1.2. Quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy
Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách
về cai nghiện ma túy.
Để quản lý vĩ mô công tác cai nghiện ma túy nhà nước cần xây dựng chiến lược dài hạn. Chiến lược được thể hiện các nội dung chính như: tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, trọng điểm ưu tiên và biện pháp của chiến lược, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn, chính sách về tài chính, tạo nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý công tác cai nghiện phục hồi.
Thực tế ở nước ta nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật, vạch ra những định hướng chiến lược cho công tác cai nghiện ma túy giai đoạn 2016-2020. Trong đó, xác định rõ những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất là: Nâng cao nhận thức của các cấp ngành và quần chúng nhân dân về tác hại của ma túy, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong việc tham gia phòng chống ma túy, góp phần ổn định an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội; tổ chức các
hình thức cai nghiện ma túy bắt buộc, cai nghiện tại gia đình và quản lý sau cai.
Song song với việc xây dựng chiến lược phải xác định rõ kế hoạch hành động của tất cả các ngành, các cấp trong việc phối hợp thực hiện công tác cai nghiện phục hồi gắn với mục tiêu giữ gìn an ninh trật tự. Chiến lược này phải thiết thực, khả thi, chú trọng nhiều đến giải pháp thực hiện.
Thứ hai, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cai nghiện ma túy; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy.
Pháp luật không chỉ là cơng cụ quản lý mà cịn là cầu nối giữa Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý với các cá nhân, tổ chức trong hoạt động cai nghiện phục hồi. Nên một trong những đòi hỏi quan trọng của quản lý công tác cai nghiện ma túy là nhà nước phải ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các chủ thể trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật đó.
Việc đấu tranh phòng, chống ma túy ở Việt Nam là một mặt trận khốc liệt, được cả xã hội quan tâm. Quốc hội đã thơng qua Luật Phịng, chống ma túy năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, ban hành được nhiều văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về phòng, chống ma túy và đã thành lập Ủy ban Quốc gia về phịng, chống ma túy do một Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo. Trong những năm qua, nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, sự hưởng ứng, tham gia của nhân dân và sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, việc phòng, chống ma túy tại Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan có trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện pháp luật về cai nghiện ma túy. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Bộ và các cơ quan quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy tổ chức tuyên truyền hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định pháp luật về cai nghiện phục hồi, duy trì thanh tra, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động quản lý công tác cai nghiện ma túy diễn ra đúng pháp luật.
Công tác tổ chức bộ máy bao gồm những hoạt động như: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các cơ quan và bộ phận trong quản lý, công tác cán bộ, công chức quản lý công tác cái nghiện ma túy.
Thứ ba, quản lý công tác cai nghiện phục hồi và giải quyết sau cai nghiện ma túy.
Tổ chức cơng tác phịng chống ma túy. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống TNMT và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm để xây dựng các đề án phòng chống ma túy.
Tổ chức công tác tuyên truyền vận động. Giáo dục, tuyên truyền là quá trình tác động đến các mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể quản lý và các khách thể quản lý, giữa các thành viên trong quan hệ quản lý giáo dục, dưới tác động của sự quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra phù hợp với từng giai đoạn của sự phát triển xã hội.
Tổ chức phát hiện người nghiện ma túy. Việc tổ chức thực hiện ra người nghiện ma túy có vai trị và ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nó là cơ sở để các cơ quan chức năng nắm bắt và khoanh vùng các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn, từ đó có giải pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả quản lý cao nhất. Thực tế, để tổ chức phát hiện ra người nghiện ma túy,chúng ta cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:
Xây dựng mạng lưới rộng khắp: dưới sự chủ trì của ngành Cơng an, Tư pháp, các đoàn thể nhân dân duy trì các hoạt động tự quản an ninh trật tự, thông các hoạt động của hội đồng tự quản, tổ hòa giải, tổ tuần tra, tổ an ninh nhân dân...Đây là việc làm cụ thể của các cơ quan chức năng địa phương để thành lập các tổ chức điều tra tạo ra mạng lưới rộng khắp ở cộng đồng để cùng chung tay phát hiện ra người nghiện.
Vận động các cá nhân người nghiện tự khai báo: đây là công tác quan tọng nhất, bởi vì bản thân người nghiện là người biết rõ nhất về quá tình nghiện ma túy của mình. Vì vậy, cơng tác giáo dục tuyên truyền để vận động người nghiện tự nguyện khai báo với chính quyền có vai trị vơ cùng quan trọng.
Vận động gia đình thơng báo: chúng ta cần đi sâu việc tìm hiểu hồn cảnh từng đối tượng và từng gia đình để từ đó nắm bắt được tình hình và có chương
trình vận động tuyên truyền các gia đình có người nghiện ma túy phối hợp thơng báo với chính quyền địa phương.
Thứ tư, hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy
Hợp tác quốc tế về công tác cai nghiện ma túy là cách tốt nhất để Việt Nam trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các quốc gia tiên tiến. Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế theo hướng đa dạng hóa đối tác và hình thức hợp tác, tranh thủ sự trợ giúp các nước, các tổ chức quốc tế giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực cai nghiện ma túy.
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cai nghiện ma túy, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cai nghiện ma túy.
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động có ý nghĩa rất quan tọng trong quản lý công tác cai nghiện ma túy. Hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện bởi chính các chủ thể quản lý hoặc bởi các chuyên viên, tổ chức chuyên làm công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó, đặc biệt là vai trị của thanh tra chuyên ngành. Thanh tra công tác quản lý cai nghiện ma túy có nhiệm vụ: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cai nghiện ma túy.