Định hƣớng chính sách phát triển cơng nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 76 - 77)

Việc triển khai chính sách khuyến cơng đã động viên và huy động đƣợc các nguồn lực trong nƣớc tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tƣ sản xuất CN - TTCN, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển CN-TTCN; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nơng thơn mới. Các nội dung của hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở CNNT có hƣớng đầu tƣ đúng, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng; đƣa giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của cả nƣớc ngày càng tăng mạnh.

Trƣớc xu thế, bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu với những cơ hội và thách thức đan xen, để tiếp tục góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNNT, Bộ Công thƣơng đang tham mƣu trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình Khuyến cơng quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 với định hƣớng phát triển phù hợp với yêu cầu của tình hình mới:

Thứ nhất, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với quy

hoạch các vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của vùng miền, địa phƣơng; gắn sản xuất với sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ hai, hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, mạng sản xuất,

chuỗi giá trị cơng nghiệp; phát triển các cụm cơng nghiệp, góp phần phân bố công nghiệp hợp lý tại các khu vực trên cả nƣớc. Tập trung hỗ trợ các hợp tác

xã, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đƣợc chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Thứ ba, hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm ngành nghề sản xuất các sản

phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của quốc gia, vùng, địa phƣơng. Tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp chế biến sâu, có hàm lƣợng cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng cao của các sản phẩm nông lâm thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH.

Thứ tư, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở CNNT thuận

lợi trong tiếp cận và tận dụng các cơ hội từ quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng suất chất lƣợng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)