượng.

Bài giảng Kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán quản trị (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)